1) Phần kiến thức nền tảng
3.2.3. Định hướng cấu trúc bài học trong SGK môn Sinh họccấp THPT
Trong CT giáo dục cấp THPT, các kiến thức Sinh học được trình bày theo các cấp độ tổ chức sống, trong đó mỗi cấp độ tổ chức sống cần chỉ rõ đặc trưng về: hình thái, cấu trúc, chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, tự điều hòa/cảm ứng và tiến hóa, thích nghi. Như vây, khi biên soạn SGK cần cấu trúc hóa những kiến thức Sinh học hiện đại trong các khoa học: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học sao cho thể hiện được các đặc trưng sống cơ bản trong từng cấp độ tổ chức sống. Các kiến thức phải được trình bày trong mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ sống và môi trường. Đồng thời, gắn liền nội dung dạy học Sinh học với thực tiễn Việt Nam, hướng cung cấp tri thức gắn liền thực tiễn phát triển nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, gắn với thiên nhiên môi trường và thực tế con người Việt Nam. Học cái phổ biến của thế giới để hiểu và vận dụng vào điều kiện đặc thù của Việt Nam.
Để đảm bảo HS lĩnh hội tri thức Sinh học một cách chủ động và tích cực, mỗi bài học trong SGK môn Sinh học cấp THPT nên được cấu trúc như sau:
- Mục tiêu bài học (mục tiêu bài học cần được thể hiện rõ ràng trong từng bài học, qua đó GV và HS có thể định hướng phương pháp học tập để đạt được mục tiêu).
- Mở đầu mỗi nội dung, SGK nên dẫn ra một số tài liệu cho phép huy động nhanh các kiến thức đã học và đặt ra các vấn đề cần giải quyết.
- Tiếp đó là các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề như: thu thập và phân tích các dữ liệu thông qua phương pháp quan sát tranh, ảnh, sơ đồ, đồ thị…Hoặc phương pháp thực nghiệm thông qua mô tả các thí nghiệm Sinh học hay làm thực hành, thí nghiệm (SGK nên bổ sung nhiều hoạt động học tập cho mỗi đơn vị kiến thức nhằm thúc đẩy khả năng tư duy và làm việc tích cực của HS, qua đó HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo).
- Phần kết luận: Giải thích các khái niệm liên quan và hệ thống hóa lại kiến thức thông qua sơ đồ tổng kết, những nội dung cần hiểu và cần ghi nhớ tóm tắt ở cuối bài.
- Cuối mỗi bài học là phần câu hỏi và bài tập bài gồm: bài tập trắc nghiệm; bài tập kiểm tra kiến thức, kĩ năng; bài tập vận dụng kiến thức và bài tập đánh giá các năng lực thực nghiệm. Đồng thời, câu hỏi và bài tập nên ra theo hướng tích hợp liên kết tri thức các môn học có liên quan.
3.2.4. Thiết kế các hoạt động học tập khám phá trong SGKmôn Sinh học cấp THPT