Điều kiện thực hiện:

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 100 - 109)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.4.2. Điều kiện thực hiện:

Để công tác GDHN cho HS THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang thực hiện đạt kết quả cao cần:

- Phải có kinh phí - tài chính.

- Phải có sự thống nhất cao giữa lãnh đạo cấp Sở và cấp Trung tâm; giữa Trung tâm, xã hội và gia đình.

- Phải có sự đồng thuận cao giữa CBQL, giáo viên và cha mẹ HS.

Kết luận chương 3

Chọn nghề là công việc hệ trọng của con người và của cả đời người. Vì vậy cần phải tổ chức hoạt động GDHN theo quan điểm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Giúp HS hiểu và từ đó tạo ra sự phù hợp nghề trên cơ sở tự rèn luyện, tu dưỡng và tự học. Phải gắn các buổi GDHN với thực tiễn sản xuất. Phải xem sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khóa là một nhu cầu thiết yếu cần phải đáp ứng. Phải tạo sự đồng thuận và phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trong tỉnh để định hướng phát triển KT - XH của tỉnh và nhu cầu, xu hướng của thị trường lao động, xác định thế mạnh của địa phương và hướng đi trong thời gian tới để công tác GDHN tiếp cận và đi đúng hướng. Phải huy động được các

nhà doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp cùng phối hợp và thực hiện công tác hướng nghiệp, GD nghề nghiệp.

Xa rời hướng nghiệp, coi nhẹ GD lao động, GD nghề nghiệp, không gắn nhà trường với đời sống sản xuất… đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phân luồng chưa được hiệu quả trong thời gian qua. Do đó phải xem trọng và đẩy mạnh công tác GDHN cho HS THPT. Phải xác định rằng trong trường phổ thông, hướng nghiệp là nhiệm vụ của tập thể sư phạm từ CBQL đến giáo viên, các tổ chức Đoàn, Hội. Phải giúp HS lĩnh hội được những thông tin nghề nghiệp trong XH, đặc biệt là nhu cầu nguồn nhân lực và nghề nghiệp của tỉnh Kiên Giang. Phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn sao cho phù hợp với những phẩm chất, đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện của bản thân và gia đình.

Đại đa số HS THPT đều không muốn vào học THCN hay học nghề. Vì lẽ đó, muốn có nguồn nhân lực có tay nghề, muốn công tác GDHN cho HS THPT đạt hiệu quả, góp phần tích cực phân luồng HS sau phổ thông, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thì đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ và hài hòa 5 biện pháp trên. Phải đa dạng hóa ngành nghề theo hướng tiếp cận với những công nghệ hiện đại, liên thông trong đào tạo, cơ hội có việc làm sau tốt nghiệp và chế độ tiền lương đủ nuôi sống bản thân người công nhân đó.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

GDHN có vai trò quan trọng trong việc giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, phát huy được tính chủ động, sự tự tin khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, giúp HS linh hoạt và năng động trước sự phức tạp của nền kinh tế thị trường. Hướng nghiệp cho HS THPT nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện, góp phần vào việc phân luồng HS sau phổ thông, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực của XH.

Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn vừa là động lực tăng năng suất lao động, năng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp thu và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong sản xuất XH, trở thành một lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của địa phương, của vùng và của đất nước. Tạo sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong thế kỹ XXI.

Có thể nói “vốn con người” đã trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những khâu đột phá, then chốt là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực. GDHN, định hướng nghề nghiệp cho HS THPT không phải là yếu tố duy nhất để phát triển nguồn nhân lực nhưng GDHN cũng đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập.

2. Khuyến nghị:

Để hoạt động GDHN cho HS THPT đúng hướng và có chiều sâu, thực sự là động lực để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc phân luồng HS sau trung học từ đó sẽ giảm tải cho các ngành học, cấp học tiếp sau. Chúng tôi thiết nghĩ và khuyến nghị các cấp lãnh đạo của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương cần phải:

1. Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết riêng về công tác tư vấn, định hướng, GDHN, GD nghề nghiệp cho HS phổ thông như Quyết định 126/CP ngày 19/03/1981 để bắt buộc tất cả các cấp bộ ngành từ Trung ương đến địa phương phải nghiêm túc thực hiện.

