Biện pháp tạo cơ hội cho HS THPT của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp Kiên Giang được

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 83 - 87)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.2.3. Biện pháp tạo cơ hội cho HS THPT của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp Kiên Giang được

được học tập phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và đáp ứng yêu cầu XH bằng phân luồng hợp lý trong GD:

* Mục đích của biện pháp:

Hiện nay theo chúng tôi nhận thấy là thiếu sự quản lý nhà nước và vận động XH giúp cho việc phân luồng, người tốt nghiệp ở các cơ sở GD nghề nghiệp, đặc biệt là đối tượng sau THCS khó tìm việc khi ra trường, mức đãi ngộ lại không cao khiến các em dễ bị hụt hẫng. Chương trình đào tạo trong trường TCCN, TCN và khả năng liên thông từ TCCN, TCN lên CĐ, ĐH có nhiều hạn chế. Mặt khác, quan điểm theo học tại các trường TCCN hay học nghề đối với nhiều cha mẹ và HS vẫn còn khá nặng nề, tâm lý e sợ làm "thợ" vẫn còn đè nặng trong XH. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, tiền lương theo cấp học sau khi tốt nghiệp còn thực hiện cào bằng. Một người thợ giỏi nghề hiện nay chưa được xem và chưa xứng đáng để được hưởng mức đãi ngộ tương đương một kỹ sư mặc dù điều này là rất hợp lý.

Phân luồng hướng nghiệp cho HS sau phổ thông nói chung và sau THPT nói riêng hiện nay là việc làm khó và trong thời gian qua chưa thu được kết quả như mong muốn. Phần đông HS đều không muốn học TCCN hay vào các trường nghề vì tốt nghiệp xong khó xin việc làm. Bên cạnh đó, tâm lý XH cũng như các đơn vị sử dụng nhân lực chưa chấp nhận bằng tốt nghiệp TCCN, TCN của những HS tốt nghiệp THCS hoặc đã học xong chương trình lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp THPT vào học nghề là những HS có trình độ văn hóa tương đương THPT.

Vì vậy, cần tạo một môi trường pháp lý thông thoáng nhưng đủ mạnh. Tăng cường sự quản lý nhà nước về việc thực hiện tư vấn GDHN, định hướng, GD nghề nghiệp cho mọi người. Hoàn thiện nhanh cơ cấu hệ thống GD quốc dân, thực hiện đồng bộ việc không nhất thiết tất cả HS sau khi tốt nghiệp THCS phải học THPT mà có thể đi theo những “luồng” khác nhưng vẫn đạt trình độ văn hóa trung học, đồng thời được đào tạo nghề phù hợp. Tạo cơ chế phối hợp liên thông đồng bộ để nâng cao chất lượng GD nghề nghiệp, tạo cơ hội để người học được học tập suốt đời, từ đó có nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH ở địa phương và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

* Nội dung và cách thực hiện:

Phân luồng trong GD là một biện pháp tổ chức hoạt động GD trên cơ sở thực hiện việc tư vấn GDHN, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục được học ở cấp

học hoặc trình độ phù hợp hay cao hơn, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động theo yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương.

Có thể nói rằng, không có bậc làm cha làm mẹ nào lại không muốn cho con học đến nơi đến chốn, làm ông này, bà nọ, làm bác sĩ, kỹ sư... Mặc khác, HS cũng chưa tự đánh giá được đúng phẩm chất và năng lực, những đặc điểm về tâm sinh lý, những điểm mạnh điểm yếu của bản thân, hoàn cảnh gia đình cũng như đặc điểm KT - XH của địa phương nơi mình sinh sống. Do đó phần lớn HS chọn nghề chỉ theo một suy nghĩ duy nhất là dựa vào ý thích cá nhân, hoàn toàn theo cảm tính và chủ quan. Vì vậy, không ít HS biết rằng đi thi cũng ít khả năng đỗ, song cũng cứ đi thi xem sao, đi thi theo phong trào, đi thi vì một chút sỹ diện cá nhân và gia đình, đi thi vì để được đi đây, đi đó, ra tỉnh, lên thành phố…

