Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 100)

Dựa trên các nguyên tắc đề xuất biện pháp cũng như trong thực tế quản lý, không có biện pháp nào là vạn năng, các nhà quản lý thường sử dụng cách thức phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Các biện pháp quản lý ĐNGV trường ĐH QTBH đề xuất ở trên, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, tác động vào từng khâu trong quá trình quản lý ĐNGV. Sự phân chia bốn giải pháp như trên chỉ là tương đối bởi vì các giải pháp ấy liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối và tác động lên nhau. Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để thực hiện. Biện pháp này sẽ tạo ra tiền đề để thực hiện biện pháp kia, hoặc bổ sung để khắc phục nhược điểm cho nhau. Cho nên chúng không thể thực hiện một cách riêng rẽ, rời rạc, mà cần phải thực hiện một cách hệ thống và đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy tác dụng tổng hợp của các biện pháp, thực thi tốt nhiệm vụ, công việc mình đảm nhận. Điều này giúp cho các nhà quản lý giáo dục phát huy được sức mạnh tổng hợp. Mối quan hệ giữa các nhóm giải pháp được thể hiện:

- Mỗi giải pháp là một hoạt động cụ thể của hoạt động quản lý, là một cách để thực hiện chức năng quản lý của người hiệu trưởng.

- Các giải pháp đều tập trung vào mục tiêu phát triển ĐNGV của trường Đại học Quốc tế Bắc Hà; đó là mục tiêu về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

93

- Các giải pháp này luôn chi phối lẫn nhau, tác động lẫn nhau và quy định tính khả thi cho nhau.

Sử dụng đồng bộ các giải pháp trên, kết hợp với việc huy động các nguồn lực cần thiết sự chính là sự phối hợp tốt cả ngoại lực và nội lực, sẽ làm cho đội ngũ có đủ sức mạnh để vận động và phát triển, cho phép chúng ta giải quyết được những vấn đề đã đặt ra là xây dựng đội ngũ GV đảm bảo yêu cầu về mọi mặt, phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học. 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả chưa thể triển khai thực nghiệm các biện pháp đề xuất. Để khảo sát về mặt nhận thức đối với tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất, chúng tôi đã dùng phương pháp chuyên gia bằng cách gửi phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và GV của trường ĐH QTBH.

Sau khi gửi phiếu hỏi đến từng người, chúng tôi có giải thích các câu hỏi và hướng dẫn người được hỏi cách trả lời; chúng tôi đã thu về các phiếu và lựa chọn lấy các phiếu có đầy đủ các câu trả lời theo yêu cầu của bảng câu hỏi.

Để phân tích kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã mã hóa thang điểm từ 1 đến 3 tương đương với 3 mức độ để đánh giá: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết; rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.

Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là : 130 phiếu Số phiếu thu về, hợp lệ : 110 phiếu

94

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

Biện pháp

Mức độ cần thiết(%)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

SL % SL % SL % 110 110 110 Biện pháp 1 34 30.91 74 67.27 2 1.82 Biện pháp 2 28 25.45 82 74.55 0 0 Biện pháp 3 93 84.54 17 15.46 0 0 Biện pháp 4 9 8.18 64 58.18 37 33.64

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Biện pháp Mức độ khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 110 110 110 110 Biện pháp 1 3 2.73 84 76.36 18 16.36 5 4.54 Biện pháp 2 34 30.91 73 66.36 3 2.73 0 Biện pháp 3 4 3.64 91 82.73 10 8.18 5.45 Biện pháp 4 0 0 89 80.91 14 12.73 7 6.36

Qua tổng hợp và xử lý số liệu, kết qua cho thấy đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Như vậy, các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai trong thực tế.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý ĐNGV theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV.

95

thiết và khả thi dựa vào phương pháp thăm dò ý kiến và tổng kết kinh nghiệm. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 4 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi với tỷ lệ rất cao. Những biện pháp phát triển trên khi được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc phát triển ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.

Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đồng thời bản thân tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để đạt được kết quả như mong đợi.

96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trước yêu cầu phát triển GD&ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất thì việc xây dựng và phát triển ĐNGV là điều quan trọng bởi lẽ “Nhà giáo đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo”.

Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng ĐNGV, công tác quản lý ĐNGV của trường ĐHQTBH trong thời gian từ 2010 đến nay. Công tác phát triển ĐNGV của trường trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, do còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch và hệ thống, tồn tại nhiều điểm hạn chế, bất cập như: công tác tuyển dụng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, thiếu về số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn chưa đảm bảo...

Dựa trên việc nghiên cứu lý luận một số vấn đề về quản lý và quản lý đội ĐNGV, trên cơ sở cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra bằng việc đề xuất 4 biện pháp quản lý ĐNGV Trường ĐH QTBH trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng như định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Hội đồng quản trị

- Thực tế thu nhập của giảng viên và cán bộ công nhân viên còn thấp, không đủ chi trả cuộc sống. Vì vậy, Hội đồng quản trị cần có chính sách về tiền lương, thưởng hợp lý có tính đến sự lạm phát có như vậy người lao động họ mới yên tâm làm việc và gắn bó với trường.

- Bên cạnh chính sách tiền lương, thưởng Hội đồng quản trị cũng phải chú trọng đến đời sống tinh thần của các giảng viên, nhân viên bằng hình

97

thức tăng cường tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát,…tạo điều kiện cho GV thấy an tâm về công việc, thực sự ổn định và có hướng phát triển trong tương lai.

- Mặt khác để có một môi trường làm việc tốt thì phải cải tiến các trang thiết bị, phòng làm việc cho các cán bộ. Và thường xuyên cử các giảng viên, cán bộ công nhân viên tham gia các lớp học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và cách quản lý nguồn nhân lực sao cho ngày càng hiệu quả hơn.

- Có chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ được cử học và tham gia các lớp tập huấn. 2.2. Đối với Hiệu trưởng

- Thực hiện phân cấp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên cho Trưởng các khoa, tổ trưởng tổ bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐNGV.

- Chú ý công tác phân công công tác hợp lý cho ĐNGV.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên; tổ chức các hoạt động giúp cho cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường hiểu rõ công tác đánh giá, đảm bảo hoạt động đánh giá đối với mỗi thành viên trong nhà trường đạt kết quả cao nhất.

- Tổ chức giao lưu, học hỏi giữa các trường trong và ngoài tỉnh về các biện pháp quản lý ĐNGV.

- Đặc biệt rất mong nhà trường tạo điều kiện thực hiện những biện pháp đã được trình bày trong luận văn.

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (2002), Mối quan hệ Kinh tế - Giáo dục trong quá trình phát triển cộng động. Bài giảng cho lớp Cao học quản lý giáo dục

2. Nguyễn Khắc Bình (2007), Giáo dục Việt Nam: Hiện tại và Định hướng phát triển. Nxb Viện nghiên cứu giáo dục quốc gia Hàn Quốc, Hàn Quốc.

3. Nguyễn Khắc Bình (2012), "Đội ngũ giảng viên-nhân tố quyết định chất

lượng đào tạo trong giáo dục đại học", Tạp chí Tâm lý học (2), tr. 11-16.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.

5. Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020 (2012), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Chỉ thị 18 (2001), ngày 27/8/2001 của Thủ tướng chính phủ “Một số biện

pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân”.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Anh Đào (2013), Quản lý đội ngũ giảng viên các trường ĐHTT ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sỹ Quản lý

giáo dục, Đại học Giáo Dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Đào (2010), "Một số giải pháp đào tạo và phát triển đội

ngũ giảng viên ở các trường tư thục tại Việt Nam", Tạp chí Quản lý kinh tế (34), tr. 53-58.

10. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo

99

dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2009 (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 09/QĐ - TTg ngày

11/01, về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010.

19. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 58/QĐ - TTg ngày

22/09, về việc ban hành "Điều lệ trường đại học".

20. Mạc Văn Trang (2002), Quản lý nhân lực. Đề cương bài giảng cho

lớp Cao học quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. 21. Nguyễn Kỷ Trung (2008), Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ

giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn

Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Đại học Sư Phạm TP HCM, TP Hồ Chí Minh. 22. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Hà Nội - Đà Nẵng.