2. Tham mưu Chính phủ ban hành những chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển lao động kỹ thuật gắn với sử dụng hợp lý lao động qua đào tạo. Chính sách ưu đãi giáo viên dạy nghề, học sinh học nghề, doanh nghiệp có đào tạo nghề. Chính sách tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng vật chất phải phản ánh đúng giá trị và tính đến quan hệ cung cầu lao động.

3. Cần nghiên cứu ban hành những quy định để phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THPT nếu muốn thi vào các trường ĐH phải có học lực từ khá trở lên. Có chính sách khuyến khích HS vào học TCCN, TCN.

4. Đào tạo giáo viên chuyên ngành về GDHN, tư vấn hướng nghiệp trong hệ thống các trường sư phạm. Từ đó xây dựng phòng tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông và có giáo viên chuyên trách thực hiện.

5. Hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp.

6. Xem lại và bố trí số tiết quy định trong chương trình GDHN ở trường THPT sao cho thích hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Vì:

Từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD và ĐT chủ trương giảm số tiết quy định trong chương trình GDHN ở trường THPT chỉ còn 9 tiết/năm (trước đây là 27 tiết/năm với 9 chủ đề tương ứng với 9 tháng của năm học, quy ra 3 tiết/chủ đề/tháng). Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc thực hiện hoạt động GDHN ở các trường THPT vì nội dung chương trình không thay đổi mà thời gian thực hiện chỉ bằng 1/3 so với thời gian quy định cho chương trình trước đây.

7. Phải đổi mới phương pháp quản lý, tổ chức, điều hành để có chương trình GDHN phù hợp cho từng vùng, miền phù hợp với thực tiễn. Vì GDHN ngoài việc định hướng cho HS chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với sở thích của cá nhân và nhu cầu XH, chúng ta cần phải GD cho HS nhận thức được giá trị và đạo đức nghề nghiệp.

8. Có văn bản chỉ đạo để HS chưa tốt nghiệp THPT hoặc tương đương không phải học lại văn hóa trong chương trình TCCN khi có điểm tổng kết môn học hoặc có kết quả thi

2.2. Bộ LĐTB và XH:

1. Chỉ đạo Tổng cục dạy nghề nên xem xét và chia tách hệ đào tạo TCN thành 2 hệ riêng biệt:

- Học văn hóa trình độ THPT hệ GDTX đồng thời học TCN (như mô hình Trung tâm đang thực hiện). Hệ này cho phép học liên thông lên bậc học cao hơn vì đáp ứng được kiến thức trình độ văn hóa.

- Chỉ học nghề trình độ Trung cấp (dành cho đối tượng đã “chán” học văn hóa). Học xong ra làm công nhân kỹ thuật và không được liên thông.

2. Có văn bản chỉ đạo để HS trượt tốt nghiệp THPT hoặc tương đương không phải học lại văn hóa trong chương trình TCN khi có điểm tổng kết môn học hoặc có kết quả thi tốt nghiệp từ 5,0 trở lên.

2.3. UBND tỉnh Kiên Giang:

1. Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND huyện, thị, thành; Các công ty, nhà máy, xí nghiệp do tỉnh quản lý phối hợp và tạo điều kiện cùng ngành GD và ĐT thực hiện hiệu quả công tác GDHN.

2. Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi để các công ty, doanh nghiệp tư nhân, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp… nhận HS vào tham quan, thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp.

3. Ưu tiên kinh phí cho Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác GDHN.

4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch dự báo được nhu cầu sử dụng nguồn lao động của tỉnh, của vùng (trung và dài hạn) từ đó làm cơ sở tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS.

5. Có chính sách thu hút các nhà đầu tư, các công ty, doanh nghiệp để sớm đưa các khu công nghiệp đã được quy hoạch của tỉnh đi vào hoạt động nhằm sử dụng nguồn lao động đã được đào tạo và làm cơ sở vững chắc cho việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS.

2.4. Sở GD và ĐT:

1. Chỉ đạo các Phòng GD và ĐT, Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng các trường THCS, THPT thực hiện có hiệu quả công tác định hướng, tư vấn

hướng nghiệp cho cha mẹ và HS. Khuyến khích HS khá trở lên đi thi tuyển sinh vào lớp 10 và ĐH. Khuyến khích HS có học lực trung bình trở xuống vào học TCCN, TCN.

