7. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.4. Thực trạng về nhận thức nghề nghiệp của HS THPT:
Chúng ta biết rằng, yếu tố nhận thức là một quá trình quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động của con người và chi phối hành vi của con người. Nhận thức nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu của XH đối với nghề, những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm sinh lý đối với người làm nghề đó và cũng là sự phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
Khi chọn nghề nghiệp, đòi hỏi HS không chỉ nắm được những yêu cầu của nghề, yêu cầu của XH đối với nghề mà còn phải hiểu được khả năng, đặc điểm của chính mình nhằm chọn cho mình một nghề thích hợp.
Để tìm hiểu nguyện vọng của HS nhu cầu được trang bị kiến thức về nghề nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi: “Bạn có nguyện vọng được trang bị kiến thức về nghề không?”.
Kết quả thu được thể hiện qua bảng 5 như sau:
Có 362 ý kiến chiếm 72,4% HS cho rằng rất muốn được trang bị kiến thức về nghề nghiệp để có nhận thức cơ bản từ đó biết, hiểu cũng như sẽ tự tin để chọn đúng ngành nghề thích hợp cho hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai. Bên cạnh đó cũng còn có 138 ý kiến chiếm 27,6% cho rằng có trang bị kiến thức nghề nghiệp hay không cũng được.
Bảng 5: Nguyện vọng được trang bị kiến thức về nghề của HS THPT Đơn vị tính: Người STT Nội dung HS Trả lời % 1 Rất muốn 362 72,4 2 Có cũng được 138 27,6 3 Không cần thiết 0 0 Tổng cộng 500 100
Để tìm hiểu nhận thức của HS về giá trị nghề nghiệp, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “bạn hiểu thế nào về nghề nghiệp mà bạn dự định chọn?”. Chúng tôi nhận thấy kết quả thể hiện ở bảng 6 như sau:
Có 301 ý kiến chiếm 60,2% HS trả lời đúng khái niệm về nghề đó là “Nghề là một công việc được đào tạo bài bản, tạo ra việc làm ổn định lâu dài, có thu nhập đảm bảo cuộc sống bản thân, gia đình và phát triển XH”. Có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng bởi sự hiểu biết về khái niệm nghề những dấu hiệu tích cực. Đây là chỗ dựa cho các em chọn nghề sau này.
Bên cạnh đó vẫn còn 199 ý kiến chiếm 39,8% HS là chưa trả lời đúng về khái niệm nghề, đây là vấn đề cũng rất cần quan tâm. Cụ thể:
- Có 45 ý kiến chiếm 9% HS cho rằng “Nghề là một công việc được XH trọng dụng và đánh giá cao”.
- Có 16 ý kiến chiếm 3,2% HS cho rằng “Nghề là một công việc có thu nhập cao và dễ nỗi tiếng”.
- Có 76 ý kiến chiếm 15,2% HS cho rằng “Nghề là một việc làm nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích của cá nhân”.
- Có 62 ý kiến chiếm 12,4% HS cho rằng “Nghề có thể tự kinh doanh, không phải lao động nặng nhọc, vất vả”.
Bảng 6
Việc hiểu chưa đúng khái niệm nghề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn nghề của HS. Do đó Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang cũng cần lưu ý và quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp trong quá trình dạy nghề phổ thông, tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp nhằm giúp HS có nhận thức đầy đủ và cụ thể hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Nếu so sánh theo giới tính chúng tôi nhận thấy, số HS nam (193 chiếm 65,2%) có nhận thức về nghề cao hơn HS nữ (108 chiếm 52,9%).
Nếu so sánh sự hiểu biết về khái niệm nghề giữa 3 khối lớp, chúng tôi nhận thấy như sau:
- HS khối 10 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 54,4%. - HS khối 11 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 67,4%. - HS khối 12 hiểu biết và nhận thức đúng về nghề chiếm 64,2%.
Nhìn vào số liệu này có thể thấy HS khối 11 có nhận thức về nghề cao, đây cũng là điều dễ hiểu vì trong năm học lớp 11, các em được học Nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang, ngoài việc được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp PTTH, các em còn thường xuyên tiếp xúc trong môi trường nghề nghiệp, tiếp xúc với thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp nên nhận thúc nghề có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên ở thời điểm khảo sát này, sự nhận thức của HS THPT chỉ ở mức trung bình khá (62%). Đây là điều đáng lo ngại vì nếu các em có sự hiểu biết đúng trong lĩnh vực nghề nghiệp thì đó sẽ là cơ sở, là điều kiện để các em chọn hướng đi đúng sau khi hết THPT. Ngược lại sẽ làm các em lúng túng, thiếu cơ sở và gặp nhiều khó khăn cho dự tính hướng đi trong tương lai.
Nhận thức nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng, là cơ sở định hướng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của HS. Việc nhận thức nghề nghiệp của HS càng đầy đủ, sâu sắc, chính xác sẽ giúp HS có cơ sở vững chắc. Do đó đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho HS THPT. Công việc này yêu cầu phải thực hiện có hiệu quả khi các em vào học từ năm lớp 10 tại trường THPT.
2.3.5. Thực trạng về nhận thức thị trường lao động của HS THPT:
Thị trường lao động được hiểu như là nhu cầu lao động của XH đối với một ngành nghề nào đó. Đối với HS THPT, nhận thức về thị trường lao động thể hiện nhận thức của HS về nhu cầu của XH đối với nghề.
Để tìm hiểu nhận thức của HS về thị trường lao động của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi: “Theo bạn, hiện nay tỉnh ta đang cần lao động trong lĩnh vực nào nhiều nhất?” và kết quả thu được 1424 ý kiến trả lời được thể hiện ở bảng 7.
Qua kết quả thu được ở bảng 7, chúng tôi nhận thấy:
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy có lĩnh vực HS xác định đúng nhưng cũng có lĩnh vực xác định chưa được đúng và chưa phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh cũng như sự thiếu hụt lực lượng lao động cũng như cán bộ trong các lĩnh vực, ngành nghề trong tỉnh hiện nay cũng như trong thời gian tới. Cụ thể các em cho rằng:
- Ở lĩnh vực công nghiệp, các em đã xác định đúng, đây là ưu tiên số một của tỉnh trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai với 710 ý kiến chiếm 49,8% HS. Thật vậy, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định trọng tâm từ nay đến 2015 đó là “tập trung phát triển mạnh công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông - thủy sản; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí - đóng, sửa chữa tàu thuyền; công nghiệp năng lượng; công nghiệp phục nông nghiệp, nông thôn” [44, tr.43].
Bảng 7: Nhận thức của HS THPT về các lĩnh vực thiếu nhiều lao động nhất
Đơn vị tính: Ý kiến
STT Các lĩnh vực Tổng số
Ý kiến % 1 Công nghiệp:
- Công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ Trung cấp - Kỹ sư:
+ Xây dựng.
+ Thiết kế - Trang trí nội thất.
710 203 507 206 87 49,8 14,2 35,6 14,5 6,1
2 Kinh tế - Tài chính:
- Tài chánh - Kế toán. - Ngân hàng.
- Bưu chính viễn thông.
369 117 138 114 25,9 8,2 9,7 8,0 3 GD và ĐT:
- Giáo viên mầm non. - Giáo viên dạy nghề.
148 76 72 10,4 5,3 5,1 4 Du lịch: - Hướng dẫn viên. - Quản lý nhà hàng, khách sạn. 99 61 38 7,0 4,3 2,7 5 Y tế: - Y tá, y sĩ, điều dưỡng. - Bác sĩ. - Dược sĩ. 98 64 19 15 6,9 4,5 1,3 1,1 Tổng cộng 1424 100
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS đã xác định đúng lĩnh vực cần tập trung nhưng các em chỉ nghiêng nhiều về hướng làm “thầy” (với 507 ý kiến chiếm 35,6%) HS mà quên rằng làm “thợ” cũng rất cần cho quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai (chỉ có 203 ý kiến chiếm 14,3%). Đồng thời cho thấy HS thiếu thông tin về những lĩnh vực, yêu cầu cần có của thị trường lao động nên chỉ tập trung vào ba lĩnh vực là xây dựng, thiết kế - trang trí nội thất và công nghệ thông tin. Trong khi đó tỉnh đang đẩy mạnh phát triển 5 khu công nghiệp tập trung và 10 cụm công nghiệp đã quy hoạch. Hiện tại Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu với khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đã đi vào hoạt động hiệu quả. Khu công nghiệp xi măng Hà Tiên - Kiên Lương đang khai thác tối đa tiềm năng mà thiên nhiên trao tặng, đồng thời tỉnh đã khởi công và đang đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương I, dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương II. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa của TP. Rạch Giá cùng các huyện thị trong tỉnh đang diễn ra nhanh nên rất cần một đội ngũ lớn công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ đắc lực cho việc CNH, HĐH của tỉnh. Đây là vấn đề cần quan tâm để từ đó cần tập trung cho công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng cho HS trong thời gian tới, nhất là trong năm học 2010 - 2011.