Việc phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho HS phổ thông, giúp các em biết được khả năng của mình, hiểu yêu cầu của nghề để trên cơ sở đó, các em định hướng đi vào lĩnh vực nghề nghiệp mà XH đang có nhu cầu nhân lực là vô cùng cần thiết. Có 4 căn cứ để nói rằng việc phân luồng HS sau phổ thông vào học nghề hoặc học ở trình độ tương ứng là đúng hướng: Thứ nhất là căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của con người, người ta nhận thấy có 2 loại, một loại tạm gọi là “trí” và loại kia là “thể”. Loại “trí” có thể phát triển học văn hóa, phát triển sự học lên cao trong khi đó loại “thể” lại có ưu điểm hơn khi rẽ sang học nghề. Thứ hai là một bộ phận người dân trong XH có thu nhập thấp, không có khả năng tài chính để nuôi cho con cái của mình học lên những bậc cao. Thứ ba là nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo cho XH, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Thứ tư là giảm áp lực tất cả HS sau khi tốt nghiệp THCS đều dồn vào THPT rồi cố chen vào một con đường là học lên ĐH.

Vì lẽ đó, để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề, tránh lãng phí thời gian tiền bạc của HS, cha mẹ HS và của XH, cũng nhằm tạo động cơ học tập một cách đích thực cho phổ cập GD THCS, cần phải phân luồng HS khi các em bắt đầu vào THPT để một bộ phận rẽ sang học TCCN, học nghề. Đối với HS có học lực khá, giỏi thì hướng các em tiếp tục học THPT rồi đi vào CĐ, ĐH, đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoặc học cao hơn phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu XH nhưng phải xem xét đến yếu tố kinh tế gia đình. Đối với HS có học lực từ trung bình khá trở lên, có điều kiện kinh tế thì hướng vào học THPT dân lập, tư thục hay đến Trung tâm học văn hóa, nghề. Đối với HS có học lực từ trung bình khá trở xuống, có điều kiện kinh tế khó khăn cần định hướng cho các em đến các cơ sở dạy

nghề trong tỉnh nói chung và Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang nói riêng học THPT hệ GDTX đồng thời vừa học nghề trình độ trung cấp hoặc chỉ học THPT hệ GDTX hay chỉ học TCN.

Bên cạnh đó, muốn phân luồng để HS vào các cơ sở dạy nghề thì bản thân các cơ sở này phải khẳng định lại vị trí, CSVC, thương hiệu, hình ảnh để cha mẹ HS tin tưởng gửi con em của mình, đồng thời có nhiều biện pháp thu hút HS. Chủ động nói chuyện, tư vấn, phân tích, định hướng với cha mẹ HS về năng lực học tập của con em họ cũng như tự giới thiệu về chính bản thân cơ sở dạy nghề của mình, nhu cầu việc làm, cơ chế chính sách, sự hỗ trợ, được vay vốn học nghề… để từ đó cha mẹ HS thấy được không chỉ có vào THPT, ĐH thì mới có tương lai. Con đường học nghề cũng là một trong những con đường tươi sáng để các em tiến thân, lập nghiệp. Mặt khác, rất cần giúp các em nuôi mơ ước rằng một khi tốt nghiệp TCCN hay TCN nếu các em có năng lực thật sự thì cánh cửa CĐ, ĐH vẫn mở rộng đón các em bằng hình thức học tập liên thông, chuyển tiếp nếu các em hội đủ điều kiện.

