Thực trạng về những mong muốn của HS khi học xong THPT:

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 47)

7. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.2.Thực trạng về những mong muốn của HS khi học xong THPT:

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng:

- 207 HS, chiếm 41,4% luôn muốn được tiếp tục đi học cao hơn. Trong đó có 136 HS, chiếm 27,2% mong muốn học CĐ; 71 HS, chiếm 14,2% mong muốn học ĐH.

- 156 HS, chiếm 31,2% muốn được đi học nghề rồi đi làm để phụ giúp gia đình. - 83 HS, chiếm 16,6 % là chưa có suy nghĩ và dự định gì cho tương lai sau này.

Những ngành nghề mà các em chọn là những ngành nghề trong lĩnh vực CNTT như Quản trị mạng, Sửa chữa máy tính; Kế toán doanh nghiệp; Xây dựng như Kiến trúc, Trang trí - Thiết kế nội thất; Nhà hàng - Khách sạn; Tiếp viên hàng không, Điện ảnh; Du lịch vì nó mang lại nhiều tiền để giúp các em tự lo cho bản thân và có thể phụ giúp được một phần cho gia đình.

Bằng câu hỏi: “Theo bạn, học nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang có cần thiết đối với bạn không?” và chúng tôi đã nhận được 432 ý kiến chiếm 86,4% HS cho rằng là cần thiết và rất cần thiết, chỉ có 68 ý kiến chiếm 13,6% cho rằng là bình thường. Tuy nhiên cái “cần thiết và rất cần thiết” này chỉ nhằm mục đích được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT với 366 ý kiến chiếm 73,2% HS, chỉ có 134 ý kiến

chiếm 26,8% HS là để tìm hiểu về nghề nghiệp và lựa chọn hướng đi cho tương lai qua câu hỏi: “Mục đích học nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang để làm gì?”.

Từ khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng có một thực tế đang tồn tại trong việc lựa chọn nghề phổ thông trong khi đang học THPT là không nhằm nâng cao hiểu biết nghề nghiệp và chuẩn bị cơ sở cho việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà là để cộng điểm khi dự thi tốt nghiệp THPT và hoàn thành chương trình học tập.

Việc lựa chọn trường để học sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh và định hướng của cha mẹ học sinh bị các yếu tố như điểm chuẩn, uy tín của trường chi phối quá nhiều. HS thường chọn nghề theo “tâm lý, yếu tố đám đông” và thi vào những trường có uy tín mà ít chú ý tới những yếu tố khác như năng lực bản thân cũng như khả năng xin việc sau khi ra trường. Hiện nay, các ngành được học sinh ưa chuộng nhất là CNTT, Du lịch, Nhà hàng - Khách sạn, Kinh tế, Tài chính, Y dược hoặc những ngành được nhà nước bao cấp học học phí, được cấp học bổng, sinh hoạt phí, nơi ở trong trường học (an ninh quốc phòng, sư phạm)… Các ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng khai thác chế biến thủy hải sản, không được học sinh ưa thích chọn lựa.

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 47)