Về đảm bảo kiến thức môn học, chương trình môn học so với yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Về đảm bảo kiến thức môn học, chương trình môn học so với yêu cầu

cầu chuẩn hóa

* Đảm bảo kiến thức môn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Quan Lạn nắm vững nội dung môn học được phân công, mạch kiến thức môn học, xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lô gíc, hệ thống, nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.

Mỗi môn có từ 1 đến 2 giáo viên (riêng môn Toán, Lý, Ngoại ngữ, Văn mỗi môn có 3 đồng chí) có kiến thức chuyên sâu, rộng về môn học để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi Đại học cho học sinh có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó .

Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chưa nắm vững nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống. Một số giáo viên trẻ, mới ra trường còn chưa hiểu hết nội dung chương trình, một số giáo viên lâu năm chưa nắm bắt kịp thời với những cái mới. Vì vậy, trong quá trình quản lý, người Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn cần quan tâm giúp đỡ, uốn nắn những giáo viên trên.

* Đảm bảo chương trình môn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Quan Lạn đảm bảo được chương trình môn học, thực hiện đúng và đủ các nội dung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không cắt bớt và dạy ngoài nội dung đã được quy định

Đa phần giáo viên đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương tình môn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa.

Một số giáo viên đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học. Thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một trường mới thành lập nhưng vẫn có một số giáo viên đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hóa.

Bên cạnh đó còn một vài giáo viên chưa đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học và có tính đến yêu cần phân hóa.

2.2.3. Việc vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập đối chiến với yêu cầu chuẩn hóa

* Vận dụng các phương pháp dạy học

Đại bộ phận giáo viên trường THPT Quan Lạn tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

Các bộ môn đều có 1 đến 2 giáo viên biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Đặc biệt có một vài giáo viên luôn tích cực, chủ động trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học, phối hợp một cách thành thục, khoa học, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.

Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo viên chỉ vận dụng được một số phương pháp dạy học đặc thù của môn học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã xác định trong kế hoạch bài học.

* Sử dụng các phương tiện dạy học

Số đông các giáo viên nhà trường sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học như: biết sử dụng thành thạo các thiết bị thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm, các phương tiện hỗ trợ của bộ môn như: tranh, ảnh, mô hình ... biết sử dụng máy tính, máy chiếu, internet, các thiết bị thí nghiệm mới hiện đại và các phương tiện khác.

Có 50% số giáo viên biết lựa chọn chuẩn bị và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.

Tiêu biểu có một số giáo viên biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với máy tính, mạng internet và các thiết bị dạy học khác, biết cải tiến phương tiện dạy học, biết sưu tầm, tự làm và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

Nhưng vẫn còn số đông giáo viên chỉ biết sử dụng những phương tiện dạy học quy định trong chương trình môn học, trong danh mục thiết bị dạy học môn học mà không có sự cải tiến hay linh hoạt.

Đặc biệt còn một vài giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, lười sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy và chưa biết cách lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học. Đây cũng là vấn đề mà lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn cẩn quan tâm để đưa số giáo viên này đi bồi dưỡng và khuyến khích họ tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học.

* Xây dựng môi trường học tập

Phần lớn giáo viên đã biết tạo bầu không khí hăng say học tập, kích thích được tính tích cực chủ động của học sinh, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Như biết khuyến khích học sinh mạnh dạn tự tin không chỉ trả lời câu hỏi của giáo viên mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Tạo ra các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong quá trình dạy học để các em học sinh được tham gia nhiều hơn từ đó tạo nên sự tự tin, dân chủ và sự hợp tác trong quá trình dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặc biệt có một số giáo viên biết cách ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Như luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.

Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa tạo ra được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh chưa khuyến khích được học sinh học tập sôi nổi, tiết dạy còn trầm hoặc không khí giờ dạy còn căng thẳng. Lãnh đạo nhà trường cũng như các tổ chuyên môn cần quan tâm tổ chức các chuyên đề, đồng thời động viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)