Đảm bảo tính toàn diện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Đảm bảo tính toàn diện

Tính toàn diện trong các biện pháp quản lý công tác tự bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi phải đảm bảo hài hoà các mối quan hệ của các bên có liên quan đến công tác này. Từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để bảo đảm sự thống nhất và toàn diện trong quá trình vận động.

Biện pháp quản lý công tác tự bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này, từ công tác tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý vào từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức tự bồi dưỡng … Khi quản lý công tác bồi dưỡng phải phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đồng thời phải mang tính xây dựng để nhà trường phát huy năng lực và tự giác thực hiện theo các yêu cầu, mục tiêu của công tác tự bồi dưỡng giáo viên.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dƣỡng năng lực dạy học của giáo viên trƣờng THPT Quan Lạn đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua tự bồi dưỡng làm cho cán bộ quản lý, GV nhận thức rõ vai trò, vị trí ,những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THPT trong giai đoạn hiện nay, thấy được tầm quan trong của việc bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học GV bám sát chuẩn nghề nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của nghề nghiệp và của lợi ích cộng đồng. Từ nhận thức đó cán bộ quản lý và đội ngũ GV tự giác, tự quản , quá trình bồi dưỡng, tích cực chủ động và có thái độ đúng đắn với công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học, đồng thời tìm ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả để đạt được mục đích.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

* Đối với các bộ quản lý:

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ giáo viên THPT, tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời đội ngũ CBQL cần xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên theo các tiêu chí đặt ra để họ đáp ứng được yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý phải nghiên cứu, vận dụng các khoa học vào việc tự bồi dưỡng phù hợp với các khoa học đang vận động trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Chú ý ở tất cả các khâu: lập kế hoạch tự bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đặt ra, đánh giá năng lực dạy học GV và sử dụng kết quả đó một cách phù hợp.

Thực hiện các chế tài để GV học tập, nắm vững các yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề nghiệp của mình, nắm vững các quy định của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến giáo viên cũng như các yêu cầu đặt ra của chuẩn nghề nghiệp GV THPT.

Bản thân các CBQL phải tự xác định vị trí, vai trò của mình trong tập thể từ đó phải tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, thực sự là tấm gương sáng cho GV noi theo.

* Đối với giáo viên :

Trước hết mỗi giáo viên phải hiểu rõ nội dung của quy trình về chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn quy định, mục đích ban hành và triển khai áp dụng chuẩn để đánh giá năng lực dạy học giáo viên các phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại giáo viên.

Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên giảng dạy phải coi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với nghề, với HS là người phải thường xuyên rèn luyện để có lối sống chuẩn mực, mô phạm đồng thời phải thường xuyên trau dồi kiến thức, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tích cực tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng và vai trò quyết định của đội ngũ GV đối với sự nghiệp GD, trong đó năng lực dạy học của người giáo viên sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng giáo dục đào tạo, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa của chuẩn nghề nghiệp, để từ đó tham gia vào quá trình đánh giá năng lực dạy học của GV góp phần vào sự phát triển của ngành GD nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng.

* Để có được nhận thức này BGH phải xây dựng kế hoạch :

Xác định mục tiêu, nội dung cần nâng cao nhận thức cho CBQL và đội ngũ GV

Dự kiến các hình thức tổ chức để nâng cao nhận thức cho CBQL và GV như học tập, bồi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, thông qua việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Dự kiến các nguồn lực: con người, phương tiên, kinh phí, thời gian… * Tổ chức học tập nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp quy định:

Tổ chức các buổi tự bồi dưỡng tập chung cho CBQL và toàn thể GV để học tập và nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn quy định, giúp họ nắm được các nội dung, yêu cầu trong mỗi tiêu chí mà người giáo viên cần đạt như: để làm tốt khâu lập kế hoạch cần thế nào, mức độ thế nào là đảm bảo chương trình môn học, kiến thức môn học, phải sử dụng các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học như thế nào, quản lý hồ sơ, điều tra đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Trong quá trình tổ chức tự bồi dưỡng tập huấn cần coi trọng việc thực hành của GV tham gia. Nên tổ chức tập huấn ở cấp trường sau đó đề nghị các tổ nhóm chuyên môn tiếp tục về triển khai nghiên cứu tìm hiểu thông qua đội ngũ GV cốt cán. Có như vậy GV mới nắm chi tiết được các nội dung mà chuẩn đã yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tổ chức các hội thảo, sinh hoạt theo chuyên đề, các buổi thảo luận cả cấp tổ và cấp trường để tạo cơ hội cho GV được trình bày những ý kiến của mình, cùng tranh luân, bàn bạc, trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến năng lực dạy học. Từ đó mỗi giáo viên sẽ nhận rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, thấy rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để phấn đấu vươn lên trong hoạt động giáo dục.

* Đưa vào nghị quyết của chi Bộ Đảng, kế hoạch hoạt động của BGH đồng thời tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Hiểu và nắm bắt rõ các yêu cầu cũng như đánh giá năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp không chỉ coi trọng nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên cốt cán mà ngay trong cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục cũng phải thông suốt. Đây là lực lượng quan trọng được phân cấp để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để tiến hành hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học GV, sử dụng kết quả đánh giá GV…. Việc đề xuất kế hoạch hoạt động trong cấp ủy, BGH và tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền phải được thường xuyên, liên tục qua các cuộc họp, giao ban, đột xuất, thông qua hội đồng Giáo dục địa phương, các buổi họp chi Bộ, các buổi làm việc về giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tuyên truyền trong nhân dân, học sinh và phụ huynh học sinh.

