Thực trạng về biện pháp GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp tỉnh Kiên

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 64 - 68)

7. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.Thực trạng về biện pháp GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp tỉnh Kiên

Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang:

Để tiến hành tìm hiểu thực trạng về biện pháp GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang, chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của 16 CBQL và 44 giáo viên (trong đó có 21 giáo viên dạy nghề và 23 giáo viên dạy THPT hệ GDTX) đang công tác, giảng dạy tại Trung tâm.

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

- Tìm hiểu thực tế việc đánh giá về mức độ nhận thức cũng như thái độ của HS về lĩnh vực nghề nghiệp từ sự nhận xét của CBQL và giáo viên qua nhiều năm công tác và giảng dạy tại Trung tâm.

- Tìm hiểu thực tế việc tự đánh giá mức độ thực hiện của CBQL và giáo viên về các biện pháp, chương trình, thời lượng dành cho hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông. Thời điểm tiến hành, điều kiện, hình thức thực hiện công tác GDHN, dạy nghề phổ thông cho HS THPT trong thời gian qua.

- Tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ, trăn trở và những đề xuất của đội ngũ CBQL và giáo viên về các biện pháp để thực hiện công tác GDHN, dạy nghề phổ thông trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Trước hết chúng tôi có thể nói rằng có 100% CBQL và giáo viên Trung tâm đều khẳng định việc GDHN, dạy nghề phổ thông tại Trung tâm đang thực hiện là cần thiết với HS THPT qua câu hỏi mà chúng tôi đưa ra: “Theo thầy (cô), biện pháp, chương trình

GDHN, dạy nghề phổ thông mà chúng ta đang thực hiện có cần thiết đối với HS THPT?”. Như vậy có thể thấy rằng tập thể CBQL và giáo viên Trung tâm có một sự nhận thức cao, đồng điều về công tác GDHN cho HS THPT. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới cần phải được quan tâm thực hiện và thực hiện triệt để nhằm góp phần phân luồng hiệu quả HS sau THPT.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề: “Theo thầy (cô), HS THPT hiện nay nhận thức về nghề nghiệp ở mức độ nào?” thì chúng tôi nhận thấy có sự băn khoăn rất rõ từ CBQL đến giáo viên, thể hiện qua bảng 14.

Có 34 ý kiến chiếm 56,7% giáo viên cho rằng phần lớn HS lớp 12 chọn lựa nghề nghiệp và hướng đi trong tương lai là do cảm tính. Có 26 ý kiến chiếm 43,3% giáo viên cho rằng không hoàn toàn đúng như vậy khi chúng tôi hỏi: “Có ý kiến cho rằng, hiện nay HS lớp 12 chọn nghề thường theo cảm tính. Theo thầy (cô) điều đó có đúng không?”.

Bảng 14: Mức độ nhận thức về nghề nghiệp của HS THPT Đơn vị tính: Người STT Mức độ Giáo viên Trả lời % 1 Tốt 22 36,7 2 Trung bình 32 53,3 3 Yếu 6 10 Tổng cộng 60 100

Để làm rõ vấn đề trên, khi chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: “Ngày nay, đa số HS THPT chọn nghề nghiệp là do đâu?”. Qua nhiều năm thực hiện công tác GDHN và dạy nghề phổ thông. Bằng thực tế hàng năm khi trực tiếp thăm dò cũng như trao đổi cùng các em ở những buổi đầu khi các em vào học nghề phổ thông tại Trung tâm cũng như những giờ sinh hoạt hướng nghiệp. Các CBQL và giáo viên đã cho chúng tôi biết phần lớn các em HS chọn nghề là do có nhiều bạn bè chọn nghề đó (có 26 ý kiến chiếm 43,3%). Mối quan tâm kế tiếp khi các em lựa chọn đó là nghề đó có việc làm ổn định và có thu nhập cao (có 23 ý kiến chiếm 38,3%). Sau đó các em mới đề cập xem nghề mà mình lực chọn có phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, nguyện vọng bản thân (có 11 ý kiến chiếm 18,4%).

Từ thực tế sự lựa chọn của HS, 100% CBQL và giáo viên cũng cho chúng tôi biết chương trình, điều kiện tiến hành thực hiện chương trình GDHN, chương trình dạy nghề

GD và ĐT mà thôi khi chúng tôi trao đổi qua câu hỏi: “Hiện nay, điều kiện và thực tế thực hiện chương trình GDHN, dạy nghề phổ thông ở Trung tâm mình như thế nào?”. Bên cạnh vấn đề thời lượng dành cho GDHN thì còn một thực tế khác nữa đó là CSVC, trang thiết bị và điều kiện thực tập, tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu.

Qua tìm hiểu thêm bằng trao đổi trực tiếp, chúng tôi được nhiều giáo viên cho biết Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang là một cơ sở GD và ĐT thực hiện nhiều chức năng như dạy nghề phổ thông; dạy nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp; dạy THPT hệ GDTX... và thực hiện công tác GDHN. Mặc dù còn nhiều thiếu thốn, bất cập về CSVC, thiếu sự đồng bộ về trang thiết bị, máy móc, phương tiện nhưng vẫn là nơi có nhiều trang thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ tương đối cho việc học tập của HS và giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong đó có công tác GDHN. Còn những Trung tâm tại các huyện, thị khác thì hầu như không có CSVC, con người, trang thiết bị, máy móc, phương tiện thì thử hỏi công tác GDHN, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT thực hiện như thế nào? Kết quả đến đâu? Đây là một vấn đề đáng quan tâm để có biện pháp thích hợp.