Tiếng Anh

23. Laura Chirot, Ben Wilkinson (2000), "Threats and Prospects: Higher Education in Developing Countries", New School, Harvard University. 24. "Higher Education Governance in Europe. Policies, structures,

funding and academic staff", Eurydice, 2008.

25. "Levels of autonomy and responsibilities of teachers in Europe", Eurydice, 2008.

26. "Teachers' and School Heads' Salaries and Allowances in Europe", Eurydice, 2012

100

Phụ lục I:

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho giảng viên các Khoa, Tổ bộ môn)

Phần 1. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên: ...

2. Ngày tháng năm sinh: ... Giới tính: Nam Nữ 3. Mức thu nhập bình quân hàng tháng hiện nay (lương, phụ cấp, giảng dạy…): ...

4. Ngạch viên chức: ... Thâm niên công tác (năm) ...

5. Ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ...

6. Ngày vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ... Ngày chính thức ...

Phần 2. Đơn vị công tác hiện nay (Phòng/Khoa hoặc tương đương): Thuộc tổ bộ môn (nếu có): ...

Chức vụ (nếu có): ... Phần 3. Trình độ

1. Chuyên môn

Trình độ Chuyên ngành Năm TN Trường TN Ghi chú 1 Đại học

Thạc sĩ Tiến sĩ

1

nếu đang đi học thì ghi vào cột này thời gian bắt đầu học và dự kiến kết thúc

101 2. Ngoại ngữ: Ngoại ngữ gì ? Trình độ A Trình độ B Trình độ C Khác 2 2 ghi rõ trình độ (vd: Cử nhân, Thạc sĩ…) 3. Tin học: Trình độ A Trình độ B Khác 3 3 ghi rõ trình độ (vd: Cử nhân, Thạc sĩ…) 4. Trình độ lý luận:

Trình độ cao cấp Trình độ trung cấp Trình độ sơ cấp

Phần 4. Khen thưởng

Tháng, năm Nội dung và hình thức khen Cấp quyết định

Phần 5: Câu hỏi

1. Về công tác tuyển dụng:

a. Anh/chị được tuyển dụng vào Trường công tác từ năm nào?

………... ...

102

Sinh viên được giữ lại Xin về trường Chuyển công

b. Quy trình, tiêu chí tuyển dụng của Trường rõ ràng, minh bạch?

Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý

Ý kiến

c. Anh/chị có góp ý gì đối với công tác tuyển dụng của Trường hiện nay?

...

...

...

...

2. Về phân công công tác: a. Công việc anh/chị đang đảm trách? ...

...

... b. Việc phân công công việc tại đơn vị (khoa, phòng, ban…) hợp lý?

Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến

c. Công việc luôn thực hiện theo đúng kế hoạch của đơn vị?

Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến

d. Công tác tổ chức tại đơn vị rất tốt, giúp anh/chị hoàn thành nhiệm vụ được giao?

Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến

e. Đơn vị có sự chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ? Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý

103 Ý kiến

f. Việc thực hiện nhiệm vụ luôn có sự kiểm tra, đánh giá của đơn vị? Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến

g. Anh/chị có góp ý gì đối với việc phân công nhiệm vụ của đơn vị hiện nay?

...

...

3. Về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn a. Nhà trường, đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ? Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến b. Chế độ, chính sách của Trường hiện nay đối với viên chức được cử đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn hợp lý? Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Ý kiến c. Anh/chị đã gặp khó khăn gì khi thực hiện quy định trên của Trường? Theo anh/chị nên quy định thế nào? ...

...

...

...

104

d. Anh /chị có nguyện vọng được học chuyên môn, nghiệp vụ? Trình độ 1. Chuyên môn gì? Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Đại học bằng 2 Thạc sĩ Tiến sĩ Đại học bằng 2 Thạc sĩ Tiến sĩ 2. Tin học: A B Cử nhân 3. Ngoại ngữ (tiếng gì?) A B C Cử nhân A B C Cử nhân

e. Anh/chị có góp ý gì đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức trẻ của Trường?

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)