Đối với Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty tnhh mtv công nghệ tin học viễn sơn (Trang 119 - 129)

b. Khó khăn

4.3.2. Đối với Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan cần cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác nhằm giảm bớt sự chờ đợi, giải phóng nhanh hàng hóa, giảm bớt sựđi lại của chủhàng để hàng hóa có thểnhanh chóng được đưa vềnơi tiêu thụđáp ứng nhu cầu trước mắt là tránh được những chi phí không đáng có mà doanh nghiệp phải chịu. Việc cải cách thủ tục hành chính này sẽ góp phần xóa bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền, hối lộ… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Sửa đổi chính sách, chế độ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, công khai hóa những vấn đềđã được cải tiến nhằm tạo tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tiến hành quản lý thống nhất, tránh phân chia quá nhiều bộ phận quản lý các khâu gây hiện tượng chống chéo và mất nhiều thời gian trong khâu khai báo.

Nghiên cứu quy trình thủ tục Hải quan hiện đại hơn nữa để có những biện pháp đơn giản hóa thủ tục Hải quan nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý của cơ quan chủ quản. Qua đó giúp các cơ quan Hải quan và hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Việc luân chuyển vị trí cán bộ Hải quan dẫn đến tình trạng mặc dù doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đã khai báo trước đó nhiều lần về hàng hóa kinh doanh nhập khẩu của công ty nhưng nhiều cán bộ Hải quan có nghiệp vụchưa vững, thiếu kiến thức về một số hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa cho phép xuất nhập khẩu có sự nghi vấn về hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với các cán bộ Hải quan đểxác định lại tên hàng và giá trị nhập khẩu của hàng. Điều này gây mất thời gian của doanh nghiệp trong thủ tục khai báo cũng như quá trình thông quan của cơ quan Hải quan. Do đó Tổng cục Hải quan cần mở thêm các lớp đào tạo về nghiệp vụ Hải quan cho các cán bộ thiếu kiến thức chuyên sâu, cũng như mở những lớp đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong công tác khai báo và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tăng cường kiểm tra chống buôn lậu nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của các công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4đề cập đến mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017. Đồng thời từ việc nhìn nhận rõ các điểm mạnh, điểm yếu của công ty cùng những cơ hội và thách thức ở môi trường hiện tại đểđưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của Công ty Viễn Sơn trong thời gian tới.

Một số giải pháp được đề cập tới như: giải pháp cắt giảm chi phí, giải pháp về khai thác nguồn hàng, giải pháp về mở rộng thịtrường tiêu thụ, giải pháp về vốn, về đào tạo nhân lực.... nhằm đóng góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh của công ty. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Viễn Sơntrong giai đoạn 2015-2017.

Bên cạnh những giải pháp đưa ra cho công ty, chương 4 cũng đề cập đến một số kiến nghị đến cơ quan Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty Viễn Sơn nói riêng.

Bằng những giải pháp đã nêu ra, cùng với sự hỗ trợ từphía các cơ quan Nhà nước hy vọng trong thời gian tới, công ty Viễn Sơn sẽ có những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong hoạt động nhập khẩu

KT LUN

Trong những năm qua, đất nước đang chuyển mình trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa theo đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta đang mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đẩu tư nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm về quản lý, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Việc tiến hành tự do hóa thương mại ngày cảng được đẩy mạnh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ ở thị trường trong và ngoài nước. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều nỗ lực lớn để có thể tham gia vào

các sân chơi chung của Thế giới như: là thành viên của WTO, ASEAN, ký kết các

hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới… tất cả là nhờ vào sự quan tâm của Nhà nước và hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thịtrường hiện nay, xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu của các nước, là cầu nối kinh tếtrong nước với nền kinh tế thế giới, mang lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Vấn đề kinh doanh nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và tham gia tích cực vào quá trình phân công hóa lao động quốc tế. Đồng thời, kinh doanh nhập khẩu còn đem lại cho người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và có thể áp dụng nó vào trong quá trình sản xuất trong nước, tạo ra những sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn, có chất lượng tốt hơn, tạo năng suất lao động cao hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng làm tăng lượng dữ trữ quốc gia góp phần vào công cuộc phát triển kinh tếnước nhà.

Theo xu hướng đó, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, Công

ty TNHH MTV Công nghệ tin học Viễn Sơn đã tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trong suốt 20 năm qua, đã đưa các dòng sản phẩm công nghệ

thông tin tiên tiến từnước ngoài vào trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời, công ty đã ngày càng hoàn thiện hơn trong quy trình tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu, uy tín của công ty ngày càng có vị trí vững chắc trên cả thịtrường nước ngoài lẫn trịtrường trong nước.

Trước thực trạng kinh doanh nhập khẩu hiện nay, Công ty Viễn Sơn luôn tuân thủ theo các chính sách của Nhà nước, nộp ngân sách đúng hạn, chỉ tiêu về doanh thu luôn đạt ở mức cao. Với những kết quảđạt được, công ty luôn khẳng định vị trí của mình là một doanh nghiệp tư nhân đã vàđang vươn lên sánh vai cùng các đơn bịđứng đầu cùng ngành. Mặc dù còn nhiều tồn tại và hạn chế, nhưng với năng lực và tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, sáng tạo, nắm vững kiến thức chuyên môn cùng với sự hỗ trợ từphía Nhà nước và các Cơ quan trong ngành, em tin rằng Viễn Sơn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy quản lý, phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam.

Trong quá trình thực tập tại công ty, với sựgiúp đỡ của các anh chị là nhân viên công ty Viễn Sơn, đặc biệt là các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu cùng với kiến thức đã được học ở trường và sựhướng dẫn tận tình của Thầy giáo Ths. Ngô Quốc Quân, em đã được tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và linh kiện máy vi tính của Công ty Viễn Sơn, khái quát được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, từđó rút ra được những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang đối mặt, từđó làm cơ sởđể em có thể mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của Công ty TNHH MTV Công nghệ tin học Viễn Sơn”.

Với thời gian thực tập có hạn cùng với kiến thức hạn hẹp, do vậy bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời khuyên quý báu, sự đóng góp và chỉ dẫn của Thầy cũng như Công ty Viễn Sơn đểđề tài này trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn.

PH LC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về sản phẩm kinh doanh của Công ty TNHH MTV Công nghệ tin học Viễn Sơn:

Phụ lục 2: Bộ chứng từ thanh toán:

1. Hợp đồng

2. Hóa đơn thương mại

3. Vận đơn gốc 4. Tờ khai Hải quan

5. Giấy chứng nhận phẩm chất 6. Giấy chứng nhận xuất xứ 7. Phiếu kê khai hàng hóa 8. Giấy chứng nhận bảo hiểm

TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu:

1. GS. TS. Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế (2010), NXB Lao động – Xã hội.

2. TS. Phạm Thị Hồng Yến, Kinh doanh quốc tế (2012), NXB Thống kê.

3. GS.TS Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kỹ thuật ngoại thương (2006), Nhà xuất bản

Lao động – Xã hội.

4. GS.TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình đàm phán và giao dịch kinh doanh (2006),

Nhà xuất bản Thống kê.

5. GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu(2006), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

6. GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt, Quản trị Ngoại thương

(2009), NXB Lao động – Xã hội.

7. GS. TS. Bùi Xuân Lưu, PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh tế Ngoại

thương (2007), NXB Lao động – Xã hội.

8. Phan Thăng, Nguyễn Thanh Hội, Quản trị học (2006), NXB Thống kê.

9. TS. Trần Hoàng Ngân, Giáo tình Thanh toán quốc tế (2010), NXB Thống Kê. 10. Nguyễn Đông Phong, Giáo trình Marketing quốc tế (2012), NXB Kinh tế

TP.HCM 11. Luật Hải quan.

12. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Công nghệ tin học Viễn

Sơn (2010 – 2014).

13. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Công nghệ tin học Viễn Sơn (2010 – 2014).

Website:

1. http://www.heritage.org/index/country/taiwan - Tạp chí 2015 Index of Economics Freedom

2. http://www.tradingeconomics.com/taiwan - Tạp chí Trading Economics 2015 3. https://atlas.media.mit.edu/en/explore/tree_map/hs/export/twn/all/show/2011/ -

4. http://www.worldstopexports.com/taiwans-top-exports/2644 - Tạp chí Worlds Top Exports

5. http://www.dncustoms.gov.vn/Data/Luat/Luat_CNTT_2006.htm - Luật Công nghệ thông tin Việt Nam

6. http://www.customs.gov.vn/default.aspx - Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty tnhh mtv công nghệ tin học viễn sơn (Trang 119 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)