7. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.3. Thực trạng về những nguồn thông tin giúp HS chọn nghề:
Để tìm hiểu các nguồn thông tin giúp HS chọn nghề, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Những nguồn thông tin nào đã giúp bạn có được những hiểu biết nhất định về ngành nghề mà bạn sẽ lựa chọn trong tương lai?” với 10 nguồn thông tin khác nhau. Qua kết quả khảo sát (bảng 4) chúng tôi nhận thấy:
- Có 173 ý kiến chiếm 11,2% HS cho rằng việc tìm hiểu nghề nghiệp của HS là do đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp; Có 163 ý kiến chiếm 10,6% HS xem ti vi, quảng cáo và Có 161 ý kiến chiếm 10,4% HS tra cứu qua mạng Internet. Nếu cộng chung cả ba nguồn này lại thì thấy rằng có 497 ý kiến chiếm 32,14% HS cho rằng việc tìm hiểu thông tin nghề nghiệp chủ yếu là từ các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng và HS phát hiện khả năng nghề nghiệp của mình là do HS tự tìm hiểu. Điều đó chứng tỏ ý thức cũng như nguyện vọng tìm hiểu nghề nghiệp trong HS THPT là có cơ sở và cần được quan tâm, hỗ trợ thực hiện thường xuyên.
Bảng 4: Nguồn thông tin giúp HS chọn nghề
S T T
Nguồn thông tin cung cấp Tổng số
1 Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp 173 11,2
2 Hỏi bố mẹ, anh chị 169 10,9
3 Quan sát mọi người làm việc trong nghề đó 167 10,8
4 Hỏi bạn bè thân thiết 166 10,7
5 Xem tivi, quảng cáo 163 10,6
6 Tra cứu qua mạng Internet 161 10,4
7 Hỏi thầy, cô giáo trực tiếp dạy tại trường PTTH 153 9,9 8 Hỏi chuyên gia giỏi và những người làm việc trong
những lĩnh vực đó 141 9,1
9 Tìm hiểu khi học nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH -
Hướng nghiệp Kiên Giang 141 9,1
10 Đi tham quan thực tế 124 8,0
TỔNG CỘNG 1546 100
Có thể thấy rằng sách báo, tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, Internet... là nguồn cung cấp thông tin phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên. Nhờ đó các em có thể tìm hiểu, nắm bắt và tiếp cận nhanh những thông tin mới, quan trọng về thế giới nghề nghiệp một cách kịp thời. Từ đó giúp các em nhận thức và hình thành thái độ, động cơ lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên do thời lượng chương trình và điều kiện học tập căng thẳng, do đó mỗi gia đình cũng nên tạo khoảng thời gian thích hợp để HS có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin này.
Vì vậy, có thể thấy các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng là một kênh hỗ trợ đắc lực cho công tác GDHN cần phải được quan tâm và tận dụng để thực hiện công tác GDHN cho HS THPT. Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của công nghệ thông tin truyền thông cùng với sự tiếp cận dễ dàng các phương tiện nghe nhìn sẽ là sự hỗ trợ rất hiệu quả trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS trong giai đoạn hiện nay.
- Có 169 ý kiến chiếm 10,9% HS cho rằng vai trò của gia đình đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về thế giới nghề nghiệp cũng như sự định hướng, tư vấn, hướng nghiệp cho HS.
Chúng ta điều biết rằng, gia đình là nơi các em được sinh ra và lớn lên. Cả tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi gần gũi và gắn bó bên cạnh ông bà, cha mẹ, anh chị em… vì vậy có thể nói rằng gia đình là môi trường rất thuận lợi để tư vấn, GD nghề nghiệp. Hơn ai hết những
thành viên trong gia đình đều biết và hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, khí chất cũng như những mong muốn, ước nguyện của con em mình. Vì lẽ đó, khi các em gặp khó khăn, vướng mắc trong đường đời, trong học tập, trong sinh hoạt thì những lời khuyên từ gia đình sẽ là chỗ dựa vững chắc và tin cậy nhất cho các em và có thể nói rằng việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Tuy nhiên, thế giới nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú và sinh động. Vì thế sự hiểu biết của gia đình về thế giới nghề nghiệp là không thể thỏa mãn hết nhu cầu tìm hiểu của HS. Vì lẽ đó, gia đình chỉ nên dừng lại ở việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em chủ động tìm hiểu và đưa ra lời khuyên hợp lý, hợp hoàn cảnh, đúng thời điểm và hợp với tình hình tài chính của gia đình. Không nên gò ép, hạn chế khả năng vươn ra thế giới nghề nghiệp của các em. Vì sẽ làm mai một đi những năng khiếu, sở trường mà các em đã ấp ủ trong thời gian học tập THPT. Nhưng cũng phải lưu ý và giúp các em nhận thấy rằng những ước mơ, hoài bảo nào cũng cần tính hiện thực của nó, từ đó giúp các em định hướng đúng khả năng và thực lực thật sự của mình, đưa ra hướng đi phù hợp từ những bước đi đầu tiên trên con đường nghề nghiệp.
- Có 167 ý kiến chiếm 10,8% HS cho rằng cần quan sát mọi người trong nghề đó và có 141 ý kiến chiếm 9,1% HS cho rằng nên hỏi chuyên gia giỏi và những người làm việc trong lĩnh vực đó. Đây là tín hiệu mừng vì các em đã có nhận thức và tập trung sự chú ý đến những lĩnh vực có người thật đang thực hiện công việc thật. Đây là việc mà các nhà hướng nghiệp cần chú ý quan tâm và tổ chức thực hiện thường xuyên bằng việc mời người thật, việc thật. Mời bằng được cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, công ty thật sự có uy tín trên thị trường cùng tham gia vào hoạt động hướng nghiệp.
- Có 166 ý kiến chiếm 10,7% HS cho rằng thông qua mối quan hệ bạn bè thân thiết để chia sẽ và cùng nhau tìm hiểu thông tin nghề nghiệp. quan hệ bạn bè ở lứa tuổi HS là mối quan hệ tốt đẹp của thời niên thiếu, là một nhu cầu cơ bản, tất yếu của XH loài người. Với mối quan hệ thân thiết, các em sẽ cùng nhau chia sẽ vui buồn, tâm tư, tình cảm và cả những dự định về nghề nghiệp trong tương lai. Do đó yếu tố bạn bè ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của các em. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, những kinh nghiệm về cuộc sống và sự hiểu biết của các em về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về thế giới nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Ở lứa tuổi này sự ý hức và định hướng cho tương lai
chưa thể có những quyết định đúng đắn. Vì lẽ đó, những thông tin về thế giới nghề nghiệp mà các em trao đổi cho nhau phần nhiều có tính chất cảm tính. Nên để tham khảo và cần có sự hướng dẫn của gia đình hoặc thầy cô khi được các em chia sẽ.
- Và cuối cùng là có 153 ý kiến chiếm 9,9% HS cho rằng nên hỏi ý kiến thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy tại trường THPT; Có 129 ý kiến chiếm 8,4% HS cho rằng nên tìm hiểu tại Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp Kiên Giang và có 124 ý kiến chiếm 8% HS cho rằng cần đi tham quan thực tế. Trên mặt bằng chung, nếu so với những nguồn thông tin trong bảng đưa ra để khảo sát thì sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm là không nhiều nhưng đây là một thực tế đáng lo ngại, bởi vì đây là những địa chỉ đáng tin cậy để các em tin tưởng tìm hiểu và đưa ra những dự định tích cực về nghề nghiệp trong tương lai nhưng thực tế thì ngược lại.
Những nơi đó, đúng ra phải là nguồn cung cấp thông tin chính về nghề nghiệp và những dự định trong tương lai cho HS bởi nhà trường, thầy cô, nơi sản xuất và làm việc thực tế là nơi có vai trò đặc biệt trong việc GD, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS. Thông qua các môn học tại trường phổ thông, bên cạnh việc trang bị những tri thức, những kiến thức khoa học, HS còn được tìm hiểu nhiều lĩnh vực ngành nghề khác trong XH để từ đó tạo nên ý thức, thái độ nghề nghiệp tích cực giúp hình thành nên những định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay tại các trường THPT, do áp lực từ chương trình, thời lượng giảng dạy quy định nên khi đến lớp, từ giáo viên bộ môn đến GVCN đều cố gắng thực hiện cho đầy đủ các yêu cầu của một tiết dạy theo chuyên môn quy định là đã hết thời gian. Do đó việc lòng vào trong môn học các vấn đề mang tính định hướng nghề nghiệp qua nội dung bài giảng, là giáo viên thì ai cũng muốn thực hiện nhưng thời gian không cho phép nên ít khi HS được chỉ bảo.
