7. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.2. Biện pháp huy động mọi nguồn lực, các lực lượng làm thay đổi nhận thức đối với XH về tầm
về tầm quan trọng của việc GDHN cho HS THPT:
* Mục đích của biện pháp:
Không phải HS nào học xong phổ thông cũng có khả năng vào ĐH nên chúng tôi nghĩ cần phải giúp các em nhận thấy dù học ngành gì, nghề gì thì đều có thể phục vụ cho gia đình hoặc địa phương nơi mình sống. Để công tác GDHN, dạy nghề phổ thông, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT thu được kết quả như mong muốn, thì cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn XH cùng chung sức thực hiện. Cụ thể cần có 6 đối tượng cùng bắt tay tham gia là gia đình - nhà trường - doanh nghiệp - Đảng, Nhà nước - phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng - Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên.
Tăng cường, đẩy mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thực hiện triệt để, có chiều sâu việc nâng cao nhận thức của người dân và của toàn XH về tư vấn, GDHN, định hướng nghề nghiệp cho HS. Làm thay đổi nhận thức của xã hội theo chiều hướng hiểu biết đầy đủ và khoa học về vai trò và ý nghĩa của công tác GDHN, dạy nghề cho HS phổ thông. Xây dựng kênh thông tin và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực mà XH cần một cách phong phú, chính xác, kịp thời từ đó phát triển nhu cầu đào tạo nghề hợp lý, tương xứng về quy mô, thời gian, làm cơ sở cho việc thực hiện phân luồng học sinh để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch của vùng và của đất nước cũng như cho tương lai của chính bản thân học sinh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của XH và năng lực của người học, từ đó đem thông tin cụ thể và thiết thực, rõ hơn, nhanh hơn đến với mọi người bằng nhiều hình thức, phương tiện nhưng có thể nói vai trò của các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng là rất quan trọng để từ đó tác động sâu sắc đến nhận thức của mọi người, trước hết là trong cán bộ, công chức, viên chức, cha mẹ HS, HS cũng như mọi người dân.
Nếu thực hiện tốt biện pháp này sẽ làm thay đổi rõ rệt tư tưởng “chuộng bằng cấp”, “trọng thầy, khinh thợ”, từ đó thấy rằng nghề nào cũng đáng quý, đáng trọng và vào ĐH không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Đồng thời cũng làm thay đổi đáng kể sự nhận thức của các đơn vị sử dụng nhân lực là không phải chỉ có kỹ sư hay cử nhân mới đáp ứng nhu cầu công việc của đơn vị.
* Nội dung và cách thực hiện:
Qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, hệ thống phát thanh, Internet... để thực hiện việc thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp, nhu cầu đào tạo nghề, thị trường lao động, dự báo nhu cầu nghề nghiệp và việc làm, nhu cầu nguồn nhân lực mà XH cần sao cho nhanh, chính xác, kịp thời đến tận nhà trường, gia đình, HS và mọi người dân. Xây dựng kênh thông tin về chương trình GDHN sao cho sinh động, phong phú, ngắn gọn, xúc tích, có sức thu hút và lan tỏa nhanh, được phát vào thời điểm với quỹ thời gian thích hợp trong ngày trong tuần. Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của công nghệ thông tin, thông tin mạng Internet không còn xa lạ nữa với HS THPT, do đó cần tận dụng kênh này nhưng phải thật sự chú ý đến việc đi sâu tuyên truyền giới thiệu, cung cấp thông tin chuyên sâu trong từng lĩnh vực nghề nghiệp thực tế gắn với sự phù hợp về năng lực, sở thích và ưu thế về cơ hội làm việc khi tốt nghiệp để HS lựa chọn, tìm hiểu và có quyết định phù hợp về hướng đi sau THPT. Đồng thời cũng để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, phổ biến thực hiện công tác GDHN của cả hệ thống chính trị, của nhà trường, gia đình và XH.
