7. Phương pháp nghiên cứu:
2.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng trên:
Qua tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi nhận thấy tuy công tác GDHN, dạy nghề phổ thông, tư vấn, phân luồng HS sau THPT được Trung tâm quan tâm và tổ chức thực hiện quyết liệt và đã đạt được những kết quả tương đối so với nhiều đơn vị trong tỉnh cùng chung chức năng như Trung tâm. Tuy nhiên trong công tác GDHN vẫn còn có những nội dung chưa hiệu quả do những nguyên nhân sau:
- Thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp cho HS tham khảo, gần đây đã được các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng quan tâm thực hiện, đã có những chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung đến hẹn lại lên, vẫn còn theo mùa vụ và chủ yếu là thông tin tuyển sinh nhiều hơn là chú ý đến việc đi sâu tuyên truyền giới thiệu, cung cấp thông tin chuyên sâu trong từng lĩnh vực nghề nghiệp thực tế để HS lựa chọn, tìm hiểu.
- Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại và tương lai còn mang tính hình thức. Sự quy hoạch khu vực ngành nghề phục vụ phát triển KT - XH của địa phương, vùng, đất nước chưa được quan tâm và gần như còn bỏ ngõ.
- Do việc định hướng nghề của HS chưa tốt, ý thức quan tâm đến tương lai sau THPT chưa được các em chú ý nhiều, còn ỷ lại rất lớn vào gia đình mặc khác tâm lý chuộng bằng cấp từ cha mẹ và HS còn phổ biến dẫn đến các em chọn nghề gần như theo cảm tính.
- Nhận thức của cha mẹ HS cũng như bản thân HS về ý thức tham gia học nghề phổ thông là nhằm định hướng và thử sức mình trong lĩnh vực nghề nghiệp chưa cao. Có một thực tế đang tồn tại trong việc lựa chọn nghề phổ thông trong khi đang học THPT là không nhằm nâng cao sự hiểu biết nghề nghiệp và chuẩn bị cho việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp sau THPT mà HS THPT đến Trung tâm học nghề phổ thông mục đích chỉ để có tối đa được 2 điểm ưu tiên cộng vào kết quả thi khi xét tốt nghiệp THPT cũng như để hoàn hành chương trình học tập. Nên có hiện tượng đỗ xô vào những nghề dễ học, ít hoặc không cần đầu tư nhiều công sức mà kết quả vẫn có điểm ưu tiên. Vẫn có những HS chỉ biết học mà chưa định hướng rõ ràng là mình học để làm gì, tìm hiểu gì, làm ở lĩnh vực nào.
- Công tác GDHN cho HS chưa được chú trọng đúng mức từ các trường THPT. Hầu hết HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều có nhu cầu là được tư vấn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai để có thể nhận rõ năng lực thực của mình, hình dung được những ngành nghề mà mình dự định theo học cũng như cơ hội việc làm, công việc sau khi tốt nghiệp. Từ đó, dù tốt nghiệp hay không tốt nghiệp THPT, các em cũng có sẵn một con đường để lựa chọn.
- CSVC, trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng cho việc giảng dạy và nhu cầu học tập thực hành của HS, còn nhiều bất cập, chậm và thiếu sự quan tâm đầu tư sao cho đúng với chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
- Chưa huy động, cũng như chưa mời được thường xuyên các chuyên gia, người thật việc thật, các nhà SXKD giỏi, các doanh nghiệp đến cùng tham gia, phối hợp thực hiện trong công tác GDHN.
- Do phải đảm bảo về nội dung chương trình, thời lượng theo quy định đã ngắn còn bị giảm bớt nên ít nhiều vẫn có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác GDHN.
- Thiếu các văn bản mang tính pháp lý, sự chỉ đạo quyết liệt trong việc phân luồng HS sau phổ thông. Mặc dù chúng ta đang thực hiện việc phổ cập THPT nhưng không nhất thiết là tất cả HS phải học THPT mà có thể đi theo nhiều luồng khác nhưng đích cuối cùng vẫn đạt trình độ văn hóa THPT, đồng thời được đào tạo nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu XH.
- Chế độ chính sách cho việc học TCCN, học nghề chưa cụ thể, thiếu sự ưu tiên trong khi đang rất cần một nguồn nhân lưc có tay nghề và có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp
Kết luận chương 2
Luận văn đã khảo sát và thu thập nhiều ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên, đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng GDHN cho HS THPT. Qua tìm hiểu, trao đổi và khảo sát, chúng tôi nhận thấy công tác GDHN, dạy nghề phổ thông, tư vấn phân luồng HS sau THPT đã được Trung tâm quan tâm và tổ chức thực hiện từ những năm đầu khi mới được thành lập và nhất là trong thời gian gần đây. Qua kết quả khảo sát cho thấy Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc xây dựng được hệ thống các biện pháp GDHN nhằm khắc phục tình trạng HS nhầm luồng. Có những biện pháp tích cực, có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho HS THPT, từ đó giảm bớt tình trạng HS nhầm luồng. Có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng CSVC trong khả năng tài chính của Trung tâm. Xây dựng chương trình, mục tiêu bám sát nhiệm vụ của đơn vị. Đội ngũ CBQL và giáo viên trẻ, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm và nhất là tâm huyết với công tác GDHN, dạy nghề.
Tuy nhiên trong công tác GDHN vẫn còn có những nội dung chưa hiệu quả như chưa nâng cao được nhận thức của cha mẹ HS cũng như bản thân HS về ý thức tham gia học nghề phổ thông là nhằm định hướng và thử sức mình trong lĩnh vực nghề nghiệp. Mục tiêu, chương trình, nội dung chậm được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn hiện nay. Hình thức còn thiếu sự phong phú, đa dạng. CSVC, trang thiết bị, phương tiện còn nhiều bất cập, thiếu sự đầu tư từ các cấp các ngành. Chưa huy động, cũng như chưa mời được thường xuyên các chuyên gia, người thật việc thật, các nhà SXKD giỏi đến cùng phối hợp trong công tác GDHN. Việc giúp HS có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và nhu cầu XH vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác GDHN, dạy nghề phổ thông còn nặng về việc chuyển tải những đơn vị kiến thức, những kỹ năng thực hành của một nghề hơn là giới thiệu những ngành nghề để giúp HS tiếp cận làm quen sau đó là yêu thích và đặt ra hướng đi cho tương lai của HS. Chỉ dạy những gì mà đơn vị hiện có chứ chưa đủ khả năng để đầu tư vào đúng thực tế của lĩnh vực nghề nghiệp. Tâm lý HS học nghề phổ thông chỉ để có tối đa được 2 điểm ưu tiên cộng vào kết quả thi khi xét tốt nghiệp, từ đó chất lượng không cao.
Nhìn tổng thể các biện pháp GDHN của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang cho HS THPT đã có nhiều cố gắng nhưng còn chịu nhiều ràng buộc nhiều về mục
tiêu, chương trình, cơ chế, chính sách, tài chính. Chưa chủ động trong việc xây dựng biện pháp phối hợp tốt với các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, cơ sở SXKD và dịch vụ. Với các nhà sản xuất giỏi, doanh nhân tiêu biểu, thành đạt trong lĩnh vực nghề nghiệp. Chính vì thế việc khắc phục tình trạng HS nhầm luồng tuy đơn vị rất cố gắng nhưng diễn biến chậm, chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn của đơn vị.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG