5. Kết cấu đề tài
1.5.1.3. Môi trường kinh tế
a. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệvà đồng Việt Nam cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. khi tỷ giá giữa đồng ngoại tệ mạnh cao hơn đồng nội tệ sẽ tạo thuận lợi cho nhà xuất khẩu những cũng đồng thời gây khó khăn cho nhà nhập khẩu.
b. Yếu tố giá cả
Giá cảcó tác động lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Bởi vì, tổng doanh thu phụ thuộc vào lượng hàng hóa bán ra và giá bán của hàng hóa đó. Sựthay đổi về giá sẽtác động đến doanh số tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được.
Bên cạnh đó, giá mua hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, việc nhập khẩu hàng hóa với giá cao sẽlàm chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm và ngược lại.
c. Yếu tố khác
Các quan hệ kinh tế: cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, các mối quan hệ kinh tế quốc tếđang ngày càng gia tăng cả về sốlượng và chất lượng. Sựra đời và phát triển lớn mạnh của các tổ chức kinh tế quốc tếnhư: WTO, ASEAN, EU, APEC… cùng với các chính sách đặc biệt về thuế quan, thị trường đã tại cho các quốc gia thành viên có nhiều cơ hội phát triển với các lợi ích thiết thực. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm, thu hút được đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khảnăng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, tạo cơ hội tìm kiếm thêm bạn hàng, đa dạng hóa sản phẩm… góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Sự phát triển của nền sản xuất trong nước cũng như quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, khi nền sản xuất nội địa phát triển, sản xuất ra những sản phẩm mà trước đây vẫn nhập khẩu thì việc nhập khẩu hàng hóa sẽ tại ra cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa, chính áp lực cạnh tranh này có thể sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Mặt khác, nếu nền sản xuất trong nước kém phát triển, khó có thể sản xuất
ra những sản phẩm tốt với công nghệ tiên tiến thì sẽ góp phần gia tăng nhập khẩu. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất của nước ngoài phát triển, họ có khảnăng tại những sản phẩm hấp dẫn khách hàng hơn cũng tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hệ thống giao thông vận tải: sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải cho phép các nhà nhập khẩu lựa chọn các phương án vận chuyển hàng hóa sao cho vừa đảm bảo thời gian, vừa tiết kiệm chi phí.
Hệ thống ngân hàng: hỗ trợ đắt lực cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cung cấp vốn, đảm bảo việc thanh toán một cách thuận tiện và nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng còn giúp cho doanh nghiệp có được khoản tiền để trợ giúp về vốn cho nhà nhập khẩu. Hệ thống thông tin do ngân hàng cung cấp cho khách hàng là rất quan trọng, nó bao gồm kinh nghiệm tài chính, sự biến động thịtrường thế giới, do đó ngân hàng phải đủ mạnh mới có đủ uy tín bảo lãnh trước đối tác nước ngoài, là nhà cố vấn quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp.