5. Kết cấu đề tài
1.4.1. Nghiên cứu thị trường
Đây là nghiệp vụ đầu tiên đặt ra cho bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào nhằm giúp họ nắm vững các yếu tố thịtrường, hiểu biết các quy luật vận động của thị trường để từđó có thểđưa ra các xử lý kịp thời và phù hợp. Nghiên cứu thịtrường là cả một quá trình tiềm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với việc phân tích tổng hợp các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề. Quá trình này đòi hỏi rất công phu và tỉ mỉ bởi vì giá trị lớn, kinh doanh ngoại thương gặp nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh nội địa.
- Qua nghiên cứu thị trường chúng ta phải trả lời được các câu hỏi sau: - Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa gì?
- Kinh doanh với ai?
- Kinh doanh ởđâu, vào thời điểm nào? - Kinh doanh với sốlượng bao nhiêu? - Giá cả và lợi nhuận như thế nào?
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường trong nhập khẩu, doanh nghiệp phải tiến hàng nghiên cứu cảngoài nước và trong nước, gồm những nội dung chủ yếu sau:
a. Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước:
Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu quan tâm tới một số vấn đềnhư khảnăng sản xuất và tiêu dùng trong nước thể hiện ở số lượng, chất lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, thị hiếu, tập quán tiêu dùng cùng khảnăng của doanh nghiệp trong việc cung cấp các mặt hàng đó ra thịtrường trong nước; chu ký sống của sản phẩm trải qua các giai đoạn: giới thiệu, phát triển, bão hòa và suy thoái. Khi doanh nghiệp tiến hàng nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu họ cần phải xác định mặt hàng đang ởgiai đoạn nào trên cả thị trường đầu ra và đầu vào bởi vì thực tế mỗi khi thay đổi thị trường của một mặt hàng nào đó, nó sẽtác động tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng: xem xét sản phẩm mà doanh nghiệp định nhập khẩu cung ứng cho nhu cầu của nội địa có nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu… được quy định cho từng mặt hàng; nghiên cứu giá cả trong nước và đối thủ cạnh tranh trong nước: giúp cho doanh nghiệp xác định lượng tiền mà khách hàng trong nước chấp nhận trả cho một đơn vị sản phẩm nhập khẩu.
Nghiên cứu cả về mặt định tính và định lượng. Vềđịnh tính, cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm,… để rút ra kết luận là có nên nhập
khẩu sản phẩm đó hay không? Về định lượng, cần xem xét trong hàng hóa đó nếu
nhập khẩu có đạt hiệu quả không thông qua việc xác định các chỉtiêu như tỷ giá ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chi phí…
b. Nghiên cứu thị trường ngoài nước
Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải biết có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm mà mình dự định nhập khẩu, khả năng cung ứng, phương thức giao dịch và thanh toán ra sao… các nhân tố này ảnh hưởng đến tính ổn định và lâu dài trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nghiêm túc, nhanh chóng để nắm bắt cơ hội.
Nghiên cứu giá cả hàng hóa nhập khẩu: các yếu tố cấu thành giá cả của hàng hóa bao gồm giá vốn, giá bao bì, chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí khác tùy theo các bước thực hiện và sự thỏa thuận của các bên tham gia. Trong thực tế, giá cả của mỗi hàng hóa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốnhư: giá trị quốc tế, nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh, cung cầu, lạm phát, thời vụ… do vậy doanh nghiệp cần khảo sát và xác định mức độ tác động của tất các nhân tố tới
giá cả hàng nhập khẩu để từđó xác định mức giá hợp lý mà người tiêu dùng trong nước chấp nhận và bản thân doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Thông thường trong vấn đề chọn giá hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp thường căn cứ vào: giá ở trung tâm giao dịch truyền thống, ở những nước sản xuất chủ yếu hay những hàng sản xuất tập trung; tỷ suất ngoại tệđối với hàng hóa nhập khẩu (VND/USD), nếu tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thương trường thì doanh nghiệp nên nhập mặt hàng đó và ngược lại; nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp, tập quán buôn bán và hệ thống tài chính tiền tệ của quốc gia có thịtrường hàng hóa mà doanh nghiệp định tiến hành nhập khẩu. Kết hợp với quá trình trên, lựa chọn đối tác giao dịch trong công đoạn nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hóa là một thành công quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.