Tình hình chung về thị trường máy vi tính và phụ kiện máy vi tính

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty tnhh mtv công nghệ tin học viễn sơn (Trang 43 - 59)

5. Kết cấu đề tài

1.6. Tình hình chung về thị trường máy vi tính và phụ kiện máy vi tính

Thế giới:

Theo báo cáo thống kê của hai công ty nghiên cứu thịtrường hàng đầu là IDC và Gartner đưa ra: Đà tăng trường hai con số của thịtrường máy tính thế giới vẫn được duy trì trong năm 2014.

Cảhai công ty này đều cho ra đáp án gần giống nhau về tốc độ tăng trưởng của thị trường máy vi tính thế giới trong năm 2014: IDC cho biết, lượng máy tính bán ra trên toàn thế giới vào thời điểm cuối năm 2014 vừa qua đã tăng 15,5% so với cùng kì năm trước, từ 112 triệu chiếc lên 129 triệu chiếc. Trong khi đó, mức tăng trưởng mà Gartner đưa ra là 13,1%, từ 110 triệu chiếc trong năm 2013 lên 124 triệu chiếc trong năm 2014.

Theo IDC, sở dĩ thị trường máy vi tính thế giới đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như vậy là nhờ sức tiêu thụ lớn của mặt hàng máy tính xách tay và kết quả kinh doanh thành công của hai công ty hàng đầu là Dell và Acer, sau khi chuyển sang các kênh phân phối mới, Dell đã bắt đầu bán hàng qua các kênh bán lẻnhư hệ thống chuỗi các cửa hàng Wal-Mart hay Staples, trong khi trước đây, hãng này chỉ áp dụng mô

hình bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tuy vẫn dựđoán mức tăng trưởng hai con số của thị trường máy vi tính thế giới sẽđược duy trì trong năm 2015 và có thể kéo dài tời năm 2016, nhưng IDC cũng cho rằng trong thời gian tới, tốc độ này sẽ chậm lại.

Theo cách tính toán của IDC, năm 2014 vừa qua, cả thế giới đã tiêu thụ 309 triệu

chiếc máy vi tính, tăng 14,3% so với năm 2013. Trong khi đó, Gartner cho rằng, đã

có 311 triệu chiếc máy vi tính được các hãng bán ra trong năm vừa qua, tăng 13,7% so với năm trước đó.

Các chuyên gia cho rằng, kết quả kinh doanh vừa được công bốđã phác họa một các cách chân thực nhất bức tranh của thị trường máy vi tính thế giới năm 2014 vừa qua, đó là sựtăng trưởng nhanh chóng ở những khu vực kinh tế mới nổi như Châu Á – Thái Bình Dương, và chậm hơn ở những thịtrường lớn như Mỹ và Châu Âu.

Vào cuối năm 2006, Hewlett-Packard (viết tắt là HP) đã vượt qua Dell để trở thành công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, và vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay. CảIDC và Gartner đều cho biết, thị phần mà HP đang nắm giữ là 19%, trong khi quý IV/2013, con số tương ứng mà IDC đưa ra chỉ là 17,8%, còn Gartner là 17,4%. Cả hai công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu cũng thống nhất rằng, lượng máy tính mà HP bán ra trong năm 2014 tăng 23% so với năm 2013.

Theo IDC, thị phần của Dell trong năm 2014 vừa qua trên thịtrường máy vi tính thế giới là 14,6%, còn theo cách tính của Gartner, con số đó là 14,5%. So với năm

2013, lượng máy vi tính mà Dell đã tiêu thụđược trong năm 2014 đã tăng lên 17%.

Việt Nam:

Theo thống kê, hiện nay các dây chuyền sản xuất – lắp ráp máy vi tính của các doanh nghiệp trong nước đạt công suất 400ngàn máy tính/năm. Song, máy có thương hiệu, có tên tuổi như VTB, MeKong, RoBo… chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn chỉ từ 13 – 18% thị phần. Bỏi người tiêu dùng còn hơi “e ngại” khi sử dụng máy tính thương hiệu Việt.

Theo đánh giá của các chuyên gia, máy vi tính mang thương hiệu Việt chiếm tỷ lệ rất thấp ở thị trường trong nước là do nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng máy vi tính cá nhân trong xã hội chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của chất

lượng. Giá cả vẫn được xem là yếu tố quan trọng nên máy vi tính lắp ráp từcác cơ sở nhỏ lẻ không có thương hiệu có giá thành rẻhơn được tiêu thụ nhiều. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ thông tin cấp quốc gia, cấp Bộ, các ngành Dầu khí, Hàng không, Ngân hàng… khi có nhu cầu trang bị vẫn tin dùng các máy vi tính có thương hiệu nổi

tiếng như Intel, HP, Compaq, IBM… dù giá thành cao hơn nhiều.

Thịtrường máy vi tính thương hiệu trong nước không được mở rộng cũng do đa

phần các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp trong nước hoạt động còn rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm xây dựng, phát triển thương hiệu và luôn bị lấn áp trước các thương hiệu của các công ty đa quốc gia, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, có sức cạnh tranh mạnh.

Máy vi tính thương hiệu Việt Nam chưa có nền công nghiệp vững chắc, chưa tận dụng được lợi thế của các nước đi trước, đầu tư còn dàn trải, trình độ công nghệ vẫn còn ở dạng lắp ráp.

Một trở ngại nữa cho phát triển máy vi tính thương hiệu Việt là hiện các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp hiện vẫn chịu mức thuếdoanh thu như các ngành nghề khác. Thậm chí, giữa các đơn vị cùng lắp ráp – sản xuất mức thuế này cũng chưa công bằng: cơ sở lắp ráp không thương hiệu được nộp thuế doanh thu theo kiểu tự khai và thỏa thuận với cơ quan thuế. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất trong nước với nhau, làm bất lợi cho các doanh nghiệp đăng kí nghiêm túc. Trong vài ba năm trở lại đây, công nghiệp phần mềm có hàng loạt chính sách ưu đãi đầy tính động viên thì công nghiệp phần cứng vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho phát triển thịtrường, quảng bá thương hiệu cũng như bảo hộthương hiệu.

Trong 5 năm qua (2010 – 2014) nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam liên tiếp tăng cao, chủ yếu là từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, giai đoạn 2010-2014, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện vào Việt Nam tăng liên tiếp từ mức 6,5 tỷ USD

Trong đó, nhập khẩu nhóm/mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI tăng gấp hơn 5 lần trong giai đoạn 2010-2014, từ 3,95 tỷUSD trong năm 2010 lên 22 tỷ USD trong năm 2014.

Trước đó, theo một thông cáo của hảng nghiên cứu thịtrường International Data Corporation (IDC) vào giữa tháng 3-2014, trong cả năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 3.112.500 máy vi tính, tăng 9,8% so với năm 2012.

Trong năm 2013, 5 hãng máy tính được ưa chuộng tại thịtrường Việt Nam, theo IDC, là Dell (thị phần 21%), Acer (13%), Asus (10%), HP (9%) và Lenovo (6%).

Hầu hết các sản phẩm này được các công ty FDI nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam. Chẳng hạn như, công ty Asus Việt Nam hiện phân phối sản phẩm máy vi tính và cung cấp các dịch vụ hậu mãi tại thịtrường Việt Nam.

Bảng 1. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh nghiệp FDI 3,95 8,49 13,86 14,6 22

Doanh nghiệp trong

nước 2,55 2,97 3,84 4,1 5,2

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Qua biểu đồ về kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ta thấy được: cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài (FDI) những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch

chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực này chiếm 74,08% và tăng 13,31% so với năm 2010; năm 2012 là 78,3% tăng 4,22% so với năm 2011; cho đến năm 2014 chiếm 80,88% tăng 22,7% so với năm trước đó.

Điều này cho thấy nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tới 96,5% mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Việt Nam.

0 5 10 15 20 25 30

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ 1. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong

nước giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Tỷ USD

Nhập khẩu ở khu vực doanh nghiệp trong nước tăng chưa thể khẳng định sản xuất trong nước phục hồi vì phần lớn hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho hoạt động gia công, lắp ráp của khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Như vậy, ngoài nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, một lượng lớn nhập khẩu để phục vụ tiêu thụtrong nước. Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước về việc tăng cường hỗ trợ nội địa, giảm gia công, lắp ráp phục vụ xuất khẩu; đầu tư và có nhiều chính sách tích cực nhằm khuyến khích sản xuất, quảng bá thương hiệu nội địa hàng điện tử nói chung và hàng máy vi tính và phụ kiện máy vi tính nói riêng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát một cách tổng quát cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu như: khái niệm, đặc điểm, phân loại của hoạt động nhập khẩu dựa trên sự khác nhau về hình thức và vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, Chương 1 còn khái quát được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp như: nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp – đây là nhóm nhân tố có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tác động đến môi trường bên trong doanh nghiệp; nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp – đây là nhóm nhân tốcó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, để từđó đề xuất ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố này đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu.