Học sinh và PHHS là sản phẩm và lực lượng mong chờ nhất về kết quả và chất lượng giáo dục. Muốn thoả mãn nhu cầu của người học thì người thầy cũng cần đảm bảo những tiêu chí về năng lực dạy học mà chuẩn nghề nghiệp quy định. PHHS chính là một lực lượng đánh giá ngoài vì vậy họ cần thiết phải hiểu rõ các yêu cầu về năng lực dạy hoc giáo viên mà chuẩn đưa ra. Việc tuyên truyền trong học sinh tiến hành vào các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể, các buổi họp PHHS, thông qua ban đại diện CMHS. Đây là biện pháp vừa nhằm đảm bảo đánh giá năng lực dạy học GV một cách khách quan công bằng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời vừa kết hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục, thực hiện chế độ thông tin hai chiều trong GD, tránh tình trạng nhân dân, PHHS không đồng tình ủng hộ những đổi mới của GD, đồng thời tăng cường sự quan tâm chăm lo của XH đối với nâng cao chất lượng nhà giáo nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung .

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Người làm công tác QLGD phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nói riêng và bồi dưỡng GV nói chung, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để có cách trình bày thuyết phục.

Người QLGD phải nắm vững những quy chế, chủ chương, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa là người quản lý có thực tiễn, biết trình bày vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức người nghe đúng mục đích giao tiếp.

Người QLGD phải tạo được không khí làm việc cởi mở, chân thành, đoàn kết thống nhất được ý kiến chung khiến mọi người thực hiện công việc của mình trong niềm vui được thỏa mãn nhu cầu cống hiến, phát triển, được tôn trọng và được khẳng định.

3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp viên theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học GV trong nhà trường là một trong những chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên.

Mục tiêu của việc lập kế hoạch là giúp cho các nhà quản lý hoàn toàn chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác tự bồi dưỡng GV, đảm bảo cho công tác quản lý tự bồi dưỡng GV đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý. Việc lập kế hoạch công tác tự bồi dưỡng cũng tạo ra khả năng huy động và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác tự bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

3.2.2.2 Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học GV phải bao gồm: Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5- 10 năm ), kế hoạch tự bồi dưỡng trung hạn (3- 5 năm ) và kế hoạch tự bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm ), phân cấp, xây dưng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp quản lý giáo dục. Trên kế hoạch dài hạn của Bộ GD - ĐT, của Sở và các trường THPT, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trung hạn và ngắn hạn theo nguyên tắc: kế hoạch của cấp trên làm căn cứ cho kế hoạch cấp dưới, kế hoạch cấp dưới có tác động điều chỉnh đến kế hoạch cấp trên. Kế hoạch dài hạn mang tính chất cơ bản làm phần cứng thống nhất từ Bộ GD và ĐT đến cơ sở, có những kế hoạch ngắn hạn có tính linh hoạt mềm dẻo phù hợp với từng cơ sở GD, từng nhóm đối tượng GV. Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV cần phải được triển khai ở tất cả các cấp quản lý GD và mạng lưới Gv cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng, đội ngũ này sẽ tham gia góp ý kiến để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả nhất. Từ việc thống nhất kế hoạch hành động, kế hoạch này sẽ được quán triệt tới từng cán bộ giáo viên để công tác bồi dưỡng, cũng như việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, từ đó nâng cao năng lực dạy học Gv đáp ứng chuẩn nghề nghệp. Nội dung của việc lập kế hoạch bao gồm:

* Xác định lĩnh vực cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng:

Mục tiêu cuối cùng của công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học GV trường THPT Quan Lạn là nâng cao năng lực dạy học đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở các tiêu chí của năng lực dạy học mà chuẩn đề ra, thực trạng đội ngũ giáo viên và những nhu cầu cần bồi dưỡng của GV mà đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch trong từng giai đoạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Xây dựng nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học :

Nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là cụ thể hóa các vấn đề cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đã được xác định một cách khái quát. Cần phải dựa trên những yêu cầu trước mắt và lâu dài của mục tiêu phát triển của các cấp học cũng như các điều kiện thực hiện để thể chế hóa thành những nội dung cụ thể trong những nội dung cần bồi dưỡng gồm:

+ Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch:

Bối dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch là phải giúp cho Gv thấy được ý nghĩa, vai trò của việc xậy dựng kế hoạch, biết cách xây dựng kế hoạch, đảm bảo cả nội dung và hình thức. Kế hoạch phải nêu rõ các phần công việc thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và các điều kiện thực hiện kế hoạch trên cơ sở kế hoạch đó mà xay dựng kế hoạch tự bồi dưỡng.

+ Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kiến thức môn học, chương trình môn học

Mặc dù trong xu thế phát triển của thời đại mới, người thầy không còn là đại diện phát ngôn quyền uy về tri thức và khống chế toàn diện tổ chức và phát triển môn học mà xuất hiện nhiều hơn với tư cách là người hướng dẫn và hiệp lực nhưng đòi hỏi phải định hướng đúng cho học sinh, tạo cơ hội tốt để học sinh không tiếp thu tri thức một cách thụ động tức phương pháp dạy học phải phù hợp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Muốn như vậy người thầy phải am hiểu, nắm vững kiến thức môn học, chương trình môn học. Do đó việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức môn học, nội dung chương trình môn học là rất cần thiết để giúp giáo viên nắm vững nội dung môn học, mạch kiến thức môn học, dạy học theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)