Bên cạnh đó, vai trò của cả hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Đoàn Hội) qua sự chỉ đạo các cấp chính quyền, các Bộ ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trong công tác GDHN là rất quan trọng. Với việc quan tâm và có trách nhiệm trong công tác GDHN sẽ có các văn bản chỉ đạo, chế độ chính sách cụ thể, chương trình hành động rõ ràng, kế hoạch thực hiện chu đáo ở cấp vĩ mô và vi mô. Các cấp chính quyền, đoàn thể ở cơ sở là những tổ chức gần dân nhất, thông qua các buổi họp dân hàng tháng ở tổ nhân dân tự quản, khu phố (ấp), bình xét gia đình văn hóa,... để xây dựng các tiêu chí và lồng ghép việc tuyên truyền nhưng cần xây dựng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, nhớ lâu, phải được thực hiện thường xuyên và phù hợp với thực tế của địa phương. Phối kết hợp thường xuyên, nhịp nhàng, hiệu quả cùng các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp, các trường, các
của lãnh đạo địa phương. Nếu thực hiện tốt việc tuyên truyền, thì có thể nói đã góp phần tích cực cùng với ngành GD và ĐT trong việc GDHN, tư vấn, định hướng nghề nghiệp không những đối với HS mà còn đến cả người dân do mình quản lý. Không những chỉ có tổ chức chính quyền, đoàn thể mà còn có cả mọi người dân sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác GDHN và cũng góp phần không nhỏ cùng với ngành LĐTB và XH giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho địa phương và cho người dân của mình.
Vai trò của gia đình mà cụ thể là của cha mẹ HS có ảnh hướng rất lớn đến việc quyết định chọn nghề và hướng đi của HS. Vì thế cần phải thực hiện việc tuyên truyền thông qua các buổi họp giữa cha mẹ HS với giáo viên và nhà trường. Những buổi tham vấn đầu năm khi đến trường tìm hiểu, chọn nơi và thực hiện thủ tục cho con em mình vào học tập. Những buổi tư vấn, sinh hoạt về các lĩnh vực nghề nghiệp, sinh hoạt hướng nghiệp khi lựa chọn nghề phổ thông (đối với HS các trường THPT) cũng như học nghề trình độ TCN (đối với HS của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang vừa học THPT hệ GDTX và học nghề). Từ đó sẽ giúp cha mẹ HS có những suy nghĩ tích cực, nhận thức đầy đủ, hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của công tác GDHN, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Hoạt động này cần phải được thực hiện thường xuyên với nội dung phong phú, cụ thể, rõ ràng, đi sâu, phân tích kỹ và đúng vào lĩnh vực mà cha mẹ HS quan tâm đó là học lực hiện tại của con em họ, đưa ra và phân tích một số hướng đi sau THPT phù hợp với năng lực của HS và nhu cầu thực tế tại địa phương. Từ đó thực hiện tư vấn, định hướng và cùng cha mẹ HS xây dựng hướng đi phù hợp sau THPT. Với lợi thế của Trung tâm là một đơn vị vừa thực hiện công tác GDHN, dạy nghề phổ thông cho HS vừa tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ Trung cấp với nhiều ngành nghề phục vụ phát triển KT - XH của địa phương, thiết nghĩ Trung tâm sẽ vận dụng ưu thế và phát huy tốt vai trò của mình trong khâu tuyên truyền làm thay đổi nhận thức không chỉ của cha mẹ HS mà còn cả một lực lượng lớn HS đang theo học tại Trung tâm.
Một lực lượng lớn quyết định đến sự thành công của công tác GDHN đó là HS. Việc tuyên truyền để giúp HS hiểu biết nghề nghiệp, nhận rõ học lực, năng lực thực của mình, hình dung được những ngành nghề mà mình dự định theo học cũng như cơ hội việc làm, công việc sau khi tốt nghiệp là một công tác khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt GDHN, tìm hiểu qua học nghề phổ thông, sinh hoạt đoàn, hội, sinh hoạt lớp. Tham quan dã
ngoại những cơ sở SXKD, nhà máy, công ty, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có thiện chí với việc tiếp nhận HS có tay nghề sau khi tốt nghiệp. Những mô hình thanh niên lập nghiệp thực tế có hiệu quả của tổ chức đoàn, hội. Gặp mặt, trao đổi và có sự chủ động định hướng của những doanh nhân, những nhà SXKD giỏi, những người thành đạt trong lĩnh vực nghề nghiệp. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng phải phù hợp với kế hoạch học tập, được thực hiện từ khi bắt đầu vào học tập tại các trường THPT cũng như tại Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang và các trường, các đơn vị khác có cùng chức năng nghề nghiệp. Bên cạnh việc tuyên truyền phải giúp các em nhận thức và hiểu thấu bức tranh nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại và tương lai tại địa phương, vùng và của đất nước để các em xác định và hiểu được rằng “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” và nghề nghiệp cũng là một trong những con đường vinh hiển để các em tiến thân, lập nghiệp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong quá trình GDHN. Phải có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo với các trường để mỗi doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp là một cơ sở hướng nghiệp, đồng thời có thể đặt hàng đào tạo. Các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp nên tham gia vào công tác GDHN, cùng với Trung tâm cũng như các đơn vị khác thiết kế, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy và đào tạo cho phù hợp với thực tế SXKD tại doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp. Bố trí việc làm hợp lý sau khi HS tốt nghiệp.