Trên cơ sở khẳng định rằng nhập khẩu là một trong những hoạt động rất cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và kinh tế quốc tế nói chung, là phương tiện đểđẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời, đối với doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu còn là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ THỊTRƯỜNG HÀNG MÁY VI TÍNH VÀ PHỤ KIỆN MÁY VI TÍNH Ở ĐÀI LOAN

2.1. Khái quát về thịtrường Đài Loan

Đài Loan thủđô là Đài Bắc, với diện tích 35.980km2 là một hòn đảo nằm trong

vừng Đông Nam Á, với dân số khoảng 22,97 triệu người nhưng ngành công nghiệp

và nông nghiệp chỉ chiếm 36% tỷ trọng nền kinh tế.

Về hệ thống pháp luật – chính trị:

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới bất kỳ

ngành kinh doanh nào trong nước cũng như ngoài nước. Khi kinh doanh trên một đơn

vị hàn chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thương mại vững vàng và môi trường kinh tế thuận lợi, Đài Loan còn có một nền chính trị - pháp luật ổn định. Chính quyền ổn định và giàu năng lực lãnh đạo cũng là nhân tố góp phần giúp Đài Loan phát triển nhanh chóng

Hệ thống pháp luật ở Đài Loan dựa trên cơ sở hiến pháp ban hành năm 1947. Văn kiện này quy định một cơ cấu gồm nội các song hành với hệ thống các ban ngành trong chính phủ. Tất cả công dân trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu. Đầu thập niên 1990, Đài Loan chuyển từnhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ Nghị viện.

Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến pháp); và năm cơ quan điều hành là Viện Lập pháp (Quốc hội); Viện Hành chánh (Nội các); Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán.) Viện Hành chánh tổ chức bao gồm 8 bộ: Bộ nội chánh, bộ ngoại giao, bộ kinh tế, bộ giao thông, bộ giáo dục, bộ tài chánh, bộ quốc phòng, bộ pháp vụ. Thủ tướng và phó thủtướng đứng đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉđịnh.

Tất cảcác đạo luật của Quốc hội phải được tổng thống ký thành luật. Ngoài ra, tổng thống là người có thẩm quyền chung quyết trong các vấn đềliên quan đến quân đội và an ninh quốc gia.

Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về Ngành công nghiệp năm 1959. Theo pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế công ty trong một thời kì cốđịnh nếu phát triển các sản phẩm mới.

Ngoài ra, Đài Loan còn có nhiều hình thức khuyến khích thuếkhác, trong đó có khuyến khích mở rộng kinh tế, cắt giảm thuế đối với những mặt hàng công nghệ thông tin được xuất khẩu đi các nước.

Chính phủĐài Loan đã liên tục thực hiện các chính sách điều tiết nhằm làm cho

các quy định pháp luật được ổn định và minh bạch hơn so với trước đây. Các quy

định vềđầu tư nước ngoài đã được sửa đổi theo thông lệ quốc tế về tự do hoá hoạt động đầu tư và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước; đưa ra các chính sách thuế rất ưu đãi về: Chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, điều này tạo nên sựthu hút đối với các nhà đầu tưnước ngoài cũng như khuyến khích xuất khẩu của quốc gia.

Là một nền dân chủsôi động, một cường quốc kinh tế và một nhà cung cấp chính của chính sách hỗ trợnhân đạo, Đài Loanđóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề của thế giới. Mặc dù bị cản trở trong việc tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, thế nhưng Đài Loan vẫn phấn đấu duy trì mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với tất cả các quốc gia khác trên thế giới và có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại.

Kể từ giữa năm 2008, chính sách đối ngoại của Đài Loan đã được chuyển hướng sang "ngoại giao hữu hiệu". Mục đích chính của phương pháp này là để chuyển hướng nguồn lực quốc gia mà trước đây đã lãng phí trong việc cạnh tranh phản tác với Trung Quốc đại lục trong các đấu trường quốc tếđối với việc cải thiện cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Về kinh tế:

Không chỉđược biết đến bởi vẻđẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á.

Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa

vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả

các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của Chính phủnước vềngoài đầu tư và thương mại. Để giữđược xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa.

Với nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ởĐài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty tnhh mtv công nghệ tin học viễn sơn (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)