Biện pháp điều chỉnh mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp và hình thức tổ

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 90 - 98)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.2.6.Biện pháp điều chỉnh mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp và hình thức tổ

hình thức tổ chức GDHN cho phù hợp với tình hình mới:

* Mục đích của biện pháp:

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Điều chỉnh mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp GDHN cho HS phổ thông sao cho thật sự phù hợp với người học, với yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước, của tỉnh Kiên Giang. Tổ chức hoạt động GDHN cho HS phổ thông phải thật sự khoa học, mềm dẽo, kích thích sự tìm tòi, tạo hứng thú, tạo động lực để HS tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi sao cho phù hợp với khả năng, năng lực, hoàn cảnh, điều kiện của bản thân và gia đình.

Với mô hình riêng mà Trung tâm đã thực hiện đó là văn hóa kết hợp nghề sẽ giúp HS vừa tốt nghiệp TCN vừa tốt nghiệp THPT hệ GDTX. Trên cơ sở những thắng lợi, những kinh nghiệm đạt được trong quá trình tổ chức GDHN cho HS THPT trong giai đoạn vừa

qua. Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang cần phát huy những kết quả đạt được đó. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN sao cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp HS THPT có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và nhu cầu của địa phương, của XH.

Mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác GDHN cho HS THPT cũng như việc tư vấn, định hướng, GD ý thức học nghề và hành nghề, từ đó sẽ giúp HS xác định được hướng đi của bản thân sau khi học xong THPT.

Chất lượng hiệu quả của công tác GDHN sẽ được nâng lên khi tỉ lệ HS THPT cũng như cha mẹ HS tìm đến Trung tâm để tìm hiểu về nghề nghiệp, học nghề phổ thông, để được tư vấn, định hướng, lựa chọn hướng đi sau THPT ngày càng tăng. Với hơn 22 năm thực hiện nhiệm vụ GDHN cho HS phổ thông, Trung tâm sẽ có đủ khả năng để tiếp tục sự nghiệp cao cả của mình. Góp phần phân luồng HS sau THPT và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

* Nội dung và cách thực hiện:

Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường ĐH nào đó phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế XH. Mặt khác, nếu hướng nghiệp thành công sẽ góp phần không nhỏ vào việc phân luồng hợp lý HS sau phổ thông. Vì lẽ đó, Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang sẽ quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ cao cả của mình

tổ chức công tác GDHN tại Trung tâm và các trường phổ thông sao cho hợp lý và phù hợp trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

Từ khi mới thành lập cho đến nay, Trung tâm cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ nhằm góp phần thực hiện phân luồng HS sau THPT và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Đó là GDHN, dạy nghề phổ thông, tư vấn nghề nghiệp cho HS THCS và THPT trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Dạy văn hóa trình độ THPT hệ GDTX. Đào tạo nhiều ngành nghề ở trình độ Trung cấp, Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho HS có trình độ từ THCS trở lên. Cho công nhân, cán bộ kỹ thuật và người lao động đang tham gia trong các thành phần kinh tế ở địa phương có nhu cầu theo học. Đào tạo tin học và ngoại ngữ các trình độ.

Xác định đối tượng hiện nay cũng như trong thời gian tới Trung tâm cần tiến hành thực hiện là HS THCS, THPT và tương đương. Với lợi thế đa ngành nghề, nhiều nhiệm vụ, đội ngũ CBQL, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Để công tác GDHN cho HSPT trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tích cực trong việc phân luồng HS sau THPT và tiếp tục đáp ứng nhu cầu nhân lực. Chúng tôi đưa ra biện pháp để Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép nhiều chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động của Trung tâm. Đó là:

Đối tượng là HS THPT theo học nghề phổ thông tại Trung tâm:

Trên cơ sở mục tiêu, chương trình, nội dung đã có và đã thực hiện tương đối hiệu quả trong thời gian qua, tiếp tục phát triển cho phù hợp với tình hình hiện nay và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS THPT. Mục tiêu, chương trình, nội dung cần đạt đến là giới thiệu và giúp HS tìm hiểu những ngành nghề, những lĩnh vực nghề nghiệp mà trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới sẽ là ưu tiên chọn lựa. Từ đó giúp HS THPT có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và nhu cầu của địa phương, của XH. Công việc này được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

- Bước 1: Thành lập tổ công tác hướng nghiệp.

Cùng với trường THPT thành lập tổ công tác hướng nghiệp gồm một Phó Giám đốc Trung tâm (tổ trưởng), một Phó Hiệu trưởng trường THPT (tổ phó), Trưởng phòng tư vấn GDHN (ủy viên trực), Trưởng phòng đào tạo Trung tâm, các tổ trưởng chuyên môn nghề của Trung tâm, các GVCN trường THPT, giám thị trường THPT (thành viên). Tổ công tác

hướng nghiệp có trách nhiệm tư vấn, định hướng nghề nghiệp trước và sau khi HS đăng ký học nghề phổ thông. Tư vấn cho HS có học lực yếu, kém tại trường THPT (sau khi kết thúc học kỳ I), HS không theo kịp chương trình THPT hoặc vì lý do khác không theo học văn hóa THPT chuyển sang học TCCN, TCN.

- Bước 2: Nhiệm vụ thực hiện của tổ tư vấn hướng nghiệp.

Tổ tư vấn hướng nghiệp phối hợp cùng với các trường THPT thực hiện thường xuyên công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu chu đáo, rõ ràng về các lĩnh vực nghề nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay cũng như những ngành nghề mà Trung tâm đang có. Cụ thể là ngay vào đầu năm học lớp 10 hàng năm sẽ thực hiện vào buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần (khoảng 3 tháng).

Sau thời gian này, HS và cha mẹ HS phải hiểu rõ và quán triệt ba nguyên tắc sau khi tiến hành chọn nghề đó là: Nguyên tắc thứ nhất, không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích. Giáo viên cùng các bậc làm cha mẹ hết sức tôn trọng nguyên tắc này. Phải có lời khuyên khi thấy HS chọn nghề theo sự rủ rê của bạn bè, theo sự ép buộc của người khác hoặc khi HS chưa biết gì về nghề đó. Nếu không yêu thích công việc của nghề thì rất dễ bỏ nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp. Nguyên tắc thứ hai, không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay XH để đáp ứng yêu cầu của nghề. Chạy theo những nghề mà không đáp ứng được những đòi hỏi của nghề đề ra thì nhiều khi (không phải mọi trường hợp) sẽ thất vọng, sẽ rất tốn kém thời gian và sức lực cho việc theo đuổi. Nguyên tắc thứ ba, không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương nói riêng (nếu người chọn nghề muốn ở lại địa phương để sinh sống) và của đất nước nói chung. Đây là yếu tố khách quan phải tính đến, nếu không, khi học nghề xong sẽ rất khó xin được việc làm. Trong trường hợp chọn được một nghề nào đó mà nó đang dần được thay thế bằng nghề khác thì không nên theo đuổi làm gì. Cần nhớ rằng, sắp tới, khá nhiều nghề cũ sẽ mất đi, nhiều nghề mới sẽ xuất hiện. Đó là quy luật phát triển không thể tránh khỏi [38, tr.6].

- Bước 3: Tìm hiểu và đăng ký nghề phổ thông của HS.

Sau đó cho HS tìm hiểu và đăng ký học nghề phổ thông tại trường THPT (đến hết học kỳ I). Học kỳ II lớp 10, HS sẽ có một buổi trong tuần đến Trung tâm quan sát, tham quan theo lĩnh vực nghề nghiệp mà mình đăng ký trong 2 tháng, nếu phù hợp thì sẽ học

nghề phổ thông vào năm học lớp 11. Nếu không phù hợp thì chuyển đổi và quan sát trong 2 tháng còn lại của năm lớp 10.

- Bước 4: Xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghề phổ thông một cách sinh động, phong phú, phù hợp với nhu cầu thực tế của HS theo học.

Hiện nay việc GDHN, giảng dạy nghề phổ thông cần phải bổ sung cho phù hợp, tăng cường các điều kiện để giáo viên thực hiện hiệu quả công tác GDHN, dạy nghề phổ thông theo hướng năng động và giành nhiều thời gian cho thực tế, nhẹ nhàng về lý thuyết. Bố trí nội dung, chương trình, thời gian hợp lý để việc giảng dạy của giáo viên sẽ hướng việc học nghề phổ thông của HS vào thực tế, sẽ tiếp xúc với các tình huống thực tế càng nhiều càng tốt. Phối kết hợp với các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp để HS học nghề phổ thông được tham quan tìm hiểu thực tế.

- Bước 5: Kiểm tra, đánh giá chất lượng GDHN.

Thay đổi quá trình kiểm tra, đánh giá tốt nghiệp nghề phổ thông theo hướng “học để biết, học để làm, học để hòa nhập cộng đồng và để tự khẳng định mình” và thi cử chỉ là một khâu nhỏ trong học tập để có thể đánh giá sự thu hoạch của người học chứ không phải là mục đích cuối cùng. Kỳ thi tốt nghiệp nghề phổ thông sẽ chú trọng kiểm tra sự nhận thức, ý thức nghề nghiệp, tác phong lao động của một công nhân chuyên nghiệp, mức độ hiểu biết về nhu cầu nhân lực, về thị trường lao động, các lĩnh vực nghề nghiệp tại địa phương, của vùng và định hướng của đất nước.

- Bước 6: Tổ chức lễ phát chứng chỉ nghề phổ thông.