* Điều kiện thực hiện:
Trước hết các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng phải xác định đúng, nhận thức chính xác về vai trò, sự cần thiết phải góp sức thực hiện GDHN cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho hoạt động này trong thời gian tới. Phải có một cuốn sách nào nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề hướng nghiệp hay tư vấn học đường cho HS phổ thông. Cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho mọi người, không những xoay quanh việc tư vấn về tuyển sinh, mà còn phải tổ chức được nhiều chuyên đề, chuyên mục mang tính giáo khoa về vấn đề này. Phối hợp hiệu quả với ngành GD và ĐT, LĐTB và XH nhằm góp phần thực hiện thành công việc phân luồng HS từ đó có nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ sự phát triển KT - XH của địa phương.
Nhà trường THPT nói chung và Trung tâm nói riêng KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang phải chủ động trong việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động đảm bảo sự linh động
chức năng, nhiệm vụ, có sự phân công phân nhiệm của các bên rõ ràng cụ thể để căn cứ thực hiện. đưa ra phương pháp phối hợp và thời gian thực hiện chặt chẽ, hợp lý. Chế độ thông tin, báo cáo, giao ban cho tiến độ thực hiện cụ thể. CSVC, trang thiết bị, tài chính của các bên tham gia rõ ràng. Văn bản ký kết thỏa thuận phải quy định trách nhiệm của các bên tham gia trong việc đào tạo và sử dụng hợp lý HS có tay nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.
GDHN là giúp HS ý thức lao động, phương hướng lựa chọn nghề và cung cấp những kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể XH bằng chức trách nhiệm vụ được quy định phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác và hoạt động GDHN được thực hiện trong điều kiện tốt nhất. Bằng những văn bản pháp lý, chỉ đạo hiệu quả các cơ sở SXKD, nhà máy, công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp chung tay tiếp sức với các đơn vị thực hiện công tác GDHN. Tiếp nhận HS thực tập, nhận HS có tay nghề khi tốt nghiệp. Tham gia tốt trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho HS tham quan cơ sở, tổ chức nói chuyện trong lĩnh vực mà mình đang SXKD.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc chọn nghề của HS trong thời gian qua là chưa có một cơ quan chức năng dự báo những ngành nghề mà XH đang có nhu cầu để định hướng cho người lao động. Không nên dự báo thời vụ rồi vẽ ra một bức tranh toàn cảnh với những màu sắc, con số hấp dẫn nhưng chỉ để trong phòng trưng bài ngắm nghía. Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đã đến lúc phải được các cấp lãnh đạo nhìn nhận là một công trình khoa học được thực hiện bởi những người thực sự am hiểu và tâm huyết. Những năm tới, nhu cầu lao động sẽ thay đổi theo từng ngành nghề, theo hướng giảm dần các ngành, nghề sử dụng lao động trình độ thấp, ưu tiên sử dụng công nhân lành nghề, các ngành sản xuất công nghệ cao. Vì vậy đòi hỏi công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai phải được cấp thẩm quyền chỉ đạo nghiêm túc thực hiện, có lộ trình và đạt tính khả thi lâu dài. Phải chính xác, phù hợp với thực tế của địa phương, sát với định hướng của vùng và của đất nước. Đây là nhu cầu thực tế mà cũng là yêu cầu bức xúc và cấp bách đòi hỏi phải nghiêm túc nhìn nhận những thiếu sót để có cái nhìn cận cảnh từ đó có cơ hội sở hữu nguồn nhân lực dồi dào phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và tỉnh ta nói riêng.