7. Phương pháp nghiên cứu:
1.4. Những cơ sở chung của công tác GDHN cho HS THPT:
Hướng nghiệp là một học động GD trong nhà trường phổ thông và tại các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp. Giúp HS có những hiểu biết nhất định về nghề nghiệp, về định hướng phát triển KT - XH của địa phương, của vùng và của đất nước. Từ đó có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu XH. Trên cơ sở đó, HS tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. Hướng nghiệp cho HS nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện, góp phần vào việc phân luồng HS bậc trung học, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực XH. Hoạt động GDHN đã được Bộ GD và ĐT đưa vào chương trình phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12 gồm những nội dung chủ yếu sau:
* Nội dung thứ nhất là những chủ đề giúp HS tìm hiểu thế giới nghề nghiệp.
* Nội dung thứ hai là những chủ đề giúp HS tìm hiểu thông tin về định hướng phát triển KT - XH, về thị trường lao động ở địa phương, cả nước, xa hơn nữa là trong khu vực và thế giới.
* Nội dung thứ ba là những chủ đề giúp HS tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp của bản thân.
* Nội dung thứ tư là tư vấn chọn nghề cho HS.
* Nội dung thứ năm là GD cho HS thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các nghành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công.
Khi lớn lên, hầu hết mọi người đều mong muốn chọn cho mình một nghề. Đây là một nguyện vọng chính đáng, nhưng đối với thanh niên mới lớn việc chọn nghề là một vấn đề khó vì nó là một việc làm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bản thân người chọn nghề, đến gia đình và đến XH. Vì vậy, đối với HS THPT, chúng ta có thể thực hiện công tác hướng nghiệp qua các con đường:
* Một là qua giảng dạy các bộ môn khoa học. * Hai là qua GD công nghệ và lao động. * Ba là qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.
* Bốn là qua hoạt động ngoại khóa, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua gia đình và các tổ chức XH.
* Năm là qua việc giới thiệu các ngành nghề.
GDHN về cơ bản là quá trình GD điều chỉnh liên tục động cơ chọn nghề của HS, giúp HS lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở những nghề mà XH đang có nhu cầu nhân lực. Do đó cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
* Đảm bảo tính GD trong hướng nghiệp:
Hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung GD phổ thông, nhằm dẫn dắt HS hòa nhập với đội ngũ những người lao động XH. Hướng nghiệp là quá trình điều chỉnh hứng thú nguyện vọng của HS trong chọn nghề, để tránh chọn nghề một cách tự phát. Hướng nghiệp còn là việc cung cấp kiến thức, hình thành một số kỹ năng nghề nghiệp cho HS để các em có thể học tập và hành nghề trong tương lai. Từ đó có sự phân công lao động và sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo đồng bộ những người lao động phù hợp với cơ cấu lao động XH từng thời kỳ, phục vụ việc phát triển KT - XH, văn hóa.
* Đảm bảo phương hướng KTTH trong hướng nghiệp:
Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành nền GD phổ thông, mọi hình thức hướng nghiệp phải góp phần vào việc nâng cao chất lượng, thực hiện mục tiêu GD. Do đó công tác GDHN không chỉ đơn thuần là cung cấp cho HS những thông tin về ngành, nghề mà còn phải làm cho HS có những hiểu biết sâu sắc về những ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong những lĩnh vực sản xuất khác nhau. Từ sự hiểu biết đó, HS sẽ có thể dễ dàng trong việc chọn nghề cho bản thân một cách khoa học.
Công tác hướng nghiệp là nhiệm vụ của toàn XH, vì vậy các ngành cần phải có sự phối hợp chặt chẽ cùng ngành GD làm tốt việc giới thiệu, tuyên truyền và tư vấn ngành nghề cho HS, nhằm tuyển chọn những người lao động phù hợp cho ngành mình. Từ đó sẽ tạo ra mối quan hệ khắng khít giữa nhà trường và nơi sản xuất, có điều kiện để hỗ trợ nhà trường, cơ sở đào tạo giải quyết đươc những khó khăn cơ bản về CSVC kỹ thuật, tài liệu, công tác tư vấn hướng nghiệp.
* Đảm bảo tính thực tiễn trong hướng nghiệp:
Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông trung học góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công, sử dụng HS ra trường. Do đó cần phải gắn nội dung hướng nghiệp với xu thế phát triển kinh tế của địa phương tạo ra tiền đề cho việc sử dụng tiềm lực lao động tại địa phương. Nó có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện của kế hoạch đào tạo đội ngũ những người lao động kế cận của địa phương, chuẩn bị cho việc phân công lại lao động phù hợp với cơ cấu lao động của vùng kinh tế.
Hướng nghiệp là hoạt động GD, nhằm mục đích GD và ĐT thế hệ trẻ thành những người lao động thật sự có ích và phù hợp với quy mô phát triển KT - XH của địa phương, của vùng và của đất nước.
Hướng nghiệp có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, nếu làm tốt công tác hướng nghiệp sẽ sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi có tay nghề, ổn định lao động và khắc phục được tình trạng luân chuyển nhân lực từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác từ đó hạn chế được hiện tượng xáo trộn trong cơ cấu lao động, tránh được sự lãng phí nguồn nhân lực, hao phí sức người, sức của.
Bên cạnh ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, hướng nghiệp còn có ý nghĩa XH không thể phủ định được. Đây chính là quá trình điều khiển cơ cấu lao động XH theo xu thế phát triển kinh tế, phát triển sản xuất của địa phương, của vùng và của đất nước. Tạo một sự phân công lao động XH hợp lý và sự phân công lao động XH đã hình thành lại trở thành mục tiêu của sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp của những thế hệ tiếp sau đó.
Hướng nghiệp còn có ý nghĩa GD rõ rệt. Hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông hay tại các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp là một công việc đặt trong nội dung của cả hoạt động dạy của thầy lẫn hoạt động học của trò, hướng nghiệp gắn bó chặt chẽ với mọi mặt, mọi khâu của quá trình Dạy - Học và với đời sống XH. Hướng nghiệp có nhiệm vụ cơ bản là giúp HS điều chỉnh và chọn nghề một cách hợp lý để đi vào cuộc sống lao động nghề
nghiệp theo sự tiến triển của XH. Vì vậy hướng nghiệp được tiến hành như là một quá trình điều chỉnh hành động chọn nghề, làm cho hướng chọn nghề của thanh, thiếu niên tiệm cận cùng với hướng phát triển ngành nghề trong cuộc sống thực tế hết sức sinh động.
Hướng nghiệp có ý nghĩa chính trị, có chức năng thực hiện đường lối GD của Đảng và Nhà nước, thực hiện hóa đường lối GD trong đời sống XH. Ngày nay, cuộc đua tranh trong lĩnh vực sản xuất giữa các quốc gia diễn ra khá mãnh liệt. Trong cuộc chạy đua này, những nước bị tụt lại phần lớn là do không làm tốt công tác đào tạo người lao động, đào tạo một đội ngũ thợ lành nghề và những cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp. Làm tốt công tác GDHN thật sự có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lược con người, một nguồn lực “chất xám”
trong việc phát triển KT - XH đất nước. Đây là một bộ phận của chiến lược kinh tế, khoa học và công nghệ.
Qua tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: có thể nói GDHN là một công việc mà toàn XH phải có trách nhiệm tham gia. Trong điều kiện cho phép, các em cần được hướng nghiệp liên tục và thường xuyên bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường. Cũng cần nhấn mạnh rằng lao động nghề nghiệp là quyền lợi của mỗi con người trong XH và hướng nghiệp cũng là một trong những quyền lợi của các em. Các em cần được chọn nghề theo hứng thú, theo sở thích và công tác hướng nghiệp phải giúp chúng ngày cành nhận thức sâu sắc nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân lực mà XH đặt ra. Do đó, GDHN phải là công việc phải được XH quan tâm đặc biệt. Không nên để các em chọn nghề một cách tự phát, cũng không nên để cho số phận nghề nghiệp của mỗi HS, mỗi thanh thiếu niên phụ thuộc vào những gì hết sức ngẫu nhiên. Vì hướng nghiệp là quá trình dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế giới nghề nghiệp, giúp cho họ phát huy được hết năng lực lao động trong thế giới đó, có được cuộc sống thỏa mãn với lao động nghề nghiệp.