Kết quả khảo nghiệm và kết luận

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 84 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm và kết luận

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp T T Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp.

164 2.73 2 172 2.86 1

2

Đổi mới công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

170 2.83 1 168 2.8 2

3

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn

156 2.6 4 164 2.73 3

4

Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đạt kết quả cao

154 2.56 5 157 2.62 5

5 Đổi mới cách đánh giá kết quả công tác tự

bồi dưỡng 161 2.68 3 160 2.67 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1: So sánh tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp

Đánh giá kết quả: Từ số liệu và biểu đồ trên có thể nhận xét như sau: Các chuyên gia đã đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất là khá cao. Điểm trung bình của tính cần thiết là 2.68; điểm trung bình của tính khả thi là 2.73 so với điểm trung bình cực đại là 3.0.

* Về tính cần thiết: Điểm trung bình có giá trị nhỏ nhất là 2.56 và cao nhất là 2.83. Qua đó cho thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất chứng tỏ các biện pháp đề xuất hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Quan Lạn. Biện pháp "Đổi mới công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp" được cho là cần thiết nhất với X = 2.83. Biện pháp "Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đạt kết quả cao" được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm trung bình cũng đạt 2.56.

* Về tính khả thi: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được các chuyên gia đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá tập trung và đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.62; giá trị lớn nhất là 2.86 và điểm trung bình chung là 2.73 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp đề xuất được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Trong 5 biện pháp thì có 2 biện pháp có X > 2.73 (điểm trung bình chung của tính khả thi). Biện pháp "Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp" (có X = 2.86; xếp thứ nhất ); Biện pháp "Đổi mới công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp"(có X = 2.8; xếp thứ hai).

Xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cụ thể trên bằng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

r = 1 -

6∑D2

= 0,83 N(N2 - 1)

Hệ số tương quan r = 0,83 cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Quan Lạn là tương quan thuận, chặt chẽ, mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT và thực trạng năng lực dạy học giáo viên, quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Quan Lạn, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Bộ, của tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện đồng bộ 5 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì trường THPT Quan Lạn sẽ có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp là biện pháp tư tưởng tác động đến chủ thể quản lý, để chủ thể bị quản lý tự giác biến thành chủ thể quản lý, biến kế hoạch thành hành động thực tiễn, thành chương trình hành động thực tiễn để hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên đạt được mục tiêu

Biện pháp 2 : Đổi mới công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là chủ thể quản lý định hướng cho hoạt động quản lý và vận hành nó đạt mục tiêu

Biện pháp 3 : Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn là biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

Biện pháp 4: Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đạt kết quả cao

Biện pháp này mang tính hỗ trợ nhưng là nền tảng nâng đỡ các biện pháp khác tác động vào chủ thể quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biện pháp 5: Đổi mới cách đánh giá kết quả công tác tự bồi dưỡng là quan tâm, trú trọng đến kết quả tự bồi dưỡng, có sự tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động tự bồi dưỡng, năng lực của các đội ngũ tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động tự bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả

Ở mỗi biện pháp đều xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách tiến hành cũng như điều kiện thực hiện.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao. Trong đó biện pháp 1 có tính khả thi cao nhất, còn biện pháp 5 có tính cần thiết và khả thi thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)