Mặc khác, các giờ sinh hoạt hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, GD ngoài giờ lên lớp thường được giao cho GVCN thực hiện mà không phải là giáo viên chuyên về GDHN. Bản thân giáo viên cũng không nắm vững, không hiểu hết về các lĩnh vực nghề nghiệp trong các thành phần kinh tế nên đôi lúc không được tổ chức và thực hiện thường xuyên, không cung cấp được những thông tin, không đáp ứng được những nhu cầu tìm hiểu của HS. Từ đó gây nhàm chán, không thu hút và không tạo được sự hứng thú nơi người thực hiện lẫn HS theo học. Bên cạnh đó, từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD và ĐT thay đổi
chương trình GDHN chỉ còn 9 tiết/năm (tức 1 tiết/tháng) mà trước kia là 27 tiết/năm, chia thành 9 chủ đề tương ứng với 9 tháng của năm học (quy ra 3 tiết/chủ đề/tháng). Như vậy, số tiết dành cho hoạt động GDHN đã ít càng ít thêm, với nội dung chương trình không thay đổi, với đội ngũ giáo viên của các trường phổ thông chưa được đào tạo cơ bản về hướng nghiệp, từ đó dẫn đến khó khăn rất lớn cho việc thực hiện hoạt động GDHN ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Việc theo học nghề phổ thông của HS THPT tại các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp có ý nghĩa hết sức thuyết phục đó là giúp HS làm quen với môi trường nghề nghiệp, hình thành kỹ năng, tạo hứng thú, niềm đam mê nghề nghiệp, từ đó giúp các em xác định hướng đi sau THPT. Tuy nhiên, ý nghĩa trên đã không phát huy được tác dụng như mong muốn. Đa số cha mẹ HS và HS xem việc học nghề phổ thông là yếu tố phụ, việc học chỉ nhằm tìm kiếm tối đa hai điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT. Do đó, thay vì thử sức mình và tận dụng môi trường này để tìm hiểu về thế giới nghiệp trong tương lai thì HS thường chọn những nghề dễ học, nhẹ nhàng, ít tốn thời gian đầu tư cho học nghề.
Mặt khác, HS đến học nghề phổ thông tại các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp thay vì chỉ để tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, hòa mình và thử sức trong môi trường nghề nghiệp có sự hướng dẫn của giáo viên đúng chuyên môn hướng nghiệp để từ đó nhận ra hướng đi, lĩnh vực nào phù hợp với hứng thú của cá nhân, năng lực của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của XH thì nay phải thực hiện một chương trình của Bộ GD và ĐT quy định đối với nghề phổ thông không khác vì một môn khoa học với thời lượng giảng dạy cho THCS là 70 tiết, THPT là 105 tiết; các bước lên lớp đảm bảo như một tiết học phổ thông nhưng khi tốt nghiệp nghề phổ thông thì phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một người thợ, từ đó đã tạo áp lực từ giáo viên và cả HS theo học. Giáo viên phải hoàn chỉnh chương trình, thời lượng và yêu cầu môn học. HS phải gắng theo để hoàn chỉnh chương trình, được dự thi và tốt nghiệp nghề phổ thông để có tối đa hai điểm ưu tiên.
Bên cạnh đó, vì quan niệm cho rằng Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp là một cơ sở GD mang tính chất hướng nghiệp, giới thiệu nghề nghiệp là chính nên việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN, định hướng nghề nghiệp là không nhiều và có thể nói là không có, từ đó làm giảm đi yếu tố rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ở những ngành nghề đòi hỏi nhiều đến sự tiêu hao vật tư cho quá trình thực hành nghề nghiệp. Nên dẫn đến
chương trình GDHN ở các trường phổ thông, chương trình nghề phổ thông tại các Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp cũng bị cắt giảm. Từ 90 tiết xuống còn 70 tiết đối với THCS và 180 tiết xuống còn 105 tiết đối với THPT. Nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiến hành GDHN.
Với cả hai sự cố gắng này, mục đích tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS dần dần bị mai một và trở nên mất tác dụng. HS thì lo chọn nghề dễ học, nhẹ nhàng, ít tốn thời gian và không cần đầu tư nhiều công sức mà dẫn hoàn thành chương trình theo yêu cầu. Giáo viên thì lo đảm bảo hoàn thành chương trình, dạy đúng, đủ và đảm bảo thời gian quy định. Việc dạy “chữ”, dạy “kiến thức” đã không đủ thời gian thì thử hỏi dù rất cố gắng nhưng người giáo viên cũng khó có thể thông qua đó để dạy “làm người” dạy “hành nghề”.
Việc lựa chọn nghề nghiệp của HS phải dựa trên cơ sở hiểu biết về thế giới nghề nghiệp; về những khả năng, sự phù hợp và đặc điểm tâm sinh lý của bản thân; điều kiện thực tế của địa phương, vùng, đất nước. Trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp; các loại hình, hình thức và thời gian đào tạo; các trường đào tạo, cơ hội việc làm là trách nhiệm, là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn XH.
Nhu cầu tìm hiểu thông tin của HS về thế giới nghề nghiệp, cũng như về bản thân là một yếu tố quan trọng. Vì vậy việc tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT là điều vô cùng cần thiết.