b. Khó khăn
4.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing cho bán hàng nhập khẩu trong nước
Mục tiêu:
Quảng bá hình ảnh của công ty nhằm mở rộng hệ thống kênh phân phối rộng khắp cảnước.
Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời làm tăng tốc độ quay vòng của nguồn vốn, sinh nhiều lợi nhuận.
Cách thực hiện:
Hoạt động Marketing trong thời gian qua của công ty chỉ tập trung vào cạnh tranh bằng cách cắt giảm chi phí để giảm giá bán mà chưa thực sự tập trung vào các nghiệp vụ chủ yếu như quảng cáo, chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ… Do đó trong thời gian tới công ty cần quan tâm nhiều hơn đến công tác này:
Hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay quy mô hoạt động còn nhỏ, chỉ tập trung ở phía Bắc, do đó để mở rộng công ty cần mở các văn phòng đại diện tại khác ở miền Trung, miền Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ để đồng thời đẩy mạnh
công tác bán hàng và dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa được phân phối, để kịp thời đưa ra những xử lý khi có sự cố về sản phẩm, giúp cắt giảm chi phí vận chuyển. Và khi đã chiếm được thị phần đáng kể trên những thị trường mới này rồi thì công ty cần nhanh chóng thành lập các công ty chi nhánh ở các thị trường đó để khẳng định thương hiệu cũng như vị thế của công ty.
Thực hiện tốt công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng sẽgiúp công ty đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời cũng làm tăng tốc độ quay vòng của nguồn vốn, sinh nhiều lợi nhuận. Do khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lý phân phối cấp dưới, sốlượng không lớn do đó công ty nên chọn phương pháp quảng cáo thông qua việc tiếp xúc trực tiếp sản phẩm, quảng cáo trên các tạp chí chuyển ngành, tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghệđể có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu được thị hiếu, nhu cầu của họvà có cơ hội ký kết được các hợp đồng lớn.
Công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo qua Internet, thiết lập trang web của công ty với đầy đủ những thông tin về sản phẩm và luôn cập nhật các dòng sản phẩm mới, về mẫu mã, giá cả, chếđộ bảo hành, phương thức giao dịch… đồng thời thực hiện hoạt động gửi thư ngỏ giới thiệu về những sản phẩm của công ty qua hộp thư điện tử.
Để nâng cao tính cạnh tranh công ty cần phát triển sản phẩm và dịch vụ. Công ty cần thực hiện đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh cùng ngành nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh. Việc đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu mới của công ty phải gắn liền với việc đổi mới, nắm bắt nhu cầu thị trường về các mặt hàng nhập khẩu hiện tại đểtránh đánh mất thị phần. Bên cạnh việc phát triển các mặt hàng nhập khẩu công ty cần chú trọng phát triển các dịch vụ đi kèm với hàng hoa nhập khẩu được bán ra. Đó là một trong những chiến lược nhằm duy trì và nâng cao uy tín của công ty.
4.2.5. Đa dạng hóa các hình thức nhập khẩu
Mục tiêu:
Lựa chọn các hình thức nhập khẩu phù hợp với công ty, vừa cắt giảm được các phí phát sinh, vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Cách thực hiện:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Vì thếđể hoạt động nhập khẩu của công ty trởnên đa dạng và phát huy được hết lợi thế của mình thì trong thời gian tới công ty cần mở rộng thêm những hình thức nhập khẩu và giao dịch khác như:
Nhập khẩu liên doanh: đây là hình thức được nhiều công ty hay áp dụng, hình thức nhập khẩu này sẽ giúp công ty phân tán được rủi ro. Thay vì công ty phải bỏ toàn bộ chi phí (như nhập khẩu ủy thác) hay chỉ được hưởng một phần phí ủy thác (như nhập khẩu ủy thác) thì phía liên doanh sẽ chịu một phần phí nhập khẩu theo thỏa thuận giữa hai bên liên doanh. Hình thức này đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được những đơn hàng lớn và ổn định.
Nhập khẩu đấu thầu: với hình thức này người mua sẽ tiến hành lựa chọn để mua hàng của những người bán có báo giá và các điều kiện phù hợp nhất với những yêu cầu của người mua đặt ra. Đây là phương pháp được các nhà nhập khẩu sử dụng phổ biến. Ưu điểm của nó là chỉ có một người mua nhưng lại có rất nhiều người bán. Do vậy thông qua đấu thầu sẽphát huy được tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, nhờ đó người mua sẽ có lợi hơn và thỏa mãn được nhu cầu của mình dễdàng hơn.
4.2.6. Nâng cao khả năng tài chính của công ty bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
Mục tiêu:
Khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận.
Với một công ty lớn như Viễn Sơn, doanh thuhàng năm đặt mức hàng trăm đến hàng ngàn tỷđồng thì yêu cầu về việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả là rất quan trọng. Vì lợi nhuận của công ty cao hay thấp là phụ thuộc vào tốc độ quay của đồng vốn bỏ ra, và phần lớn nguồn vốn hoạt động của công ty là từ vốn vay, do đó để có thể sử dụng một cách hiệu quảđồng vốn bỏ ra công ty cần có một kế hoạch sử dụng vốn được tính toán thật kỹlưỡng trong từng khâu từ nghiên cứu thịtrường, giao dịch ký kết hợp đồng đến khâu nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa, thu hồi vốn và kế hoạch quay vòng vốn tiếp đó. Cụ thể các công việc cần thực hiện là:
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tín dụng ngoại hối của Nhà nước.
Tính toán khảnăng lỗ lãi, thu hồi vốn cũng như dựtính trước những rủi ro có thể xảy ra để có những biện pháp phòng ngừa.
Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn đối với khách hàng nội địa, tránh tình trạng ứđọng công nợ, nợkhó đòi. Đánh giá tiềm lực tài chính và khảnăng thanh toán của khách hàng trước khi tiến hành giao dịch.
Mở rộng, tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với các ngân hàng để có thểhuy động được nhiều vốn trong thời gian dài. Ngoài duy trì mối quan hệ với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, trong nhiều trường hợp Ngân hàng đã yêu cầu tỷ lệ ký quỹ không cao, tạo điều kiện cho công ty có vốn nhiều hơn thì trong thời gian tới công ty cần tăng cường mối quan hệ với những ngân hàng khác.
Ngoài ra, công ty cũng có thểtăng cường năng lực tài chính của mình bằng cách liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp mạnh khác như FPT…