Việc triển khai các biện pháp GDHN trong thời gian qua theo chương trình quy định của Bộ GD và ĐT tuy có bất cập nhưng nhìn chung là vẫn áp dụng được trong tình hình hiện nay. Có 100% CBQL và giáo viên đồng tình là tiếp tục thực hiện theo chương trình của Bộ GD và ĐT. Tuy nhiên, trong năm học này nên có tổ chức đánh giá kết quả thực hiện trong những năm qua, từ đó đề xuất cụ thể với Bộ GD và ĐT về thời lượng, chương trình, biện pháp, cách thức và thời gian, thời điểm tiến hành cũng như các vấn đề liên quan đến công tác GDHN sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, vùng, miền.

Mặc dù thời gian không cho phép, trong những năm qua Trung tâm cũng đã thí điểm và lồng vào biện pháp GDHN của Trung tâm đó là mời người thật việc thật phù hợp trong từng lĩnh vực đến tham gia hoạt động GDHN nhưng còn quá ít và hạn chế. Trong năm học này, có 36 ý kiến của CBQL và giáo viên chiếm 60% yêu cầu nên đẩy mạnh việc mời người thật việc thật phù hợp trong từng lĩnh vực đến tham gia hoạt động GDHN và có 24 ý kiến của CBQL và giáo viên chiếm 40% yêu cầu giáo viên nên quan tâm đến việc GDHN thông qua các môn học mà mình giảng dạy.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua để HS tiếp cận được từng lĩnh vực nghề nghiệp, tạo sự hứng thú để từng bước định hướng nghề nghiệp sau THPT. Trung tâm đã xây dựng từng

chương trình riêng biệt cụ thể của từng nghề, theo từng lĩnh vực. Tuy nhiên các giáo viên trực tiếp giảng dạy đã trao đổi tận tình và có trách nhiệm với chúng tôi khi chúng tôi đưa câu hỏi: “Theo thầy (cô), tổ chức GDHN cho HS theo cách nào là tốt nhất (Xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4)” được thể hiện qua 120 ý kiến trao đổi ở bảng 15 là chương trình đã được xây dựng đã lâu (sau lần bổ sung chỉnh sửa trước đến nay đã hơn 4 năm), thiếu sự cập nhật thường xuyên những vấn đề mới phát sinh cũng như loại bỏ những thông tin đã không còn mang tính thời sự nữa. Năm học này nên có sự tổng kết để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Bảng 15: Phương án hiệu quả để tổ chức GDHN cho HS THPT

Đơn vị tính: Ý kiến

STT Phương án Tổng số

Ý kiến %

1 Đưa thành chương trình riêng 60 100

2 Theo chuyên đề 34 56,7

3 Sinh hoạt câu lạc bộ có mời người thật việc thật 26 43,3

Có 60 ý kiến chiếm 100% CBQL và giáo viên vẫn thống nhất là vẫn tiếp tục đưa thành chương trình riêng để thực hiện trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới (không đồng ý với việc tích hợp vào các môn học vì không hiệu quả) nhưng đề nghị Trung tâm nên nghiên cứu xây dựng thêm các chuyên đề (có 34 ý kiến chiếm 56,7% CBQL và giáo viên) và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ có mời người thật việc thật (có 26 ý kiến chiếm 43,3% CBQL và giáo viên) sao cho thật sự sinh động và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đây là vấn đề Trung tâm cần lưu ý để thực hiện công tác GDHN, dạy nghề phổ thông trong thời gian tới.

Đồng thời có 100% CBQL và giáo viên đều thống nhất và cho rằng năm tổ chức mà chúng tôi đưa ra đó là:

- Trường THPT.

- Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp. - Gia đình và cộng đồng.

- Các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng. - Các công ty, nhà máy, cơ sở SXKD và dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GDHN cho HS là tốt nhất? (Xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 5)”. Do đó đã đề nghị chúng tôi không xếp hạng ưu tiên các tổ chức đó mà cần nghiêm túc và chú ý khi đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định và có hướng dẫn cụ thể. Để bằng cách nào? bằng hình thức nào? Ưu đãi và trách nhiệm thực hiện ra sao? để năm tổ chức này xác định cùng chung một mục đích đó là thật sự cùng phối hợp với nhau để thực hiện tốt việc GDHN, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT. Có như vậy thì mục đích cuối cùng của việc GDHN cho HS THPT nhằm định hướng phân luồng HS mới thật sự đạt được kết quả như mong muốn. Đây là vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự cần có sự chú ý quan tâm và thật sự chung sức thực hiện để không còn vấn đề HS nhầm luồng. HS sẽ không phải phí thời gian và công sức học 3 năm THPT để cuối cùng không tốt nghiệp. Và khi đã được định hướng đúng, các em sẽ chọn cho mình một con đường học hành phù hợp với năng lực bản thân, có một ngã rẽ phù hợp với năng lực học tập, với hoàn cảnh của bản thân và cuối cùng vẫn đến đích là có trình độ văn hóa bậc trung học, đồng thời lại học được một nghề để tạo lập tương lai nhờ học TCN, TCCN và cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 64 - 68)