8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Những yêu cầu mới về dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới nhiều thay đổi rất nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu hướng tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong giáo dục, đã tạo ra những điều kiện để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp giáo dục, thực hiện một nền giáo dục mở, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, thích ứng với nhu cầu của từng người học.
Trước thực tế đó, xã hội và sự nghiệp giáo dục ngày nay đòi hỏi cao đối với người giáo viên vì dân trí càng cao, người thầy càng phải giỏi toàn diện. Giáo viên hiện nay trước hết phải có nhận thức xã hội sâu sắc, có những giá trị nhân cách, có lối sống lành mạnh, có năng lực đầy đủ, có trí tuệ, thẩm mỹ, có sức khoẻ để đảm nhận trách nhiệm mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình, người giáo viên phải có năng lực nghề nghiệp ( năng lực dạy học, năng lực giáo dục ) đầy đủ như :
Phải có tri thức về chuyên môn nghiệp vụ : Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học, nắm vững hệ thống và xuyên suốt chương trình môn học...
Biết tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gây hứng thú và kích thích tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biết khai thác và sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại: biết ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết khai thác mạng internet...
Biết xây dựng, sử dụng, quản lý hồ sơ dạy học có hiệu quả, sáng tạo và khoa học.
Sử dụng sáng tạo, linh hoạt sáng tạo các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác từ đó biết tự điều chỉnh hoạt động dạy học của mình.
Biết ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy, tạo được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.
Có kỹ năng - kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.
Có khả năng tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật , bổ sung kiến thức và kỹ năng mới, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm [7].
1.3.2. Các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 (Xem phụ lục số 1)
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những quy định chung; gồm 3 điều về: phạm vì điều chỉnh, mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp và giải thích một số từ ngữ.
Chương 2: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học bao gồm 6 điều nêu rõ 6 tiêu chuẩn: Về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực tìm hiểu đối tượng và mục tiêu giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực hoạt động công tác xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp (Trong mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1: Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ
3. Năng lực dạy học 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
9. Đảm bảo kiến thức môn học 10. Đảm bảo chương trình môn học 11. Vận dụng các phương pháp dạy học. 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 13. Xây dựng môi trường học tập 14. Quản lý hồ sơ dạy học
15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.4. Nội dung tự bồi dƣỡng năng lực của giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học đã nêu việc tự bồi dưỡng giáo viên về năng lực dạy học phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo chuẩn, cụ thể:
Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học:
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng h .
Tiêu chí 15 , đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng luôn gắn bó mật thiết với nhau. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng thuộc về quản lý các cấp: Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, nhà trường. Còn tự bồi dưỡng là do mỗi giáo viên chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, dựa trên kế hoạch bồi dưỡng của các cấp quản lý. Người Hiệu trưởng có vai trò trên cơ sở các kế hoạch của cấp trên, kết hợp với kế hoạch của giáo viên để xây dựng kế hoạch cụ thể xác định nội dung cụ thể đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra theo kế hoạch.
Trong tâm lí học, năng lực chia thành nhiêu loại khác nhau. Nhưng năng lực bảo đảm thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọi là năng lực nghề nghiệp. Có bao nhiêu nhiêu loại nghề thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề nghiệp. Dạy học/giáo dục là một nghề. Giáo viên làm nghề dạy học cho nên có khái niệm năng lực giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Eric Thesourus cho rằng, năng lực giáo viên có kiến thức sâu sắc và các kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trò của người giáo viên. Một giáo viên có năng lực là biết tổ chức hoạt động của nhóm học sinh, quan tâm đến sự tiến bộ của các em. Tổ chức hoạt động học tập hướng đến mục tiêu đặt ra; biết đào tạo sâu một nội dung; biết giao tiếp với đồng nghiệp, biết đặt câu hỏi với việc mình làm và biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân [Dẫn theo1, tr.18-19.].
