Khái quát về trường THPT Quan Lạn và công tác giáo dục của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về trường THPT Quan Lạn và công tác giáo dục của nhà trường

a) Quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất:

Quan Lạn là một xã đảo thuộc Huyện Vân Đồn, kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực trong đất liền. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các thôn lẻ, nhiều thôn còn nghèo như thôn Tân Lập, Yến Hải, Sơn Hào.... Trình độ dân trí thấp, nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. Trình độ học sinh không đồng đều, khả năng nhận thức còn hạn chế, chưa xác định đúng mục đích động cơ học tập. Địa bàn rộng, dân cư ở rải rác trong các thôn bản xa trường, nên nhiều học sinh phải đi học xa từ 7 km đến 15 km, có học sinh phải ở nhờ nhà họ hàng để học.

Qua gần 9 năm thành lập, các thể hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục trong nhà trường không ngừng được nâng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng không ngừng được nâng lên góp phần vào việc hỗ trợ nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà cũng như trên địa phương. Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trường THPT Quan Lạn được thành lập theo quyết định số: 2170/QĐ- UBND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của UBND Tỉnh Quảng Ninh với mô hình trường THCS &THPT có nhiều cấp học trên cơ sở của trường THCS Quan Lạn. Sau khi thành lập trường THPT Quan Lạn tiếp nhận và học tập tại cơ sở của trường THCS Quan Lạn, gồm 8 phòng học cấp 4 được xây dựng từ năm 1994 trên phần diện tích 2.200m2 thuộc khu vực thôn Tân Phong của xã Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Là trường mới thành lập nên hiện nay về cơ sở vật chất - Trang thiết bị phục vụ học tập còn rất thiếu thốn. Toàn trường mới có 8 phòng học, nhà làm việc của Ban giám hiệu, nhà trực, phòng y tế; Riêng hệ thống nhà chức năng chưa có, thiếu sân chơi bãi tập; Trang thiết bị được trang bị và mua sắm tương đối đầy đủ tuy nhiên do nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm nên chưa có điều kiện để sử dụng và bảo quản hợp lý. Do phải học hai buổi/ngày nên GV và HS không có thời gian tự học và trau dồi thêm kiến thức môn học thông qua các hoạt động khác.

Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của cả thầy và trò cũng như công tác quản lý của lãnh đạo. CBGV và học sinh phải làm việc hai buổi/ngày, giáo viên - học sinh vất vả vì phải đi dạy và học xa làm mất thời gian cũng như tính ổn định về nề nếp.

b) Chất lượng giáo dục:

Trường THPT Quan Lạn là 1 trong các trường THPT trẻ nhất trong khối các trường THPT của tỉnh Quảng Ninh. Là trường mới thành lập, lại nằm ở huyện đảo nên gặp rất nhiều khó khăn:

Đội ngũ giáo viên còn rất trẻ, số giáo viên dưới 10 năm công tác chiếm 70%: đội ngũ trẻ cũng có những mặt yếu như thiếu kinh nghiệm, thiếu chiều sâu, trong cách giải quyết công việc và ứng xử. Độ chín về kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức và phương pháp chưa nhiều. Đặc biệt với đội ngũ không có nhiều thế hệ nên điều kiện học hỏi, kế thừa là hạn chế, do đó đa số giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng.

Chất lượng đầu vào còn thấp: do trường nằm ở một huyện đảo, dân số thưa cho nên hầu hết chất lượng đầu vào là xét học bạ hàng năm không qua thi tuyển (theo qui định của UBND tỉnh Quảng Ninh về chế độ chính sách đối với GD&ĐT thuộc vùng dân tộc, hải đảo). Chất lượng đầu vào thấp thường kéo theo ý thức của các em còn chưa tốt đồng thời để đạt được kết quả tốt thì cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và công sức của các thầy ...

Một bộ phận học sinh và giáo viên còn chưa yên tâm học tập, công tác ở trường . Như một số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt sau một thời gian công tác tại trường lại có nguyện vọng chuyển về đất liền (thường trong 1 năm có từ 1- 2 giáo viên chuyển đi trường khác). Điều này, đã gây khó khăn cho công tác nhân sự của nhà trường nó phá vỡ tính ổn định và gây ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy trong nhà trường, như: tạo ra xáo trộn thay đổi thường xuyên trong việc giáo viên giảng dạy các lớp, thời khoá biểu phải thay đổi, giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi …

Bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi như:

Là trường mới thành lập lại nằm huyện đảo, đang có sự phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ cả về kinh tế văn hóa xã hội nên trường luôn được sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện, Sở và tỉnh Quảng Ninh.

Với đội ngũ trẻ có sự năng động, nhiệt tình, có trình độ công nghệ thông tin tốt, dám nghĩ, dám làm, có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có nhu cầu muốn được cống hiến, được thể hiện.