Công tác hướng nghiệp, định hướng cho HS nên thực hiện một cách tích cực nhất bằng cái tâm, cái tình của những người làm công tác GDHN, của gia đình và XH để các em ham thích học nghề, thấy được lợi ích của việc học nghề và từ đó tự nguyện đến môi trường nghề nghiệp chứ không phải tư vấn kiểu “sức của em học văn hóa không được, thôi học nghề đi”, hay “gia đình khó khăn quá, không có khả năng nuôi con học ĐH, thôi học nghề đi”... Vì đối với nghề nghiệp, nếu có yêu thích, có niềm đam mê khám phá và chiếm lĩnh thì con đường học nghề và hành nghề mới thành công và không phải “ngã ngựa giữa đường”. Phải thay đổi cho được lối suy nghĩ trọng nghề làm quan, làm lãnh đạo, quản lý. Nghề này có quyền lực đi kèm quyền lợi, bổng lộc. XH ngày nay đang mở ra cho thanh niên nhiều con đường để thành đạt. Cần đề cao và thực hành giá trị nghề nghiệp theo sự thành thạo, tinh thông, tay nghề cao, sáng tạo và theo kết quả cuối cùng ở sản phẩm làm ra (cả số lượng và chất lượng), ở sự phục vụ XH chứ không phải ở bằng cấp hay chức vụ thuần túy.

Đối với HS cũng như người lao động không đạt trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS, Trung tâm nên tư vấn và tạo điều kiện để họ học nghề Sơ cấp (dưới 1 năm), nghề ngắn hạn, thường xuyên (từ 3-6 tháng) để họ có tay nghề cơ bản tham gia lao động mưu sinh kiếm sống bằng những truyền thống mà Trung tâm đang duy trì theo hướng phát triển nghề truyền thống của địa phương. Mô hình dạy nghề miễn phí mà Trung tâm đang thực hiện cho

tộc trên địa bàn thành phố Rạch Giá, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nên duy trì thực hiện. Đối với những đối tượng này sẽ đặt trọng tâm của việc dạy nghề theo phương châm: “dễ hiểu, dễ học, dễ kiếm sống, thích ứng nhanh, giải quyết vấn đề địa phương”.

* Điều kiện thực hiện:

Trên thực tế, hệ thống GD đào tạo nghề chưa gắn kết được với cơ sở sản xuất, kinh doanh, chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường lao động. Hầu hết các trường TCCN, TCN mới chỉ đào tạo theo cái mình có, chứ chưa đào tạo theo cái mà doanh nghiệp cần, dẫn tới tình trạng thiếu lao động có tay nghề, nhiều HS, sinh viên ra trường thiếu việc làm. Theo Bộ GD và ĐT, có tới 50% số HS sau học nghề và đang làm việc tại các doanh nghiệp cần phải đào tạo lại. Nhìn thấy thực trạng đó, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã có những điều chỉnh, chỉ đạo, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong thời gian tới như sau: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 chỉ rõ: “giải quyết việc làm từ 32.000 đến 35.000 lao động/năm. Năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề đạt 43%; giảm tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 4,3%” [44, tr.42].

Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã nêu rõ: “Phát triển nhân lực phải phù hợp với ngành nghề, tiềm năng lợi thế của tỉnh và chất lượng ở cả 03 bậc cao, trung và nghề kỹ thuật, chú trọng nhân lực khoa học kỹ thuật quản lý đầu đàn, nhân lực có trình độ cao trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các lĩnh vực mũi nhọn then chốt của tỉnh. (…) Chú trọng GDHN từ các cấp trung học cơ sở để HS lựa chọn nghề nghiệp hợp với khả năng và yêu cầu của địa phương; mặt khác thông qua hệ thống chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để có nhận thức và quan niệm đúng về học tập và định hướng nghề nghiệp cho con em. Thực hiện phân luồng HS sau THCS và THPT, đảm bảo 70 - 80% HS tốt nghiệp THCS lên THPT, số còn lại vào học nghề. Đối với HS tốt nghiệp THPT vào THCN và học nghề 30 - 35% giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ THPT vào học nghề tăng dần qua các năm sau” [48, tr.7-9].

Chú trọng việc tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực CBQL, giáo viên. Đầu tư CSVC khang trang hiện đại, mở rộng mạng lưới các cơ sở dạy nghề vệ tinh của Trung tâm có chất lượng đủ sức thu hút các HS tốt nghiệp THCS và người lao động vào học. Cũng cố

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w