Mặc dù người giáo viên có thể rất nhân hậu, gần gũi và chăm lo cho học sinh của mình nhưng đó không thể là những yếu tố duy nhất đảm bảo cho sự thành công nếu họ không có kiến thức sâu về môn mình dạy cũng như các kiến thức chung. Ngược lại, một GV có thể là một con người uyên bác, có kiến thức khoa học sâu rộng nhưng lại thiếu các tố chất cần thiết của một con người thì cũng rất khó có thể thành công trong sự nghiệp của mình. Vì thế, người giáo viên phải luôn có và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình cụ thể là:
(1) Nắm được kiến thức thuộc bộ môn mình dạy;
(2) Hiểu được những nguyên tắc cơ bản về sự trưởng thành và phát triển của HS;
(3) Có kiến thức chung tốt;
(4) Có phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả (5) Có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp;
(6) Sẵn sàng chấp nhận sự điều chỉnh để bài giảng của mình phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế;
(7) Dũng cảm đấu tranh để đạt đến chuẩn mực.
Như vậy, năng lực của giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục các nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.5. Quản lý hoạt động tự bồi dƣỡng năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông
15.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên giáo viên
Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý. Do đó trước hết phải thiết kế kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên để xác định mục đích, mục tiêu (phương hướng) của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai, từ đó xác định con đường, biện pháp và cách thức để đạt được mục đích, mục tiêu đó.
Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, người CBQL trường học cần thực hiện các nội dung sau:
Xây dựng kế hoạch chung, ở đây bao gồm cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn: có kế hoạch dài hạn cho từ 3 đến 5 năm, đồng thời phải có kế hoạch theo từng học kỳ và từng năm học, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:
- Đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của giáo viên, đặc biệt quan tâm đến năng lực dạy học còn thiếu, còn yếu của giáo viên.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về những điều còn thiều còn yếu.
- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.
Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên:
Khi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên cần chú ý tới các kế hoạch chỉ đạo của Bộ, của Sở, trường những yêu cầu đặt ra của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của trường, xác định các nguồn lực của trường để kế hoạch có tính chắc chắn và khả thi. Từ đó sẽ quyết định những hoạt động cần thiết để việc tự bồi dưỡng đạt hiệu quả mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi xây dựng kế hoạch cần xác định rõ:
- Đối tượng tham gia tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên. - Nội dung cần tự bồi dưỡng cho CBGV tham gia
- Mục tiêu của hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên. - Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
- Thời gian thực hiện: Trong hè hoặc các nhà trường có thể bố trí để giáo viên được luân phiên tham gia bồi dưỡng trong thời gian của năm học.
Tóm lại, muốn nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên phải kết hợp đồng thời cả hai việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đó là hai mặt của một vấn đề, vì vậy cần thực hiện một cách đồng thời. Vì nếu chỉ quan tâm đên bồi dưỡng mà không chú trọng tự bồi dưỡng thì đến một lúc nào đó những kiến thức, kĩ năng được bồi dưỡng sẽ không còn phù hợp. Hơn nữa, do công tác bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, ít thực hành dẫn đến kĩ năng sau bồi dưỡng của giáo viên chưa thuần thục. Do vậy, để giúp giáo viên hình thành kĩ năng đó mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng để củng cố và thành thạo hơn những kĩ năng đã được bồi dưỡng.
1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên
Tổ chức thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường có liên quan mật thiết đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
- Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên trong năm học căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường.
- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công tác tự bồi dưỡng được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả. Phân cấp cho tổ chuyên môn quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.
- Khi tổ chức tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần chú ý bồi dưỡng các nội dung sau:
Bồi dưỡng về trình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng công việc được giao đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Bồi dưỡng về nghiệp vụ: nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. Để hoạt động bồi dưỡng nêu trên đạt hiệu quả, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian nhân lực cân đối hợp lý để cử giáo viên đi học tập nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, trong hoạt động tự bồi dưỡng đòi hỏi ý thức tự giác, tích cực và chủ động của mỗi giáo viên nhằm xây dựng uy tín chuyên môn đối với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh…đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.5.3. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm đảm bảo công tác này Hiệu trưởng cần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên sát với mục đích yêu cầu của kế hoạch đề ra, trong từng thời điểm.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng giáo viên, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để làm cơ sở đánh giá suốt chu kỳ bồi dưỡng và sự tiến bộ của giáo viên. Kết quả tự bồi dưỡng được cấp chứng chỉ theo định kỳ 3-5 năm, đây là chứng chỉ bắt buộc trong hồ sơ giáo viên và là căn cứ để tái ký hợp đồng,