7. Phương pháp nghiên cứu:
3.2. xuất các biện pháp GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp tỉnh Kiên
Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang:
GDHN cho HS THPT là bài toán quan trọng, nan giải và cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm định hướng, phân luồng HS từ đó tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Để làm được việc này đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực dồi dào và đồng đều ở các mức độ khác nhau, từ đó có thể khẳng định vai trò của GD nói chung và GDHN nói riêng lại càng có tính quyết định.
Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH, liệu rằng nguồn nhân lực của chúng ta có trở thành một nhân tố quyết định cho việc “rút ngắn” quá trình phát triển, “tăng tốc” để thật sự trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của cà toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong sản xuất XH, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XH chủ nghĩa là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KT - XH của địa phương, của vùng và của đất nước.
Nguồn lực con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực được hiểu dưới hai góc độ đó là năng lực XH và tính năng động XH của con người.
Con người với tiềm năng vô tận, nếu được tự do phát triển, tự do tư duy sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động, giá trị sáng tạo và cống hiến thì tiềm năng vô tận đó của nguồn lực con người sẽ được khai thác và phát huy, trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn. Khai thác tối đa tiềm năng con người, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ và tay nghề là một trong những việc cần quan tâm thực hiện.
Đó là nguồn cung cấp sức lao động cho XH, là một bộ phận quan trọng của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị về vật chất và tinh thần cho XH. Tiềm năng đó bao hàm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người cũng như tính năng động XH của con người, đáp ứng với một cơ cấu nhất định do nền KT - XH đòi hỏi. Hiểu được vấn đề này sẽ giúp cho ta định hướng phát triển nguồn nhân lực như thế nào để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực XH của nguồn lực con người thông qua GD và ĐT, chăm sóc sức khỏe… và quan trọng hơn hết là khai thác tiềm năng đó như thế nào và bằng biện pháp gì để biến tiềm năng đó thành hiện thực trong hiện tại và trong tương lai.
Vậy nguồn nhân lực này, ở tỉnh ta sẽ có được từ đâu? Có thể trả lời nhanh rằng đó là từ việc phân luồng đào tạo nghề và GDTX các đối tượng HS tốt nghiệp THCS không tiếp tục học THPT, HS chưa tốt nghiệp THPT, HS bỏ học ở THPT, HS không trúng tuyển vào CĐ, ĐH. Cũng như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, đã từ lâu tỉnh Kiên Giang đã nhận thấy thực trạng đó và tiến hành thực hiện việc phân luồng HS sau trung học. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.
Từ khi thực hiện “hai không”, số HS trượt tốt nghiệp THPT và THPT hệ GDTX ở Kiên Giang chiếm gần 1/2 số HS dự thi. Năm học 2010 - 2011, theo thống kê nhanh đầu năm học, Kiên Giang có khoảng 4 ngàn HS THCS không học hay chưa đủ điều kiện vào lớp 10, khoảng gần 5 ngàn HS trượt tốt nghiệp (THPT và THPT hệ GDTX) trượt CĐ, ĐH. Vậy là có tổng cộng khoảng 9 ngàn HS sẽ không được đào tạo nghề và cứ thế mà đi thẳng ra thị trường lao động thì không chỉ là một sự lãng phí về vốn con người, mà có thể còn tạo thêm gánh nặng cho XH trong hiện tại và trong tương lai. Điều này cho thấy nhu cầu tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp trong HS phổ thông là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nếu cha mẹ HS, nhà trường và XH quan tâm và thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, GD nghề nghiệp thì gần 5 ngàn HS trượt tốt nghiệp (THPT và THPT hệ GDTX) trượt CĐ, ĐH này được rẽ sang học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS từ 3 năm trước và
sau từ 2 đến 3 năm các em đã có cơ hội đi làm. Nếu tính bình quân mức lương cơ bản hiện nay là 730.000 đồng/người/tháng thì số tiền thu về cho các em trong một năm làm việc là gần 43 tỷ 800 triệu đồng (chưa tính đến việc còn khoảng 4 ngàn HS THCS không học trong năm học này), đó là chưa tính đến mặt lợi ích mà XH có được nhờ công sức lao động của các em. Nếu 1 ngàn người trong số các em này (đã có tay nghề) đi xuất khẩu và tham gia lao động ở nước ngoài với tiền lương 5.000.000 đồng/người/tháng thì số tiền thu được cho bản thân, cho gia đình (và cả cho quê hương, đất nước) sẽ lên đến 60 tỷ đồng mỗi năm. Từ phân tích trên chúng tôi thấy, trong giai đoạn hiện nay cần phải quyết liệt thực hiện việc phân luồng HS để các em tiếp tục học tiếp ở trình độ TCCN, TCN
Chất lượng nguồn nhân lực được coi là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của một tỉnh, một vùng hay một quốc gia trong thời đại ngày nay. GDHN là yếu tố cơ bản cho việc phát triển con người toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực, trí tuệ, do đó GDHN có ý nghĩa quyết định đối với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, là nhân tố hàng đầu trong công cuộc phát triển KT - XH của mỗi quốc gia.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi nhiều năng lực “chất xám” của mọi người, nhất là thế hệ trẻ. Tăng cường nguồn lực “chất xám” trong việc phát triển KT - XH đất nước cần phải phát huy tính tích cực cá nhân làm chủ kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp. Vì vậy xây dựng các giải pháp GDHN nhằm định hướng, phân luồng sau bậc phổ thông là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang đó là: