CT giáo dục cấp THPT của IBO là một khóa học nghiêm túc, được thiết kế như một CT học tập tổng hợp trong 2 năm nhằm giúp HS khi ra trường đáp ứng được những yêu cầu của các hệ thống giáo dục tại các quốc gia khác nhau. Do đó, mô hình CT giáo dục cấp THPT của IBO được xây dựng không dựa trên mô hình của một quốc gia riêng rẽ nào mà sự tổng hợp các thành tố tốt nhất của nhiều quốc gia, CT được thực hiện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
CTgiáo dục cấp THPT của IBO được trình bày dưới dạng hình lục giác với 6 lĩnh vực học thuật xung quanh lõi trung tâm. Các môn học được học đồng thời và HS sẽ tiếp cận với hai ngành học lớn truyền thống: nhân văn và khoa học. CT khuyến kích việc học đồng thời nhiều lĩnh vực học thuật. Phạm vi toàn diện của các môn học chính là yếu tố làm cho CT trở thành một khóa học khắt khe được thiết kế để chuẩn bị cho HS bước vào bậc đại học một cách hiệu quả.
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình chương trình giáo dục cấp THPT của IBO (Nguồn: www.hisvietnam.com)
Nhóm 1: Ngôn ngữ và văn học
Ngôn ngữ đương đại: Ngôn ngữ A (thường là ngôn ngữ mẹ đẻ của HS). Khóa học này để nghiên cứu về văn học của ngôn ngữ đó. Trong nhóm ngôn ngữ và văn học cũng bao gồm các tác phẩm được dịch từ một ngôn ngữ khác nhằm giới thiệu cho HS các nền tảng văn hóa khác với nền tảng văn hóa của quốc gia mình.
Nhóm 2: Ngôn ngữ thứ 2
Ngôn ngữ hiện đại thứ 2: Ngôn ngữ B hoặc ngôn ngữ trình độ vỡ lòng. Nhóm ngôn ngữ B dành cho các HS đã có vài năm theo học ngôn ngữ đó trước đây. CT nhấn mạnh vào việc tiếp thu và xây dựng các kĩ năng về ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết. HS sẽ được dạy các kỹ năng này thông qua việc học tập một loạt các tài liệu nói và viết, bao gồm các tài liệu văn học chính thức. Ngôn ngữ trình độ vỡ lòng dành cho các HS chưa có một nền tảng chính thức về ngôn ngữ đó.
Nhóm 3: Cá nhân và xã hội
HS chọn một trong các môn: Kinh doanh và Quản lý, Lịch sử, Kinh tế hoặc Tâm lý học.
Nhóm 4: Khoa học
HS lựa chọn một trong các môn: Sinh học, Hóa học hoặc Vật lý.
HS lựa chọn một trong các môn: Toán học nâng cao, Toán học cơ bản hoặc Nghiên cứu toán học cơ bản.
Nhóm 6: Nghệ thuật
HS lựa chọn một trong các trường hợp sau: - Mỹ thuật, Thiết kế, Sân khấu hoặc Âm nhạc. - Chọn một môn thứ 2 trong các nhóm 1 – 4.
Trong mỗi nhóm môn học, HS phải lựa chọn một môn học. Ít nhất là ba môn học và nhiều nhất là bốn môn học ở trình độnâng cao và các môn còn lại học ở trình độ cơ bản. Các môn học ở trình độ nâng cao bao gồm 240 giờ học, các môn học ở trình độ cơ bản bao gồm 150 giờ học. Với thời lượng giờ học như vậy, HS có thể tìm hiểu sâu một số môn và hiểu rộng một số môn khác trong hai năm học. Đây là sự dung hòa có chủ đích, giữa lựa chọn chuyên sâu từ sớm trong một số hệ thống giáo dục quốc gia và đào tạo kiến thức rộng trong các hệ thống giáo dục quốc gia khác.
Việc phân bố các môn học đảm bảo cho HS có thiên hướng khoa học sẽ phải học một ngoại ngữ và HS có thiên hướng ngôn ngữ sẽ làm quen với các bước thí nghiệm khoa học. Mặc dù vẫn có sự cân bằng tổng thể, song việc linh hoạt chọn nhiều hơn các môn học trình độ nâng cao sẽ đảm bảo để HS theo đuổi được các lĩnh vực mà mình yêu thích và để đảm bảo các yêu cầu thi vào đại học.
Ngoài sáu môn học ra, HS hoàn thành CT giáo dục cấp THPT của IBO còn phải đáp ứng được ba yêu cầu:
* Bài tiểu luận chuyên sâu
Bài tiểu luận chuyên sâu khoảng 4000 từ, là cơ hội để HS khám phá một chủ đề yêu thích đặc biệt và giúp HS làm quen với kỹ năng nghiên cứu độc lập giống như trong trường đại học.
Trong bài tiểu luận chuyên sâu bắt buộc củaCT giáo dục cấp THPT của IBO, HS sẽ có cơ hội để thực hiện nghiên cứu tập trung và chuyên sâu về một trong các môn đã chọn.Mục đích là giúp cho HS có cơ hội làm quen với việc nghiên cứu độc lập. Trọng tâm được đặt vào quá trình nghiên cứu cá nhân, sự truyền đạt các ý tưởng và thông tin theo một cách thức hợp lý và chặt chẽ. Thời gian đề xuất cho việc chuẩn bị và viết bài tiểu luận chuyên sâu là 40 giờ. HS có thể đề nghị có một GV của trường làm người hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện.