- Lĩnh vực thứ hai mà HS ưu tiên chọn lựa đó là lĩnh vực kinh tế. Có 369 ý kiến chiếm 25,9% HS tập trung vào các ngành tài chính - kế toán (117 ý kiến chiếm 8,2%), ngân hàng (138 ý kiến chiếm 9,7%), bưu chính viễn thông (114 ý kiến chiếm 8%). Đây cũng là lĩnh vực mà tỉnh đang khuyến khích cũng như tạo điều kiện phát triển. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng thuận lợi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới trên bộ và trên biển khá dài, là cửa ngõ giao thương và giáp với nhiều nước, nên các ngành trên cũng rất cần nguồn nhân lực lớn trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
- Lĩnh vực GD và ĐT có 148 ý kiến chiếm 10,4% HS quan tâm chọn lựa, các em chỉ tập trung vào hai ngành đó là giáo viên mầm non (có 76 ý kiến chiếm 5,3%) và giáo viên dạy nghề (có 72 ý kiến chiếm 5,1%). Có thể nói trong thời gian tới cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng sẽ đẩy mạnh việc: “đầu tư phát triển hệ thống trường mẫu giáo, chú trọng cả địa bàn thành thị và nông thôn (…), triển khai và thực hiện chương trình phổ cập mầm non, chương trình phát triển GD trung học (THPT và TCN). Đẩy mạnh đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo lao động chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, thanh niên nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động trong các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn…” [44, tr.46-47].
Do đó vấn đề các em quan tâm chọn lựa là có cơ sở và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như của cả nước. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực cần một nguồn nhân lực lớn nhưng số HS quan tâm chọn lựa lại chưa tương xứng với tiềm năng. Trong năm học này, chúng tôi nghĩ cần phân tích, tư vấn, định hướng để HS thấy và có hướng chọn lựa thích hợp nếu các em quan tâm chú ý đến lĩnh vực này.
- Lĩnh vực du lịch có 99 ý kiến chiếm 7% HS quan tâm chọn lựa tập trung vào ngành hướng dẫn viên (61 ý kiến chiếm 4,3%) và quản lý nhà hàng - khách sạn (38 ý kiến chiếm 2,7%). Có thể nói, Kiên Giang là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có đầy đủ các tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch như đồng bằng, đồi núi, biển đảo với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Vì thế du lịch đã phát triển trong những năm qua nhưng chưa tương xứng với những gì mà Kiên Giang có. Xác định lợi thế và ưu đãi này, trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới tỉnh đã chủ động xác định “Phát triển du lịch và các ngành dịch
xây dựng thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc thù Kiên Giang; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm du lịch” [44, tr.44].
Với lợi thế về tiềm năng du lịch rất lớn, chúng tôi nghĩ trong năm học 2010 - 2011 cần tập trung phân tích, tư vấn, định hướng để HS thấy và có hướng chọn lựa thích hợp nếu các em quan tâm chú ý đến lĩnh vực này.
- Có 98 ý kiến chiếm 6,9% HS quan tâm chọn lựa lĩnh vực y tế. Đây là một lĩnh vực có điểm sàn thi tuyển và xét tuyển khá cao, chỉ phù hợp với những HS có học lực từ khá trở lên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các em cũng đã xác định ngành nghề các em chọn tương đối phù hợp với khả năng và năng lực thực tế. Đó là ngành y tá, y sĩ, điều dưỡng (có 64 ý kiến chiếm 4,5% HS), bác sĩ (19 ý kiến chiếm 1,3% HS), dược sĩ (có 15 ý kiến chiếm 1,1% HS). Trong lĩnh vực này, tỉnh đã xác định “tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. (…). Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng, có chất lượng về chuyên môn và y đức” [44, tr.47- 48].
Trên đây là quá trình chúng tôi tiến hành khảo sát để tìm hiểu nhận thức của HS về thị trường lao động của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Ngoài 5 lĩnh vực HS đã chọn mà chúng tôi đã phân tích theo tình hình thực tế của địa phương trong giai đoạn hiện nay và đến 2015, chúng tôi nhận thấy cần phải bổ sung vào quá trình tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp các lĩnh vực khác mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định chú trọng thực hiện đó là:
“Đến năm 2015, phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế: nông - lâm - thủy sản chiếm 30%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32%, dịch vụ chiếm 38% (…).
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH, gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, (…) nuôi trồng thủy sản tập trung (…). Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm (…). Khai thác hợp lý hải sản, gắn với bảo vệ tốt nguồn lợi hải sản.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (…). Chú trọng phát triển một số ngành kinh tế biển có lợi như thủy sản, du lịch biển đảo, dịch vụ nghề cá, vận tải biển” [44, tr.41-43].
Theo định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 được xây dựng trong chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Cho biết:
“Phát triển nhân lực phải phù hợp với ngành nghề, tiềm năng lợi thế của tỉnh và chất lượng ở cả 03 bậc cao, trung và nghề kỹ thuật, chú trọng nhân lực khoa học kỹ thuật quản lý đầu đàn, nhân lực có trình độ cao trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các lĩnh vực mũi nhọn then chốt của tỉnh. (…) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhằm đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững ngang tầm với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước” [48, tr.7].
Theo điều tra của ngành Thống kê tỉnh Kiên Giang, lao động XH đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân giai đoạn 2007 - 2010 được thể hiện qua bảng 8.
Trong bối cảnh nền kinh tế của tỉnh đanh trên đà phát triển, đòi hỏi GD và ĐT phải