7. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.4. Biện pháp xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị một cách đồng bộ đáp ứng công tác GDHN:
nay.
Đối với việc dạy nghề nên chú trọng vào việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, có tay nghề vững vàng, tác phong chuyên nghiệp, thích ứng nhanh với sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó xem xét lại nội dung chương trình cho phù hợp tránh việc xây dựng chương trình theo kiểu “hàn lâm” sẽ làm HS đã “chán” càng “thêm chán”. Quá trình GD và ĐT của Trung tâm phải bám sát nhu cầu của thị trường, thị trường việc làm. Chú ý phát triển nhanh những bản tin của Trung tâm về thị trường lao động của địa phương, định hướng của vùng và của đất nước. Phối kết hợp cùng các Trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm sau tốt nghiệp.
Phân luồng HS phổ thông vào học nghề và TCCN là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hệ thống GD và ĐT. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn chưa có giải pháp cụ thể khuyến khích HS học nghề, học TCCN. Nên chăng cần thực hiện việc tư vấn GDHN cũng như có quy định đối với HS tốt nghiệp THCS có học lực trung bình nên tư vấn để các em theo học TCCN, TCN. Đối với HS tốt nghiệp THPT cần định hướng cho các em không nhất thiết phải vào cho được ĐH mà có thể học từ hệ trung cấp hai năm hay CĐ ba năm tại các trường có liên kết, sau đó sẽ liên thông hoặc chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này nên tái cơ cấu hệ thống GD quốc dân để tạo ra con đường liên thông và cơ hội học suốt đời cho người dân. Có chính sách khuyến khích học nghề, hỗ trợ tài chính cho HS nghèo và những cơ sở đào tạo tuyển HS tốt nghiệp THCS để vào học nghề hoặc TCCN từ sớm. Sẽ là không hợp lý khi người học theo diện phổ cập thì được hưởng 400.000 đồng/HS/năm trong khi người học ở các cơ sở dạy nghề lại không được hỗ trợ bất cứ một khoản kinh phí nào.
3.2.4. Biện pháp xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị một cách đồng bộ đáp ứng công tác GDHN: GDHN:
* Mục đích của biện pháp:
Đẩy mạnh và thực hiện thật sự có hiệu quả việc XH hóa, huy động mọi nguồn lực cho công tác và hoạt động GDHN. Phối hợp và tranh thủ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức XH, ban đại diện cha mẹ HS, huy động các nguồn lực tăng cường CSVC cả về quy mô, số lượng, chất lượng đủ mạnh
đầu tư tài chính, công nghệ (không dàn trãi) để Trung tâm đủ khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, từ đó dạy những gì XH cần để phát triển theo kịp với nhu cầu thực tiễn của XH, đủ sức “thu hút” và tạo ra “sản phẩm” đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà tuyển dụng.
Xây dựng Trung tâm khang trang sạch đẹp, hiện đại tạo tâm lý thoải mái tự tin cho giáo viên khi giảng dạy và tạo cái nhìn thân thiện, một sự tin tưởng vào môi trường dạy nghề ban đầu ở HS và cha mẹ HS. Quản lý và khai thác và sử dụng triệt để CSVC và trang thiết bị, tạo hứng thú nghề nghiệp giúp HS nhanh chóng chiếm lĩnh tay nghề từ đó nâng cao chất lượng GDHN tại đơn vị.
* Nội dung và cách thực hiện:
Huy động các nguồn tài trợ từ ngân sách và cộng đồng để tăng cường CSVC, trang thiết bị, tài liệu cho việc dạy, học và thực hành nghề nghiệp. Việc xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học là cả một quá trình và phải có dự toán, kế hoạch dài hạn. Trong tình hình CSVC, trang thiết bị, tài liệu cho việc dạy, học và thực hành nghề nghiệp của Trung tâm đang thiếu thốn như hiện nay thì để khắc phục dần tình trạng thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học và thực tập, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, Trung tâm cần dự toán và xây dựng kế hoạch trang bị dài hạn và ngắn hạn, từ nguồn ngân sách được giao, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành GD và ĐT để hỗ trợ kinh phí mua sắm và xây dựng theo từng giai đoạn, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL nhưng phải thực hiện nhanh và kịp thời theo tiến dộ kế hoạch.
Hàng năm Trung tâm cần chủ động tạo nguồn kinh phí qua việc XH hóa GD, sự hỗ trợ và phối hợp cùng có lợi giữa Trung tâm (nơi cung cấp lao động có tay nghề) với các cơ sở SXKD, nhà máy, công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp (nơi cần và sử dụng lao động qua đào tạo). Cũng từ sự phối hợp đôi bên cùng có lợi này sẽ giúp Trung tâm có thể đào tạo theo địa chỉ, HS có chỗ thực tập thực tế từ đó tạo ra cơ hội việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp. Giáo viên có cơ hội tiếp cận và nắm bắt những công nghệ mới mà Trung tâm chưa thể được đầu tư, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn hỗ trợ đắc lực cho công tác GDHN.
CSVC, phương tiện dạy học, trang thiết bị kỹ thuật là điều kiện quan trọng cần thiết góp phần quyết định chất lượng dạy học. Nếu có mục tiêu giáo dục tốt, đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn, nội dung chương trình hiện đại phù hợp với yêu cầu xã hội, có môi trường giáo dục, đội ngũ giáo viên và CBQL tốt mà không có phương tiện kỹ thuật dạy học và CSVC
kỹ thuật tiên tiến thì không thể tạo ra sản phẩm thoả mãn mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy, cần tham mưu hiệu quả để được đầu tư tốt nhất phục vụ đắc lực công tác GDHN và dạy nghề mà đơn vị đã và đang thực hiện.
* Điều kiện thực hiện:
Cần tranh thủ tối đa sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức XH hỗ trợ Trung tâm về các nguồn lực, vật lực, giúp tăng cường CSVC và thiết bị dạy học của Trung tâm theo hướng hiện đại hóa theo tinh thần XH hóa GD. Đặc biệt chú ý và nhấn mạnh tới vai trò của XH trong công tác hướng nghiệp cho thanh niên, HS, trong đó các doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần vào công tác phân luồng.
Mọi thành viên của Trung tâm phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò của CSVC, trang thiết bị đã và đang có cũng như sẽ được đầu tư trong thời gian tới để từ đó có trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả. Có trách nhiệm bảo quản và đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học cần thiết và phù hợp với bộ môn, ngành nghề mà mình phụ trách. Phải thật sự nhiệt tâm, nhiệt tình, trách nhiệm với công tác GDHN mà từng thành viên và đơn vị đã và đang thực hiện, quyết tâm nâng cao chất lượng GDHN, từng bước tạo nên thương hiệu, hình ảnh mà Trung tâm đang cố gắng xây dựng.
3.2.5. Biện pháp thành lập Phòng Tư vấn GDHN của Trung tâm:
* Mục đích của biện pháp:
Thành lập Phòng Tư vấn GDHN chuyên làm công tác tư vấn, định hướng, GD nghề nghiệp cho HS và phục vụ công tác tuyển sinh.
* Nội dung và cách thực hiện:
Tuyển chọn những giáo viên am hiểu kiến thức nghề nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của địa phương, đồng thời phải có khiếu ăn nói, khiếu thuyết phục và được HS tin tưởng để phát triển tổ tư vấn hướng nghiệp hiện nay thành Phòng Tư vấn GDHN chuyên làm công tác tư vấn, định hướng, GD nghề nghiệp cho HS. Mời những cộng tác viên là những cựu HS của Trung tâm thành đạt trong lĩnh vực nghề nghiệp đang làm tư nhân hoặc trong các doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước. Những doanh nghiệp, công ty có uy tín trên thị trường nhưng phải có tâm huyết và sự nhiệt tình với sự nghiệp GDHN mà Trung tâm đang cố gắng thực hiện. Nghiên cứu và đẩy nhanh việc xây dựng chương trình thành lập bộ tư liệu video chuẩn về lĩnh vực nghề
nghiệp và vấn đề tư vấn, hướng nghiệp do Trung tâm thực hiện nhằm hỗ trợ đắc lực, phục vụ cho công tác GDHN.
* Điều kiện thực hiện:
Tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để phòng tư vấn, GDHN hoạt động hiệu quả đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Trang bị đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho hoạt động tư vấn, GDHN như các tài liệu, tư liệu, phim, ảnh giới thiệu về các ngành nghề, các lĩnh vực nghề nghiệp mà địa phương đang cần. Các sách tham khảo, những thông tin thiết thực về phương thức tuyển sinh, điểm tuyển sinh, hình thức tuyển sinh của các trường từ dạy nghề đến TCCN, CĐ, ĐH để các em tìm hiểu. Các sản phẩm, phim ảnh giới thiệu, quảng bá của những công ty, doanh nghiệp đang là cộng tác viên với Trung tâm. Bên cạnh đó, sẽ cho phép phòng tư vấn, GDHN sử dụng 5 phòng máy tính đang được kết nối Internet của Ban CNTT Trung tâm phục vụ việc tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, các lĩnh vực nghề nghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng việc phát triển kinh tế của địa phương, của vùng và của đất nước. Mặc khác các em sẽ được tư vấn, trắc nghiệm thông qua các phần mềm tư vấn hướng nghiệp để tìm hiểu, thấy và xác định được sự phù hợp với năng lực, sở thích nghề nghiệp của bản thân và nhu cầu nhân lực của XH.