5. Kết cấu đề tài
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của
đoạn 2010 – 2014 là máy vi tính và thiết bịđiện tử với kim ngạch năm 2010 đạt 85,6 tỷ USD (chiếm 56,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan) tăng lên 114,2 tỷ USD vào năm 2014 (chiếm 37,4% tổng kim ngạch xuất khẩu). Nhóm sản phẩm công nghệ ngày càng được cải thiện và nâng cao không chỉ về chất lượng, tính đổi mới, hiện đại mà mẫu mã thiết kếcũng rất đa dạng, tinh xảo phù hợp với nhu cầu của nhiều quốc gia. Tại Đài Loan, các dòng sản phẩm thuộc các hãng điện tửhàng đầu thế giới
như Asus, KingMax, Gigabyte, Antech… đã và đang nhận được sựưa chuộng và tin
cậy của khách hàng trên toàn thế giới.
Ngoài ra, kim ngạch các nhóm sản phẩm khác như: máy móc, thiết bị y tế, phương tiện đi lại… cũng có xu hướng tăng qua các năm.
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng máy vi tính và phụ kiện máy vi tínhcủa Đài Loan của Đài Loan
0 20 40 60 80 100 120
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Biểu đồ 4. Kim ngạch 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan (2010 – 2015)
Đơn vị: tỷ USD
Máy vi tính, thiết bị điện tử Máy móc Nhiên liệu thô Thiết bị quang học, y tế Nhựa Hóa chất hữu cơ Sắt, thép Phương tiện đi lại Sản phẩm từ sắt, thép Đồng
Bảng 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn (2010 – 2014)
Đơn vị: tỷ USD
Kim ngạch
Quốc gia
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ USD % Tỷ USD % Tỷ USD % Tỷ USD % Tỷ USD % Trung Quốc 72,6 19,4 74,3 20,8 75,1 22,1 78,4 23,6 81,7 26,8 Hồng Kông 30,2 5,3 33,5 7,2 35,7 8,1 37,4 10,3 39,4 12,9 Hoa Kỳ 23,5 4,2 24,8 5,9 26,7 6,5 29,4 8,2 32,6 10,7 Singapore 10,4 2,1 12,8 3,6 15,4 4,5 17,6 5,3 19,5 6,4 Nhật Bản 11,1 1,9 12,6 2,9 14,8 3,5 16,3 4,9 19,2 6,3 Hàn Quốc 4,2 1,4 6,1 2,1 7,9 2,6 10,2 3,1 12,1 4,0 Philippines 2,2 0,9 4,6 1,6 5,7 2,1 7,4 2,7 9,8 3,2 Việt Nam 1,6 0,6 2,7 1,3 4,3 1,8 6,4 2,5 8,9 2,9 Malaysia 2,4 0,8 3,2 1,4 4,7 1,8 6,8 2,2 8,1 2,7 Thái Lan 1,2 1,1 2,4 1,4 3,5 1,6 5,6 1,9 6,3 2,1 Anh Quốc 1,3 0,7 1,8 0,9 2,6 1,1 3,8 1,3 4,3 1,4 Australia 0,9 0,6 1,2 0,8 1,9 1,0 2,6 1,1 3,8 1,2
Qua biểu đồ trên ta thấy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan, với kim ngạch đạt được năm 2010 là 72,6 tỷ USD chiếm 19,4% tổng cơ cấu các thịtrường xuất khẩu, đến năm 2014 tăng lên 81,7 tỷUSD ước tính chiếm khoảng 26,8% trong tổng cơ cấu.
Trước khi gia nhập WTO, khoảng một phần ba lượng xuất khẩu của Đài Loan đã được vận chuyển qua Hồng Kông (hoặc Trung Quốc, hoặc các điểm đến khác), một
phần tư đến Hoa Kỳ, tiếp theo là Liên minh châu Âu, ASEAN, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Vì lý do an ninh – chính trị, Đài Loan đã hạn chế mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, hàng rào thuế quan được duy trì ở mức cao hơn đối với hàng nhập khẩu từđất liền ngay cả sau khi gia nhập WTO và các cam kết với các nguyên tắc tối huệ quốc trong thương mại. Đài Loan nhập khẩu rất ít từ Trung Quốc và Hồng Kông (6 phần trăm). Thay vào đó nguồn lớn nhất của nó là nhập khẩu Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kỳ, các thành viên ASEAN, Liên minh châu Âu và Hàn Quốc.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Biểu đồ 5. Kim ngạch 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan (2010 – 2015)
Đơn vị: tỷ USD
Trung Quốc Hồng Kông Hoa Kỳ Singapore Nhật Bản Hàn Quốc
Nhưng cho đến nay, vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia cùng với việc tuân theo các nguyên tắc hợp tác quốc tế, Đài Loan và Trung Quốc đã có được sự hợp tác thành công về nhiều mặt, và hiện tại thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan, tiếp theo là Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Xếp thứ 25 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Đài Loan là một trong hình dạng khá tốt so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Đài Loan - Việt Nam, với tư cách cùng là thành viên của WTO sẽ có nhiều cơ hội cũng như thách thức hơn trong quan hệ kinh tế giữa hai bên, vì vậy cảhai bên đều phải chủ động, tích cực nắm bắt lấy cơ hội và vượt qua những thách thức mới, khai thác hết các tiềm năng và lợi thế của mỗi bên để hợp tác cùng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Từnăm1990 đến nay, quan hệthương mại Đài Loan - Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, thể hiện rõ qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do trình độ kinh tế còn thấp nên Việt Nam là nước chịu thiệt thòi hơn. Điều này thể hiện cả trong cán cân cũng như cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai bên.
Với đặc thù của Đài Loan, Việt Nam nên tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là thu hút đầu tư của Đài Loan, đẩy mạnh hợp tác lao động, khai thác tiềm năng của thị
trường Đài Loan, không xem nhẹcác lĩnh vực khác mà cần xác định rõ trọng điểm
trong từng lĩnh vực.
Việt Nam nên khuyến khích đối với các sản phẩm Đài Loan trong các ngành công nghiệp mà Việt Nam đã có đủ sức cạnh tranh quốc tế, bởi vì cả hai bên đã là thành viên của WTO và có thể tham gia xuất khẩu thuận lợi hơn dưới khuôn khổ thể chế của WTO. Tuy nhiên, cả hai bên sẽ chịu sự điều chỉnh bởi những cam kết với WTO, và sẽkhông bên nào được tiếp tục duy trì, hay dựng lên các rào cản đối với bên kia. Điều đó có nghĩa rằng cảĐài Loan và Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ, cho phép các sản phẩm của cả hai bên thâm nhập thịtrường của nhau. Có thể là, một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh yếu của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn hơn sau khi gia nhập WTO. Nhưng đó chỉ là những tác động ngắn hạn, còn về lâu về dài thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽđược hưởng lợi nhiều hơn nhờ vào sự hợp tác, học hỏi được những kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, … từphía Đài Loan, đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải cải cách về mọi mặt để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, Đài Loan cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông … dẫn tới cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn.
Cuối cùng đó là, việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽtăng cường hợp tác trao đổi không chỉ về mặt thương mại đầu tư mà còn trên nhiều lĩnh vực khác giữa hai bên như văn hoá, du lịch, lao động… Điều này sẽgiúp hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn nữa đồng thời thu hẹp khoảng cách về phát triển trong tương lai. Từđó tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp ở cả 2 quốc gia Đài Loan và Việt Nam trong giao thương quốc tế.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH VÀ PHỤ KIỆN MÁY VI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ
TIN HỌC VIỄN SƠN