Khi xem xét các mô hình quản lý CT, có hai khái niệm “CT đóng” và “CT mở”. CT đóng là loại CT pháp lệnh được thiết kế chi tiết, cụ thể, được chấp hành thực hiện triệt để, được quản lý một cách chặt chẽ theo các quy định cụ thể từ Trung ương, hiện nay CT đóng không còn được sử dụng để quản lý CT ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. CT này chỉ phù hợp với kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một cách bị động. Dưới góc độ hiện đại, CT này có nhiều hạn chế trong mục
tiêu dạy học phát triển năng lực HS. Sự hạn chế khách quan đó được thể hiện ở các điểm sau:
- CT được thiết kế cho một khoảng thời gian nhất định, nhưng trong thời gian đó, tri thức khoa học, tình hình kinh tế xã hội, điều kiện học tập của HS… có rất nhiều biến đổi.
- CT được thiết kế chung cho hàng triệu HS, trong khi đó tồn tại sự khác biệt rất lớn về yếu tố bẩm sinh, điều kiện học tập, năng lực, hứng thú, nguyện vọng… của từng HS.
- CT được thiết kế chung cho cả nước, trong khi đó tồn tại các yếu tố rất khác nhau về trình độ phát triển, hoàn cảnh tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội… của các vùng miền.
- CT được thiết kế chung cho mọi GV thực hiện, trong khi đó tồn tại sự khác nhau rất lớn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chất lượng hoạt động của các tập thể sư phạm, phong cách quản lý… của các trường.
Để khắc phục những nhược điểm trên, làm cho thiết kế của CT và các phiên bản của nó ngày càng phù hợp và có hiệu quả hơn, xuất hiện mô hình quản lý CT mới đó là “CT mở”, CT mới này có các đặc điểm sau:
- Những quy định của CT mang tính chất định hướng là chính, chứ không phải mang tính chất pháp lệnh. Người thực hiện CT có thể thay đổi một số yếu tố cụ thể trong CT cho phù hợp và có hiệu quả hơn với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Tất cả những người tham gia vào quá trình triển khai, thực hiện CT (tập thể sư phạm, GV, HS và phụ huynh HS…) đều được tạo điều kiện tham gia vào sự thay đổi CT nói trên.
- Hình thành một cơ chế phân cấp quản lý mới đối với CT. Xu hướng chung là Trung ương quản lý CT khung, định ra những văn bản cốt lõi nhất, những định hướng quan trọng nhất, đồng thời tạo quyền tự chủ cho các cơ quan giáo dục địa phương, các trường học và GV tham gia cụ thể hóa CT Trung ương, xây dựng những kế hoạch sư phạm cụ thể nhằm làm cho CT phù hợp và có hiệu quả.
- Quá trình xây dựng và triển khai CT là một quá trình được chỉ đạo đồng bộ, thống nhất. Các yếu tố được tiến hành trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện những ý định chung, đồng thời là quá trình liên tục tìm cách nhận các thông tin
phản hồi để có thể kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai sót, chưa phù hợp với các đối tượng ở các vùng miền, địa phương khác nhau.
1.2.1.2. Quan điểm về CT và SGK môn Sinh học của một số nước có nền giáodục tiên tiến trên thế giới dục tiên tiến trên thế giới
CT và SGK môn Sinh học phổ thông của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Australia... Có khuynh hướng chung như sau [2. tr 173-175]:
- Môn Sinh học phổ thông đều cung cấp cho HS hệ thống kiến thức đại cương về sinh giới.
- Quan điểm “Sinh học hệ thống” và “Các cấp độ tổ chức sống” cùng với quan điểm “Sinh thái – Tiến hóa sinh giới” được thể hiện phổ biến trong các SGK môn Sinh học với các mức độ khác nhau.
- Nội dung kiến thức cung cấp cho HS không thuộc loại kiến thức hàn lâm mà được chọn lọc theo hướng cập nhật, thiết thực,và có ý nghĩa giáo dục khoa học, bồi dưỡng tư duy cho HS. Đồng thời nội dung kiến thức cũng mang đậm tính liên môn nhằm hình thành các năng lực then chốt cho học tập suốt đời và kích thích lòng ham thích bộ môn, óc sáng tạo khoa học của HS.
- Mô hình biên soạn SGK môn Sinh học trên thế giới theo ba kiểu sau:
+ Nội dung kiến thức trong SGK không theo kiểu “sách đọc” và cũng không chứa các tài liệu tham khảo mà viết theo quan điểm rất mới, vừa trang bị kiến thức mới theo CT vừa có yếu tố sư phạm dẫn dắt HS sử dụng sách trên lớp thông qua các hoạt động tự lực.
+ Nội dung kiến thức trong SGK không viết thêm kiến thức tham khảo mà để HS “tự lực đọc” bám sát kiến thức chuẩn CT nhằm hình thành và phát triển năng lực tự kiểm tra và tự đánh giá sự nắm vững kiến thức.
+ Nội dung kiến thức trong SGK vừa bao gồm kiến thức theo chuẩn CT, vừa có kiến thức tham khảo để HS sử dụng vào các tình huống khác nhau trong quá trình học tập, do dó mà kiến thức nhiều và sâu hơn.
Từ các khuynh hướng phát triển CT và SGK môn Sinh học của các nước tiên tiến trên thế giới, ta nhận thấy xu thế chung trong sự phát triển CT và SGK môn Sinh học phổ thông của các nước tiên tiến là:
Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức khái quát chung nhất, nhưng cập nhật về Sinh học.
Quán triệt tiếp cận “Sinh học hệ thống” các cấp độ tổ chức sống cùng quan điểm “Sinh thái – Tiến hóa sinh giới” được thể hiện phổ biến trong các SGK môn Sinh học phổ thông.
1.2.2. Đánh giá CT và SGK môn Sinh học phổ thông hiện hành của Việt Nam
Ngày 18/5/2008, Bộ GD & ĐT đã tổ chức hội thảo đánh giá toàn bộ CT và SGK hiện hành của cả Hệ thống giáo dục phổ thông dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là các nhà khoa học, các thầy cô giáo, đại diện các sở GD & ĐT[1].
1.2.2.1. Các ưu điểm và các điểm bất cập tồn tạitrong CTvàSGK môn Sinh học phổ thông hiện hành SGK môn Sinh học phổ thông hiện hành