Là trường mới nên việc tổ chức xây dựng cái mới, cái chuẩn ngay từ đầu về cả nề nếp, tác phong công tác ...văn hóa tổ chức sẽ có lợi thế vì không phải phá bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực vốn đã tồn tại từ lâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ những khó khăn và thuận lợi trên, Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên nhà trường xác định rõ những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích cao nhất trên mọi mặt hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Quan Lạn

Nhóm chuyên môn Số lƣợng Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ 25 đến 30 31 đến 40 41 đến 55 ĐH Trên ĐH Văn 7 1 6 2 1 4 3 0 Sử 1 1 1 1 0 Địa 1 1 1 1 0 GDCD 1 1 1 1 0 Toán 6 2 4 2 3 1 5 0 Lý 3 1 2 2 1 2 0 Hoá 2 1 1 1 2 0 Sinh - KTNN 1 1 1 1 1 1 0 Thể dục + Quốc phòng 3 2 1 1 2 3 0 KTCN 0 Ngoại ngữ 3 3 1 2 3 0 Tin 1 1 1 1 0 Âm nhạc 1 1 1 0 Mĩ thuật 1 1 1 0 Tổng số 31 15 16 12 13 6 23 0

Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ CBQL và nhân viên trƣờng THPT Quan Lạn

BGH và Tổ văn phòng Số lƣợng Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ 25 đến 30 31 đến 40 41 đến 55 ĐH Trên ĐH BGH 3 2 1 0 2 1 2 0 Thư viện 0 0 Thí nghiệm 1 1 1 1 0 Văn phòng 2 1 1 1 1 2 0 Y tế 1 1 1 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy:

Cơ cấu độ tuổi : đa số là giáo viên trẻ (chiếm 81,6 %)

Về trình độ : 100% đạt chuẩn (một số đồng chí trình độ cao đẳng dạy ở bậc THCS) trong đó có 5 đồng chí (2 Văn, 2 Toán, 1 CBQL) đang học cao học. Những năm gần đây, đội ngũ GV nhà trường đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của giáo viên nói riêng trong hoạt động DH, đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thể hiện: hiện nay có 5 đồng chí đang theo học Cao học chuyên ngành Toán, Văn, QLGD, điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học được các đồng chí GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng CBQL nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để các đồng chí GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy trình độ tin học và ngoại ngữ của GV chưa cao, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số đồng chí còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới PPDH: phương pháp dạy và học còn lạc hậu.

Như vậy trường THPT Quan Lạn là trường mới thành lập có nhiều khó khăn thử thách nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về quy mô trường lớp cũng như về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ của nhà trường.

Tuy nhiên để đẩy mạnh tốc độ phát triển nhà trường cả về quy mô và chất lượng đáp ứng với mục tiêu chiến lược của nhà trường là chính thức đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2018 thì trường cần phải có đội ngũ giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên từ đó đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định cái gì đã đạt, cái gì chưa đạt và đề ra các biện pháp chuẩn hoá năng lực dạy học đội ngũ giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THCS Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

2.1.3. Nội dung khảo sát.

Thực trạng về năng lực dạy học và tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.

Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.

Những khó khăn trong quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

- Khảo sát 03 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường. - Khảo sát 30 giáo viên của trường THPT Quan Lạn.

2.1.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý việc thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.2. Thực trạng về năng lực dạy học và bồi dƣỡng năng lực dạy học của giáo viên trƣờng THPT Quan Lạn, Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh

Để đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn so với yêu cầu chuẩn hóa, tác giả đã thăm dò khảo sát thực trạng giáo viên trường THPT Quan Lạn theo 3 bước :

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (xem phụ lục 2) Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (xem phụ lục 3, 4) Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá xếp loại (xem phụ lục 5) Thu được như sau:

Bảng 2.3: Tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên

Xếp loại Số lƣợng Tỷ lệ

Loại xuất sắc : Từ 26 điểm  32 điểm 7 21.2 % Loại khá : Từ 21điểm  25 điểm 21 63.6 % Loại trung bình : Từ 8 điểm  20điểm 5 15.2 % Loại chưa đạt chuẩn- loại kém : Dưới 8 điểm 0 0 %

Bảng 2.4: Đánh giá Tổ chuyên môn và Hiệu trƣởng về năng lực dạy học của giáo viên

Xếp loại Số lƣợng Tỷ lệ

Loại xuất sắc : Từ 26 điểm  32 điểm 7 21.2 % Loại khá : Từ 21điểm  25 điểm 22 66.7 % Loại trung bình : Từ 8 điểm  20điểm 4 12.1 % Loại chưa đạt chuẩn- loại kém : Dưới 8 điểm 0 0 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tự đánh giá của giáo viên về năng lực dạy học của bản thân và đánh giá của tổ chuyên môn cùng Hiệu trưởng là tương đối phù hợp nhau. Thể hiện ở loại xuất sắc là như nhau (21,2%), lại khá và loại trung bình chênh lệch nhau không đáng kể (63,6% so với 66,7%; 15,2% so với 12,1%). Đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học về mặt định tính chứng tỏ thấy:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)