Thông qua buổi lễ, một lần nữa tổ tư vấn GDHN sẽ tiếp tục thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp HS nhận thức, định hướng lại một lần nữa việc lựa chọn hướng đi sau THPT. Những HS có học lực yếu, kém, không theo kịp chương trình THPT hoặc gì lý do nào đó không theo học văn hóa THPT nữa thì sẽ được giới thiệu đến phòng tư vấn GDHN của Trung tâm để hướng HS chuyển sang học TCCN, TCN với những ngành nghề mà Trung tâm hoặc các đơn vị khác đang thực hiện nhưng phù hợp với khả năng, trình độ, điều kiện gia đình và sự lựa chọn của HS.

Đối tượng là HS đến Trung tâm học văn hóa THPT hệ GDTX và học TCN:

Theo thống kê đầu năm học này, toàn tỉnh có khoảng 9 ngàn HS chưa vào học trong đó có khoảng 4 ngàn HS THCS không học hay chưa đủ điều kiện vào lớp 10, khoảng gần 5 ngàn HS trượt tốt nghiệp THPT và THPT hệ GDTX, trượt CĐ, ĐH. Vấn đề này có thể nói

là chuyện thường xuyên có từ khi ngành GD thực hiện hai không và đặt ra vấn đề là những HS này sẽ đi đâu? học gì? Nếu không được đào tạo nghề thì sẽ làm gì? Đây là vấn đề làm đau đầu những nhà quản lý.

Nhằm tạo điều kiện để những HS trên tiếp tục được theo học và có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngay từ những năm đầu khi mới thành lập, Trung tâm đã thực hiện việc dạy văn hóa THPT hệ GDTX (trước đây là bổ túc văn hóa) và dạy TCN (trước đây là CNKT 3/7). Đầu vào của Trung tâm thường là những đối tượng HS đã tốt nghiệp THCS, HS THPT (chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp) và tương đương theo học văn hóa THPT hệ GDTX hay học nghề trình độ TCN hoặc học cả hai loại hình văn hóa THPT hệ GDTX và cùng lúc học nghề trình độ Trung cấp.

Nhu cầu của XH về nhân lực sản xuất trực tiếp là rất lớn. Cơ cấu chung của ngành kinh tế là đào tạo ĐH, CĐ là thiểu số và đa số là TCCN và dạy nghề. Học nghề đã phát triển trong thời gian gần đây nhưng vẫn vấp phải tâm lý vào học trường TCCN, TCN không hề có định hướng từ đầu và có một thực tế là vào đó để được hoãn nghĩa vụ quân sự và chờ thực hiện cơ hội. Cha mẹ HS cũng như chính bản thân HS cũng rất lúng túng khi chọn trường cho con em mình. Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy Trung tâm đã và đang tiếp tục thực hiện loại hình này. Để đạt hiệu quả tốt hơn nữa trong GDHN, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó góp phần phân luồng HS sau phổ thông cũng như đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển KT - XH trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Chúng tôi đưa ra biện pháp thực hiện như sau:

- Bước 1: Tư vấn GDHN phối hợp tuyển sinh tại trường THCS.

Chỉ đạo phòng tư vấn GDHN của Trung tâm dưới sự điều hành của một đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm phối hợp với lãnh đạo các trường THCS tổ chức tư vấn GDHN cho HS THCS vào các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần (thực hiện từ đầu từ học kỳ II năm lớp 9). Tư vấn GDHN, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho cho cha mẹ HS THCS qua ba kỳ sinh hoạt với toàn thể cha mẹ HS vào đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học. Từ đó giúp cha mẹ HS THCS nhận thấy năng lực học tập thật sự của con em mình, thấy được nhu cầu nguồn nhân lực địa phương cũng như hiểu được “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sẽ không uổng phí thời gian ba năm và tiền của để theo đuổi THPT mà không đạt kết quả. Nếu xác định và chuyển hướng kịp thời thì tương lai sự nghiệp của các em sẽ sáng sủa

sẽ định hướng cho con em mình đi đúng hướng sau khi tốt nghiệp THCS. Đồng thời thông qua hoạt động tư vấn GDHN tại các trường THCS, Trung tâm sẽ phối kết hợp với trường THCS thực hiện phân luồng HS và thực hiện tuyển sinh theo kế hoạch hàng năm của đơn vị.

- Bước 2: Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người dân địa phương.

Chỉ đạo phòng tư vấn GDHN của Trung tâm dưới sự điều hành của một đồng chí Giám đốc Trung tâm phối hợp cùng lãnh đạo UBND phường (xã), lãnh đạo khu phố (ấp) thành lập ban chỉ đạo thực hiện tư vấn, hướng nghiệp không chỉ cho HS và cha mẹ HS của khu phố, của phường đó mà còn cho người dân vào dịp nghĩ hè của HS và trước kỳ tuyển sinh hàng năm của Trung tâm cũng với mục đích như bước 1.

- Bước 3: Chỉ đạo phòng tư vấn GDHN của Trung tâm cùng với bộ phận tuyển sinh thực hiện việc tư vấn, định hướng học nghề cho HS và cha mẹ HS khi phát và nhận hồ sơ tuyển sinh. Hướng dẫn, giới thiệu, bố trí cho HS cũng như cha mẹ HS tham quan cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 90 - 98)