2. Phối hợp, vận động các tổ chức, các ban ngành, các lực lượng XH tham gia, thực hiện công tác hướng nghiệp.

2.5. Sở LĐTB và XH:

Chỉ đạo Phòng Quản lý dạy nghề, Trung tâm Xúc tiến việc làm, các Phòng LĐTB và XH các huyện, thị, thành phối kết hợp cùng Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang trong công tác GDHN cũng như bố trí việc làm sau tốt nghiệp.

2.6. Trung tâm KTTH - HN Kiên Giang, các trường phổ thông:

1. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích của công tác GDHN để cha mẹ, HS hiểu và nắm rõ. Từ đó cùng phối hợp chặt chẽ để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích nhằm định hướng các em vào những ngành nghề mà XH đang cần, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình HS.

2. Thường xuyên mời các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà sản xuất giỏi. Các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp có uy tín đến để trao đổi, nói chuyện, chia sẽ và cùng với nhà trường thực hiện tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS. Tạo việc làm cho HS sau tốt nghiệp.

2.7. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kiên Giang:

1. Chỉ đạo Đoàn, Hội các cấp tổ chức nhiều sân chơi thanh niên tìm hiểu về nghề nghiệp của tỉnh, của vùng. Tổ chức ngày hội việc làm, phổ biến các mô hình thanh niên lập nghiệp đã thí điểm và thực hiện hiệu quả.

2. Bằng nhiều biện pháp hay, xây dựng nội dung phong phú, thiết thực để thực hiện tốt hơn nữa việc tư vấn mùa thi, góp phần cùng ngành GD và ĐT thực hiện tốt việc phân luồng HS phổ thông, tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH tỉnh nhà.

3. Nghiên cứu, xây dựng và mạnh dạn tham gia các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, từ đó tạo cơ hội nghề nghiệp cho đoàn viên, hội viên, HS.

2.8. Cha mẹ HS:

Hãy nhìn thẳng, nhìn thật vào học lực và khả năng của con em mình mà thay đổi suy nghĩ “trọng thầy, khinh thợ” để từ đó khuyến khích, hướng dẫn các em chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, với điều kiện, cơ hội việc làm của tỉnh, của

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kiên Giang (2006), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII - nhiệm kỳ 2005 - 2010, Kiên Giang.

2. Bộ GD và ĐT (2001), Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010, Hà Nội.

3. Bộ GD và ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 - Hoạt động GDHN, Nxb GD, Hà Nội.

4. Bộ GD và ĐT (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 - Hoạt động GDHN, Nxb GD, Hà Nội.

5. Bộ GD và ĐT (2009), Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp GDHN (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

6. Brôđin V.A Prôcôpieva Z.N (1973), Cẩm nang hướng nghiệp trong nhà trường Minxcơ, Nxb sư phạm, Hà Nội.

7. Climov E.A (1971), Nay đi học, mai làm gì? Nxb sư phạm, Hà Nội.

8. Cônhiađêra R.N (1979), Chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động, Nxb sư phạm, Hà Nội.

9. Crupxkaria N.K (1995), Tác phẩm chọn lọc về GD học, Nxb GD, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng (tài liệu sử dụng tại Đại hội Đảng cấp cơ sở), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đặng Danh Ánh (2001), Một số vấn đề tâm lý - GDHN, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục số 2.

16. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), GD phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Hà Thế Truyền (2002), GD và hướng nghiệp cho HS phổ thông bậc trung học - thực trạng và kiến nghị, Kỷ yếu hội thảo khoa hoc.

19. HĐND tỉnh Kiên Giang (2009), Nghị quyết quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Kiên Giang.

20. Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

21. Lê Hồng Minh (2002), Hướng nghiệp và sự phân luồng HS trung học tại một số nước trên thế giới, chuyên đề I của đề tài HN&TNHN - 02 cấp Thành phố.

22. Luật Giáo dục (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (Đồng chủ biên) (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, Nxb ĐH quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Trọng Bảo (1985), GD lao động, KTTH, Hướng nghiệp trường phổ thông, Nxb sự thật, Hà Nội.

26. Phạm Minh Hạc (1999), GD Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Phạm Minh Hạc (1990), Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách và GD hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên) (1981), Phương pháp luận khoa học GD, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỹ (2002), GD thế giới đi vào thế kỹ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Biện pháp GDHN cho học sinh THPT của Trung tâm KTTH - Hướng nghiệp tỉnh Kiên Giang (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w