8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan là tập hợp các yếu tố bên ngoài có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng. Người quản lý cần phải thích nghi, tranh thủ cơ hội để tìm kiếm, khai thác nguồn lực phát triển nhà trường như:
a) Hệ thống chính trị, luật pháp, hệ thống các văn bản quy định các hoạt động của nhà trường.
Luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục, ngày 25/11/2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Điều lệ trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ GD-ĐT.
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Năng lực thực hiện của giáo viên.
Vai trò của giáo viên ngày càng trở nên khó khăn hơn trong thời đại toàn cầu hóa. Kỳ vọng của các bên liên quan và phụ huynh đối với nhà trường cũng tăng lên. Sự thành công của giáo dục phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dạy học của giáo viên các nhà trường, trong đó năng lực sư phạm, năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục của giáo viên là yếu tố tiên quyết.
Sự thành công của công tác tự bồi dưỡng là do chính mỗi giáo viên quyết định. Nên mỗi giáo viên cần nhận thức đúng đắn hoạt động tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết nói chung và hiểu biết về môn học nói riêng cũng như các kĩ năng, kĩ xảo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, uy tín của người thầy giáo đó chính là công cụ, phương tiện đảm bảo sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ cao cả của người giáo viên.
c) Sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhân viên khác trong trường
Nhận thức, hành động của mỗi thành viên trong trường, các mối quan hệ của tổ chức trường và mối quan hệ của mỗi thành viên trong trường với môi trường bên ngoài trường là những yếu tố tiềm năng có thể tạo ra những giá trị nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dường năng lực dạy học của giáo viên trong các nhà trường.
d) Một số điều kiện khác:
- Điều kiện văn hóa (trình độ dân trí, phong tục tập quán, truyền thống hiếu học...)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Điều kiện xã hội (thành thị - nông thôn, dân tộc, các vấn đề về giới...) - Điều kiện kinh tế (các nhà cung cấp, thu nhập dân cư...)
- Điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng)
- Tiến bộ khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ dạy học...)
- Điều kiện quốc tế (hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức...)
- Chủ trương chính sách quản lý giáo dục các cấp; mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường; môi trường xã hội và gia đình học sinh; điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý, biện pháp quản lý, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT, các vấn đề về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên… Quản lý tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. Quản lý tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên đang dạy học ở nhà trường phổ thông; Đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trường để cho giáo viên thực hiện các tiêu chí mà ngành đã quy định cũng như những yêu cầu mà người quản lý đề ra để thực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn về năng lực dạy học .
Nếu tổ chức thực hiện tốt việc quản lý tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo các tiêu chí quy định, trên cơ sở phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đồng thời có lộ trình hợp lý thì nhà trường sẽ từng bước chuẩn hoá được năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường mình.
Phần cơ sở lý luận trên sẽ soi sáng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn đáp ứng yêu cầu giáo dục của cấp trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TỰ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG THPT QUAN LẠN - HUYỆN VÂN ĐỒN -
TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về trường THPT Quan Lạn và công tác giáo dục của nhà trường
a) Quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất:
Quan Lạn là một xã đảo thuộc Huyện Vân Đồn, kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực trong đất liền. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các thôn lẻ, nhiều thôn còn nghèo như thôn Tân Lập, Yến Hải, Sơn Hào.... Trình độ dân trí thấp, nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. Trình độ học sinh không đồng đều, khả năng nhận thức còn hạn chế, chưa xác định đúng mục đích động cơ học tập. Địa bàn rộng, dân cư ở rải rác trong các thôn bản xa trường, nên nhiều học sinh phải đi học xa từ 7 km đến 15 km, có học sinh phải ở nhờ nhà họ hàng để học.
Qua gần 9 năm thành lập, các thể hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục trong nhà trường không ngừng được nâng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng không ngừng được nâng lên góp phần vào việc hỗ trợ nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà cũng như trên địa phương. Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trường THPT Quan Lạn được thành lập theo quyết định số: 2170/QĐ- UBND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của UBND Tỉnh Quảng Ninh với mô hình trường THCS &THPT có nhiều cấp học trên cơ sở của trường THCS Quan Lạn. Sau khi thành lập trường THPT Quan Lạn tiếp nhận và học tập tại cơ sở của trường THCS Quan Lạn, gồm 8 phòng học cấp 4 được xây dựng từ năm 1994 trên phần diện tích 2.200m2 thuộc khu vực thôn Tân Phong của xã Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Là trường mới thành lập nên hiện nay về cơ sở vật chất - Trang thiết bị phục vụ học tập còn rất thiếu thốn. Toàn trường mới có 8 phòng học, nhà làm việc của Ban giám hiệu, nhà trực, phòng y tế; Riêng hệ thống nhà chức năng chưa có, thiếu sân chơi bãi tập; Trang thiết bị được trang bị và mua sắm tương đối đầy đủ tuy nhiên do nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm nên chưa có điều kiện để sử dụng và bảo quản hợp lý. Do phải học hai buổi/ngày nên GV và HS không có thời gian tự học và trau dồi thêm kiến thức môn học thông qua các hoạt động khác.
Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của cả thầy và trò cũng như công tác quản lý của lãnh đạo. CBGV và học sinh phải làm việc hai buổi/ngày, giáo viên - học sinh vất vả vì phải đi dạy và học xa làm mất thời gian cũng như tính ổn định về nề nếp.
b) Chất lượng giáo dục:
Trường THPT Quan Lạn là 1 trong các trường THPT trẻ nhất trong khối các trường THPT của tỉnh Quảng Ninh. Là trường mới thành lập, lại nằm ở huyện đảo nên gặp rất nhiều khó khăn:
Đội ngũ giáo viên còn rất trẻ, số giáo viên dưới 10 năm công tác chiếm 70%: đội ngũ trẻ cũng có những mặt yếu như thiếu kinh nghiệm, thiếu chiều sâu, trong cách giải quyết công việc và ứng xử. Độ chín về kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức và phương pháp chưa nhiều. Đặc biệt với đội ngũ không có nhiều thế hệ nên điều kiện học hỏi, kế thừa là hạn chế, do đó đa số giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng.
Chất lượng đầu vào còn thấp: do trường nằm ở một huyện đảo, dân số thưa cho nên hầu hết chất lượng đầu vào là xét học bạ hàng năm không qua thi tuyển (theo qui định của UBND tỉnh Quảng Ninh về chế độ chính sách đối với GD&ĐT thuộc vùng dân tộc, hải đảo). Chất lượng đầu vào thấp thường kéo theo ý thức của các em còn chưa tốt đồng thời để đạt được kết quả tốt thì cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và công sức của các thầy ...
Một bộ phận học sinh và giáo viên còn chưa yên tâm học tập, công tác ở trường . Như một số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt sau một thời gian công tác tại trường lại có nguyện vọng chuyển về đất liền (thường trong 1 năm có từ 1- 2 giáo viên chuyển đi trường khác). Điều này, đã gây khó khăn cho công tác nhân sự của nhà trường nó phá vỡ tính ổn định và gây ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy trong nhà trường, như: tạo ra xáo trộn thay đổi thường xuyên trong việc giáo viên giảng dạy các lớp, thời khoá biểu phải thay đổi, giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi …
Bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi như:
Là trường mới thành lập lại nằm huyện đảo, đang có sự phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ cả về kinh tế văn hóa xã hội nên trường luôn được sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện, Sở và tỉnh Quảng Ninh.
Với đội ngũ trẻ có sự năng động, nhiệt tình, có trình độ công nghệ thông tin tốt, dám nghĩ, dám làm, có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có nhu cầu muốn được cống hiến, được thể hiện.
Là trường mới nên việc tổ chức xây dựng cái mới, cái chuẩn ngay từ đầu về cả nề nếp, tác phong công tác ...văn hóa tổ chức sẽ có lợi thế vì không phải phá bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực vốn đã tồn tại từ lâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên nhà trường xác định rõ những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích cao nhất trên mọi mặt hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Quan Lạn
Nhóm chuyên môn Số lƣợng Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ 25 đến 30 31 đến 40 41 đến 55 ĐH Trên ĐH Văn 7 1 6 2 1 4 3 0 Sử 1 1 1 1 0 Địa 1 1 1 1 0 GDCD 1 1 1 1 0 Toán 6 2 4 2 3 1 5 0 Lý 3 1 2 2 1 2 0 Hoá 2 1 1 1 2 0 Sinh - KTNN 1 1 1 1 1 1 0 Thể dục + Quốc phòng 3 2 1 1 2 3 0 KTCN 0 Ngoại ngữ 3 3 1 2 3 0 Tin 1 1 1 1 0 Âm nhạc 1 1 1 0 Mĩ thuật 1 1 1 0 Tổng số 31 15 16 12 13 6 23 0
Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ CBQL và nhân viên trƣờng THPT Quan Lạn
BGH và Tổ văn phòng Số lƣợng Giới tính Độ tuổi Trình độ Nam Nữ 25 đến 30 31 đến 40 41 đến 55 ĐH Trên ĐH BGH 3 2 1 0 2 1 2 0 Thư viện 0 0 Thí nghiệm 1 1 1 1 0 Văn phòng 2 1 1 1 1 2 0 Y tế 1 1 1 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy:
Cơ cấu độ tuổi : đa số là giáo viên trẻ (chiếm 81,6 %)
Về trình độ : 100% đạt chuẩn (một số đồng chí trình độ cao đẳng dạy ở bậc THCS) trong đó có 5 đồng chí (2 Văn, 2 Toán, 1 CBQL) đang học cao học. Những năm gần đây, đội ngũ GV nhà trường đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của giáo viên nói riêng trong hoạt động DH, đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thể hiện: hiện nay có 5 đồng chí đang theo học Cao học chuyên ngành Toán, Văn, QLGD, điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học được các đồng chí GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng CBQL nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để các đồng chí GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy trình độ tin học và ngoại ngữ của GV chưa cao, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số đồng chí còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới PPDH: phương pháp dạy và học còn lạc hậu.
Như vậy trường THPT Quan Lạn là trường mới thành lập có nhiều khó khăn thử thách nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về quy mô trường lớp cũng như về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ của nhà trường.
Tuy nhiên để đẩy mạnh tốc độ phát triển nhà trường cả về quy mô và chất lượng đáp ứng với mục tiêu chiến lược của nhà trường là chính thức đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2018 thì trường cần phải có đội ngũ giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên từ đó đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định cái gì đã đạt, cái gì chưa đạt và đề ra các biện pháp chuẩn hoá năng lực dạy học đội ngũ giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.2. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THCS Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
2.1.3. Nội dung khảo sát.
Thực trạng về năng lực dạy học và tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.
Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.
Những khó khăn trong quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát 03 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường. - Khảo sát 30 giáo viên của trường THPT Quan Lạn.
2.1.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi