Thực trạng về phương pháp tự bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng về phương pháp tự bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng

dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

Kết quả xin ý kiến về phương pháp tự bồi dưỡng năng lực dạy GV; Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp được thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.7: Đánh giá thực trạng phƣơng pháp và kết quả tự bồi dƣỡng năng lực dạy học của GV theo chuẩn nghề nghiệp

T

T Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Phương pháp tự bồi dưỡng phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu bồi dưỡng.

8 24.2% 18 54.5% 7 21.2% 0 2 Kết hợp sử dụng các phương pháp: truyền

thống và hiện đại trong tự bồi dưỡng.

7 21.2% 20 60.6% 6 18.2% 0 3 Chất lượng, hiệu quả của các phương pháp tự

bồi dưỡng. 6 18.2% 19 57.6% 8 24.2% 0 4 Tổng kết, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng sau

mỗi hoạt động tự bồi dưỡng.

5 15.2% 17 51.5% 11 33.3% 0 5 Sử dụng hợp lý giáo viên sau khi họ kết thúc

các khoá tự bồi dưỡng.

6 18.2% 17 51.5% 10 30.3% 0 Qua kết quả trên cho thấy:

* Về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học của GV

Trong những năm vừa qua nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống: người dạy (giảng viên) độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn người học (đội ngũ giáo viên) tiếp thu một cánh thụ động, giảng viên làm mẫu còn người học làm theo. Hoạt động bồi dưỡng thường diễn ra theo đợt, có thể là các lớp tập huấn của Sở, Bộ trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trường do trường tổ chức. Thời gian diễn ra các đợt bồi dưỡng thường diễn ra trong một ngày hoặc tối đa 3 ngày do đó việc áp dụng các phương pháp hiện đại còn hạn chế, giảng viên và giáo viên tham gia bồi dưỡng không có nhiều thời gian để cho người học được tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phương pháp ở đây vẫn mang tính thụ động: người dạy (giảng viên, giáo viên cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn còn người học (giáo viên được bồi dưỡng ) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phương pháp bồi dưỡng như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên chất lượng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

* Về đánh giá kết quả tự bồi dưỡng năng lực dạy học

Hiện nay việc tổ chức tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên vẫn được Sở, Bộ và nhà trường tổ chức hàng năm tuy nhiên việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thì chưa thực sự được quan tâm. Sau khi tổ chức tự bồi dưỡng xong, việc tổng kết đánh giá kết quả đạt được còn rất hạn chế hầu như không có việc thu nhập thông tin phản hồi về chất lượng hiệu quả của việc tự bồi dưỡng từ các giáo viên được tham gia tự bồi dưỡng, nếu có thì cũng chỉ là việc lấy thông tin để báo cáo. Sau khi tham gia bồi dưỡng xong, giáo viên được tham gia tự bồi dưỡng tự về vận động và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên có được nâng lên hay không sau khi được tham gia tự bồi dưỡng vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều, chưa có lực lượng theo dõi, kiểm tra và đánh giá.

2.3.4. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên dưỡng của giáo viên

Kết quả xin ý kiến về các điều kiện cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng các điều kiện cho công tác tự bồi dƣỡng năng lực dạy học giáo viên

T

T Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng.

4 12.1% 12 36.4% 17 51.5% 0 2 Sự quan tâm của Ban giám hiệu về cơ sở vật chất

phục vụ công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học.

10 30.3% 15 45.5% 8 24.2% 0 3

Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học. 4 12.1% 12 36.4% 17 51.5% 0 4 Xây dựng được các chính sách riêng đối với công

tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học.

6 18.2% 17 51.5% 10 30.3% 0 5 Thực hiện thường xuyên kịp thời các chính sách ưu

đãi đối với giáo viên.

5 15.1% 15 45.5% 11 33.3.% 0 6

Phối hợp tốt các ưu đãi về vật chất với việc khen thưởng cho các lực lượng tham gia công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học.

5 15.1% 17 51.7% 11 33.3% 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả trên cho thấy:

* Về cơ sở vật chất

Trường THPT Quan Lạn là trương mới thành lập được 9 năm, trường đang trong giai đoạn xây dựng nên gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất: trường phải học 2ca/ngày, số phòng học và các phòng chức năng thiếu, các trang thiết bị phục vụ cho công tác dảng dạy, bồi dưỡng còn thiếu. Chưa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng ứng dụng công nghệ thông tin chưa được trang bị đầy đủ. Hệ thống loa máy, đồ dùng trực quan, phòng tổ chức bồi dưỡng cho số đông giáo viên còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Nguồn quỹ xã hội hóa hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn hạn hẹp. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế như vậy, nhà trường luôn quan tâm, cố gắng tạo điều kiện có thể nhất để phục vụ cho hoạt động dạy học và bồi dưỡng.

* Về cơ chế chính sách

Mặc dù đã có phần quan tâm, động viên với những đồng chí tham gia công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên cũng như đã có dự chi phần kinh phí cho hoạt động tự bồi dưỡng. Tuy nhiên hiện nay các chính sách cho hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn chưa rõ ràng và chưa mang tính khích lệ động viên, chưa có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ đối với những giáo viên tham gia hoạt động tự bồi dưỡng, chưa tạo thuận lợi về thời gian cũng như phần kinh phí hỗ trợ để lực lượng tham gia hoạt động tự bồi dưỡng được tập trung hơn và có sự động viên kịp thời.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tự bồi dƣỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trƣờng THPT Quan Lạn.

