nghiên cứu khoa học của giảng viên
Kiểm tra, đánh giá là một trong các chức năng của quản lý Nhà trường. Kết quả của công tác này sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc đánh giá ĐNGV được chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng, bố trí,
90
sắp xếp, sử dụng và phát huy năng lực của giảng viên.
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường có hiểu biết đầy đủ về ĐNGV, thấy được những mặt tích cực hoặc phát hiện những biểu hiện vi phạm quy chế, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục. Từ đó, tăng cường trách nhiệm, tăng cường hợp tác của giảng viên, làm cơ sở để đề ra chính sách phù hợp cho nhà trường trong công cuộc đổi mới giáo dục.
- Giúp bộ môn, khoa, nhà trường có cơ sở khoa học để phân loại đội ngũ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hoặc điều động, thuyên chuyển, giải quyết chế độ đối với giảng viên không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.
- Giúp giảng viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó khơi dậy khả năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những điểm còn hạn chế, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích giảng viên phát huy mặt tốt, ưu điểm xác định phương hướng phấn đấu vươn lên, vừa hoàn thiện bản thân, vừa đáp ứng yêu cầu của Nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
- Việc đánh giá giảng viên phải được tiến hành hàng năm trên cơ sở giao việc rõ ràng, cụ thể từ đầu năm học. Việc thu thập thông tin phản hồi sẽ làm căn cứ để đánh giá, phân loại giảng viên, đồng thời giúp xây dựng chiến lược phát triển năng lực đội ngũ giảng viên của Trường trong tương lai.
- Tiêu chí đánh giá: mức độ thực hiện các công việc được giao, mức độ đạt được mục tiêu dạy học, mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học, sự thu hút đối với người học…
- Nội dung đánh giá bao gồm: chất lượng bài giảng, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm (phương pháp giảng dạy, khả năng trình bày, phương pháp kiểm tra đánh giá người học…); Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn (chương trình, nội dung, giảng dạy trên lớp; công
91
tác chuẩn bị giáo án; việc kiểm tra, đánh giá, chấm điểm; việc sử dụng thiết bị dạy học; việc ra, vào lớp; việc xây dựng sử dụng hồ sơ chuyên môn…); Kiểm tra kết quả tham gia nghiên cứu khoa học của GV (số lượng các công trình nghiên cứu, số lượng các bài báo, bài viết trên tạp chí khoa học, đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu, mức độ tham gia các hội nghị khoa học, hội thảo..v.v. Ngoài ra, cần phải kiểm tra, đánh giá được việc tham gia các công tác khác của giảng viên như: Công tác nghiên cứu khoa học, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội, công tác đoàn thể.
- Người tham gia đánh giá: sinh viên tham gia học, giảng viên trong cùng bộ môn, khoa, cán bộ quản lý, Ban Thanh tra giáo dục Trường.
- Phương pháp thu thập thông tin đánh giá: phiếu điều tra, phỏng vấn, thư góp ý, dự giờ… Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục của giảng viên thể hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên; kiểm tra định kỳ; thi lên lớp, thi tốt nghiệp… Từ đó có thể nắm được năng lực, trình độ của giảng viên.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng uỷ quyền xây dựng kế hoạch và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của ĐNGV cho Trung tâm đảm bảo chất lượng và thanh tra giáo dục. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giảng viên được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ GD&ĐT, quy định của nhà trường. - Triển khai kế hoạch đến các đơn vị khoa, bộ môn trong trường để các đơn vị, cá nhân nắm được nội dung, thời gian kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.
- Trung tâm đảm bảo chất lượng và thanh tra giáo dục trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì cùng các khoa, bộ môn tiến hành triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ báo cáo Hiệu trưởng. Ngoài ra, các khoa, bộ môn phải có kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá, phân loại đơn vị mình .
- Việc kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy giảng viên có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất thông qua các hoạt động:
92 thi đua của Trường.
+ Thông qua các bộ phận chức năng bằng ghi chép, sổ sách.
+ Thông qua nhận xét của các đồng nghiệp, ý kiến của học sinh sinh viên - Kết thúc đợt kiểm tra, Trung tâm đảm bảo chất lượng và thanh tra giáo dục phải tổ chức rút kinh nghiệm, có nhận xét, đánh giá, kết luận, phân loại đối với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời làm tốt công tác khen thưởng để động viên, khuyến khích kịp thời những giảng viên có nhiều thành tích trong giảng dạy, NCKH... Mặt khác cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý đối với những giảng viên không đạt yêu cầu.