b. Khó khăn
4.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu về vốn, về việc mở rộng các dòng sản phẩm được phép kinh doanh nhập khẩu, đặc biệt là có những chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh doanh nhập khẩu những mặt hàng công nghệ - tin học như giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng này.
Các Bộ, Ban, Ngành có liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, pháp luật,… đểgiúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung và Công ty Viễn Sơn nói riêng.
Hiện nay, nhiều thông tư của các Bộnhư BộCông Thương, Bộ Tài Chính, Cục Viễn Thông mang tính chất chung chung, chồng chéo lên nhau quy định về thủ tục kinh doanh hợp pháp, về chính sách thuế,… khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp thu các quy định này, phải thường xuyên kiến nghị bằng công văn đểđược hướng dẫn cụ thể. Do đó Nhà nước cần hạn chế ban hành những văn bản dưới luật không cần thiết do các Bộ, Ban, Ngành ban hành để tránh tình trạng chống chéo, mâu thuẫn nhau làm cho doanh nghiệp nhập khẩu không biết phải thực hiện theo văn bản nào.
Nhà nước cần ban hành những quy định về quản lý vốn và ngoại tệ một cách chặt chẽ, đểđảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, hạn chếđến mức tối đa có thể tình trạng lạm phát gây mất giá đồng nội tệ nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
Nhà nước cần thiết lập nhiều hơn nữa mối quan hệ lâu dài với các nước phát triển trên thế giới để tạo cơ hội cũng như sân chơi thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa; Nhà nước cần có các biện pháp xúc tiến đểnước ta sớm gia nhập vào các Công ước, Hiệp hội quốc tế và khu vực… nhằm tạo lập cơ sở cho việc tự do buôn bán, mở rộng thị trường, được hưởng những ưu đãi trong ngoại thương và là cơ sởđể giải quyết các tranh chấp trong việc thực hiệp các hợp đồng mua bán quốc tế.