Khóa học TOK được thiết kế để xây dựng một phương pháp học tập chặt chẽ xuyên suốt và thống nhất các lĩnh vực học thuật và khuyến khích đề cao các quan điểm văn hóa khác nhau.
Khóa học TOK độc đáo và khác biệt hẳn với các môn học thuật bình thường chính là quy trình của nó. Các hoạt động và thảo luận trong khóa học TOK nhằm giúp HS khám phá và thể hiện quan điểm của mình đối với các vấn đề tri thức. Khóa học này khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng với nhau, lắng nghe và học hỏi ý nghĩ của nhau. Trong quá trình này, tư duy và nhận thức của một con người sẽ được hình thành, làm giàu và sâu sắc hơn. Trong nhiều phương diện, khóa học TOK là một khóa học lý tưởng để nuôi dưỡng tinh thần quốc tế. Các mục tiêu của khóa học TOK thể hiện rất nhiều phẩm chất cần thiết của một công dân thế giới như: tự nhận thức;hình thành và phát triển tiếp cận vấn đề có tính phản biện và biện chứng; quan tâm đến quan điểm của người khác và tinh thần trách nhiệm.
Mục tiêu của khóa học TOK là:
- Hình thành sự yêu thích tri thức với tư cách là công sức của nhân loại, và sự nhận thức về sức mạnh của việc phản biện tri thức.
- Hình thành nhận thức về cách thức mà cá nhân và cộng đồng xây dựng, kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá và làm mới kiến thức.
- Hình thành tính phản biện những trải nghiệm của mình trong cuộc sống hàng ngày và trong học tập, hình thành các kết nối giữa các môn học và giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành động.
- Hình thành sự thích thú với sự đa dạng của cách tư duy và lối sống của các cá nhân và cộng đồng, ý thức về những giả định của cá nhân và hệ tư tưởng, bao gồm những giả định của chính mình.
- Hình thành sự quan tâm trách nhiệm xuất phát mối quan hệ giữa tri thức, cộng đồng và cá nhân với tư cách là công dân của thế giới.
* Sáng tạo – Hành động – Phục vụ (CAS)
Khóa học CAS là một trong ba nội dung cốt lõi củaCT giáo dục cấp THPT của IBO. Khóa học CAS đòi hỏi sự tham gia của HS trong một loạt các hoạt động song hành với việc học tập trong suốt 2 năm học THPT. Khóa học này khuyến khích HS tham gia những theo đuổi sáng tạo, các hoạt động thể chất và dự án phục
vụ ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Ba thành phần của khóa họcCAS thường được đan xen với các hoạt động cụ thể:
- Sáng tạo: Nghệ thuật và các trải nghiệm khác đòi hỏi tư duy sáng tạo. - Hành động: Nỗ lực hoạt động thể chất góp phần tạo nên một lối sống lành
mạnh, bổ trợ trong việc học tập.
- Phục vụ: Các hoạt động xã hội tự nguyện và không công mang lại lợi ích
học tập cho HS. Quyền, nhân phẩm và quyền tự chủ của tất cả những người tham gia được tôn trọng.
Khóa họcCAS giúp HS tăng cường phát triển cá nhân và giao tiếp thông qua học tập trải nghiệm. Một khóa học CAS tốt phải vừa có tính thách thức vừa thú vị, một cuộc hành trình cá nhân tự khám phá. Mỗi HS có một điểm khởi đầu khác nhau, do đó các mục tiêu và nhu cầu cũng khác nhau.
Để giúp HS phát triển, khóa học CAS cần đáp ứng được bốn tiêu chí: Các hoạt động thực tế, có mục đích, mang lại các kết quả có ý nghĩa.
Các thử thách cá nhân, các nhiệm vụ đòi hỏi HS phải nỗ lực và trong phạm vi có thể thực hiện được.
Các hoạt động cần sự cân nhắc kĩ càng như lập kế hoạch, đánh giá sự tiến bộ, báo cáo.
Phản hồi về các kết quả và quá trình học tập của cá nhân.
Tính đồng quy trong học tập là rất quan trọng trongCT giáo dục. Do đó, các hoạt động trong khóa học CAS nên kéo dài liên tục, ít nhất là 18 tháng. Mục tiêu của khóa học CAS, là hình thành nên các HS, là những người:
- Biết tư duy phản biện – HS sẽ hiểu được các điểm mạnh và các hạn chế của mình, xác định mục tiêu và đề ra chiến lược để phát triển bản thân.
- Sẵn sàng tiếp nhận các thử thách mới và vai trò mới.
- Ý thức được bản thân là thành viên của một cộng đồng, có trách nhiệm với cộng đồng và với môi trường.
- Tham gia tích cực trong các dự án bền vững và hợp tác.
- Cân bằng – HS thích thú và tìm thấy ý nghĩa trong các trải nghiệm liên quan đến trí tuệ, thể chất, sáng tạo và cảm xúc.
Hoạt động trải nghiệm là trung tâm của khóa học CAS. Hoạt động trải nghiệm trong khóa học CAS đòi hỏi nhiều hơn một hoạt động học tập như: lập kế hoạch, hành động, quan sát và phản hồi, những hoạt động này rất quan trọng để làm
cho trải nghiệm đó trở nên giá trị nhất có thể. Hoạt động trải nghiệm mang lại cho HS những lợi ích như: hiểu được việc ứng dụng của học thuật, các kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân vào các tình huống thực tế của cuộc sống; mang lại lợi ích thực sự cho bản thân hoặc những người khác; đưa ra cácquyết định có các kết quả thực (không phải các kết quả giả định); xây dựng các kỹ năng giải quyết vấn đề; xây dựng một ý thức trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho các hành động của mình.