7. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Biện pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nhận thức, phong cách, lối làm việc của CBQL và
CBQL và giáo viên Trung tâm:
* Mục đích của biện pháp:
Trong công tác GDHN, dạy nghề phổ thông cho HS THPT, Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang đóng vai trò rất quan trọng. Ban Giám đốc, CBQL và đội ngũ giáo viên Trung tâm cần phải được bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và nhận thức. Đổi mới phong cách quản lý, lối làm việc và giảng dạy của mình để đạt kết quả tốt nhất trong công tác này. Đội ngũ giáo viên của Trung tâm là nhân vật chính, là lực lượng nồng cốt, giữ
kiến thức, am hiểu và có nhận thức sâu sắc về lĩnh vực nghề nghiệp, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong từng giai đoạn. Xác định rõ vai trò của mình trong công tác GDHN, vừa đóng vai trò giảng dạy vừa đóng vai trò GD, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và hướng đi cho HS trong tương lai. Chỉ bảo ân cần, hướng dẫn tận tình HS khi các em còn băn khoăn, lo lắng, hay chưa định được hướng đi qua thời gian học nghề phổ thông do mình hướng dẫn, giảng dạy. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, giáo viên phải biết huy động, tổ chức và thực hiện hiệu quả sự phối hợp với các lực lượng XH và cha mẹ HS. Cùng cha mẹ HS tư vấn, định hướng rõ ràng, cụ thể hướng đi sao cho phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và nhu cầu nhân lực của XH.
* Nội dung và cách thực hiện:
Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang là lực lượng đi đầu và giữ vai trò nồng cốt trong việc thực hiện công tác GDHN cho HS THPT qua việc dạy nghề phổ thông, tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Hơn ai hết, Ban Giám đốc, CBQL và đội ngũ nhà giáo Trung tâm luôn cần được các cấp có thẩm quyền quan tâm và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, rất cần được cung cấp cũng như cập nhật những kiến thức, những hiểu biết nhất định về bức tranh toàn cảnh các ngành nghề cũng như nhu cầu nguồn nhân lực, thị trường lao động của địa phương và rộng hơn là của vùng và của đất nước. Từ đó, bằng những hiểu biết và kinh nghiệm trong công tác GDHN những năm qua, lực lượng này sẽ tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị đảm trách. Từ đó sẽ góp phần thực hiện hiệu quả việc phân luồng HS THPT, cung ứng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển KT - XH của địa phương, của vùng và của đất nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý và thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình, Giám đốc phải kết hợp nguyên tắc cứng rắn với linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý công việc. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính tập thể trong quản lý đi đôi với với làm rõ trách nhiệm cá nhân. Giám đốc phải chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ trân trọng, không ngại tiếp xúc với các ý kiến trái với ý kiến của mình, tiếp thu ý kiến đúng, thuyết phục họ về các vấn đề chưa được nhận thức đúng. Lựa chọn vấn đề đưa ra bàn bạc, vấn đề cần quyết định kịp thời trên cơ sở cá nhân. Phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định một vấn đề nào đó, lời nói đi đôi với việc làm, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhạy bén, năng động, nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết thay đổi những gì không phù hợp, không hiệu quả. Nắm rõ các thông tin
cụ thể về quá trình thực hiện công tác GDHN trong Trung tâm, về đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, tình hình học tập, điều kiện thực hành, quá trình sinh hoạt của HS tại Trung tâm. Hiểu giáo viên giảng dạy như thế nào, HS học tập rèn luyện ra sao bằng cách đi sâu kiểm tra, tìm hiểu cụ thể, chứ không dừng ở chỗ nghe báo cáo, dựa vào số liệu thống kê. Giám đốc cũng cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học vào trong quản lý. Làm việc phải có chương trình, kế hoạch, không gặp đâu làm đấy, làm việc phải cẩn thận, coi trọng chất lượng đi đôi với năng suất lao động. Yêu cầu cấp dưới báo cáo cần có dẫn chứng, có số liệu cụ thể, khách quan. Giao công việc cho từng người, từng bộ phận một cách cụ thể, xây dựng các quy định về khen thưởng, kỷ luật phù hợp với các quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của Trung tâm. Quan tâm sâu sắc đến việc cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên để họ an tâm và toàn tâm, toàn lực cho nhiệm vụ chính mà họ đang thực hiện. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận một cách chính xác, khách quan, có tình, hợp lý.
Trong Trung tâm, đội ngũ nhà giáo là lực lượng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng GDHN, hơn ai hết, họ phải thấy được thực chất chất lượng GDHN. Những năm qua, do còn nhiều bất cập trong GDHN như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp thực hiện, sự chỉ đạo của các cấp quản lý đã dẫn đến chất lượng GDHN, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT tại Trung tâm chưa đạt được như mong muốn. Trước thực tế đó, Trung tâm cần thực hiện sự đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, thời gian và cách thức tiến hành. Để thực hiện công việc đổi mới này đòi hỏi đội ngũ nhà giáo cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện được sự nghiệp đổi mới với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng GDHN trong Trung tâm, từ đó thực hiện thật hiệu quả mục tiêu cuối cùng của công tác GDHN là giúp HS THPT có những hiểu biết nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, sở thích cá nhân và nhu cầu XH. Góp phần thực hiện hiệu quả việc phân luồng HS sau phổ thông, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH của địa phương.
* Điều kiện thực hiện:
Chỉ đạo, hướng dẫn CBQL và giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, tự học tập, bồi dưỡng. Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để CBQL và giáo viên được tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm với những đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng chức năng nhưng có cách làm hay, mô hình tốt, thực hiện hiệu quả công tác GDHN và phân luồng HS.
CBQL và giáo viên ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cần phải quan tâm bồi dưỡng về chính trị, ngoại ngữ, tin học. Có như vậy mới giúp CBQL và giáo viên nắm được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao về chuyên môn, nắm bắt và xử lí thông tin, tự tin trong công việc.