2.4.1. Những điểm mạnh

Công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đã được Ban giám hiệu, các lực lượng trong trường chú trọng, quan tâm và coi đây là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của đơn vị.

Công tác xây dựng kế hoạch đã được triển khai một cách khoa học, sớm và đã có định hướng tầm nhìn đến 5 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tổ chức thực hiện đã cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, đã bám sát yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và khi triển khai đã thu được kết quả đáng ghi nhận.

Đội ngũ giáo viên nhà trường phần lớn còn trẻ nên việc tiếp cận các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quy định sẽ có nhiều thuận lợi. Vì giáo viên giỏi công nghệ thông tin, biết sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ hiện đại, đồng thời tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi và không ngại khó khăn.

Là trường mới thanh lập cho nên việc xây dựng nề nếp, cách thức tổ chức bồi dưỡng mới ngay từ đầu theo chuẩn quy định sẽ có những thuận lợi vì không phải xóa bỏ những thói quen đã cũ.

2.4.2. Điểm yếu

Bên cạnh những thành tựu đó, đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Lạn còn một số khó khăn và tồn tại:

Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Phương pháp tự bồi dưỡng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa thực sự hợp lý và phát huy hiệu quả, cần có sự đổi mới cả hình thức và phương pháp tự bồi dưỡng.

Đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm và độ chín về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Do đó còn thiếu đội ngũ giáo viên cốt cán có kinh nghiệm làm trụ cột cho các tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động tự bồi dưỡng.

Việc tự đánh giá, tự học tập rèn luyện để trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên còn yếu, chưa tạo thói quen là làm việc gì cũng cần có hồ sơ lưu trữ để lại minh chứng tức là có làm nhưng không có minh chứng. Đây là một trong những vấn đề khi vận dụng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp để đánh giá, xếp loại năng lực dạy học giáo viên còn khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ chế chính sách cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn chưa phù hợp và chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với các lực lượng tham gia. Do đó chưa khích lệ được tinh thần của đội ngũ giáo viên, chưa đáp ứng được tình hình thực tế và nguyện vọng của các lực lượng tham gia bồi dưỡng.

2.4.3. Nguyên nhân

Trường đã được sự quan tâm của cấp trên về các mặt hoạt động nhưng việc quan tâm của cấp trên đối với công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Do đó trường luôn phải chủ động trong công tác bồi dưỡng.

Trường mới thành lập được 9 năm, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều khó khăn: phải học 2 ca/ngày, thiếu phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm, phòng công nghệ thông tin. Nguồn quỹ xã hội hóa hỗ trợ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế. Chế độ chính sách cho công tác bồi dưỡng còn chưa thực sự hợp lý.

Đa số đội ngũ giáo viên là trẻ tuy có sự nhiệt huyết, năng động nhưng kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, khả năng xử lý các tình huống sư phạm còn chưa mềm dẻo dẫn đến đôi lúc tạo ra môi trường học tập căng thẳng không cần thiết. Nhà trường chưa có nhiều thế hệ nên việc học hỏi giữa các đồng nghiệp là khó khăn, chưa có đội ngũ cốt cán giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác nên vai trò làm trụ cột cho các tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế.

Các vấn đề về lập kế hoạch, thiết kế chương trình và sử dụng các phương pháp tự bồi dưỡng còn chưa sáng tạo, khoa học và hoàn hảo. Do đó kết quả đạt được của công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên còn hạn chế.

Chất lượng đầu vào lớp 10 của học sinh còn thấp (hầu hết học sinh THCS đều vào học không qua thi tuyển) do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn và vất vả trong quá trình giảng dạy dẫn đến chất lượng giáo dục còn chưa cao. Đặc biệt việc ôn thi học sinh giỏi cần rất nhiều công sức của thầy cô và kết quả thi đại học - cao đẳng còn khiêm tốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về năng lực dạy học và bồi dưỡng năng lực dạy học cả giáo viên trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn. Trong chương 2 tác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động này. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG THPT QUAN LẠN

HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các trường THPT đang trong quá trình đổi mới theo định hướng và yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Công tác bồi dưỡng giáo viên đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới của giáo dục THPT. Mặt khác, các nội dung, biện pháp và kỹ thuật bồi dưỡng cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT từ cơ quan quản lý các cấp đối với giáo dục.

Thành tựu phát triển của giáo dục THPT của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của công tác bồi dưỡng giáo viên. Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như giá trị của những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn công tác tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng tại các trường THPT.

Tuy nhiên, trước những đổi mới do thực thi các mục tiêu của đổi mới giáo dục trung học phổ thông, công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cũng cần có thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác tự bồi dưỡng từ những giai đoạn trước nhưng có sự bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động giáo dục mà người giáo viên phải đảm nhận trong hiện tại. Các biện pháp quản lý công tác tự bồi dưỡng giáo viên được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn.

- Phát huy những mặt tích cực của công tác tự bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác tự bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lý công tác tự bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trên các phương diện:

- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này.

- Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường THPT, trực tiếp là cho đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)