8. Cấu trúc luận văn
15.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên
học phổ thông
15.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên giáo viên
Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý. Do đó trước hết phải thiết kế kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên để xác định mục đích, mục tiêu (phương hướng) của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai, từ đó xác định con đường, biện pháp và cách thức để đạt được mục đích, mục tiêu đó.
Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, người CBQL trường học cần thực hiện các nội dung sau:
Xây dựng kế hoạch chung, ở đây bao gồm cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn: có kế hoạch dài hạn cho từ 3 đến 5 năm, đồng thời phải có kế hoạch theo từng học kỳ và từng năm học, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:
- Đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của giáo viên, đặc biệt quan tâm đến năng lực dạy học còn thiếu, còn yếu của giáo viên.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về những điều còn thiều còn yếu.
- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.
Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên:
Khi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên cần chú ý tới các kế hoạch chỉ đạo của Bộ, của Sở, trường những yêu cầu đặt ra của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của trường, xác định các nguồn lực của trường để kế hoạch có tính chắc chắn và khả thi. Từ đó sẽ quyết định những hoạt động cần thiết để việc tự bồi dưỡng đạt hiệu quả mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi xây dựng kế hoạch cần xác định rõ:
- Đối tượng tham gia tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên. - Nội dung cần tự bồi dưỡng cho CBGV tham gia
- Mục tiêu của hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên. - Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
- Thời gian thực hiện: Trong hè hoặc các nhà trường có thể bố trí để giáo viên được luân phiên tham gia bồi dưỡng trong thời gian của năm học.
Tóm lại, muốn nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên phải kết hợp đồng thời cả hai việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đó là hai mặt của một vấn đề, vì vậy cần thực hiện một cách đồng thời. Vì nếu chỉ quan tâm đên bồi dưỡng mà không chú trọng tự bồi dưỡng thì đến một lúc nào đó những kiến thức, kĩ năng được bồi dưỡng sẽ không còn phù hợp. Hơn nữa, do công tác bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, ít thực hành dẫn đến kĩ năng sau bồi dưỡng của giáo viên chưa thuần thục. Do vậy, để giúp giáo viên hình thành kĩ năng đó mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng để củng cố và thành thạo hơn những kĩ năng đã được bồi dưỡng.
1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên
Tổ chức thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường có liên quan mật thiết đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
- Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên trong năm học căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường.
- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công tác tự bồi dưỡng được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả. Phân cấp cho tổ chuyên môn quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.
- Khi tổ chức tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần chú ý bồi dưỡng các nội dung sau:
Bồi dưỡng về trình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng công việc được giao đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Bồi dưỡng về nghiệp vụ: nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. Để hoạt động bồi dưỡng nêu trên đạt hiệu quả, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian nhân lực cân đối hợp lý để cử giáo viên đi học tập nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, trong hoạt động tự bồi dưỡng đòi hỏi ý thức tự giác, tích cực và chủ động của mỗi giáo viên nhằm xây dựng uy tín chuyên môn đối với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh…đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay.