Trong CT và SGK môn Sinh học phổ thông hiện hành tồn tại những điểm bất cập như [6. tr 82-86]:
- CT môn Sinh học phổ thông hiện hành bộc lộ sự lạc hậu so với trình độ CT và SGK của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Xét về mặt “logic cấu trúc kiến thức”, CT và SGK của ta vẫn còn lạc hậu, chưa thực sự đổi mới, cập nhật theo xu thế của thế giới. Vẫn theo quan điểm kiến thức có hệ thống kiểu “hàn lâm”, phụ thuộc “logic khoa học” hoặc theo “thuyết phát triển các khái niệm”. Nhưng có chỗ lại theo tiếp cận “lịch sử khoa học” như di truyền học và học thuyết tiến hóa.Vì vậy, kiến thức trở nên lan man, nặng nề, và không cần thiết.
- SGK môn Sinh học cấp THPT vẫn thiên về kiến thức dạng thông báo. - Hệ thống kênh hình chứa đựng những nội dung chưa thật chính xác.
- Cách định nghĩa các khái niệm trong SGK còn chưa chính xác, ngôn ngữ dùng để diễn đạt còn khá trừu tượng gây khó hiểu cho HS.
- Sự hình thành và phát triển các khái niệm chưa mang tính logic theo một lộ trình thích hợp xuyên suốt các cấp học. Hiện tượng trùng lặp các khái niệm và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt các khái niệm còn gây khó hiểu cho HS.
- Cấu trúc trọng tâm kiến thức của bài, của chương còn nhiều nội dung bất hợp lý. - Các thí nghiệm thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng Sinh học cho HS, nhưng hầu hết đó là những thí nghiệm, thực hành khó khả thi. Nếu thực hiện theo cách tiến hành thí nghiệm như SGK sẽ có rất nhiều thí nghiệm không thành công, không cho kết quả.
- SGK môn Sinh họctrình độ cơ bản nặng và khó hơn so với trình độ nâng cao. Xét về lượng, SGK nâng cao nhiều hơn 20 – 30% so với SGK cơ bản, nhưng trên thực tế thì kiến thức cơ bản ở cả hai cuốn gần tương tự nhau, và một số bài trong SGK cơ bản lại được tách làm hai bài ở SGK nâng cao.
1.2.2.2. Đánh giá của Hội Các ngành Sinh học Việt Nam
Hội Các ngành Sinh học Việt Nam đã tổ chức hội thảo đánh giá CT và SGK môn Sinh học phổ thông hiện hành [4].
- Bốn tiêu chí: Tính cơ bản, hiện đại, cập nhật, tinh giản đều chưa tốt, nhất là về tiêu chí cơ bản và cập nhật. CT chưa thể hiện rõ môn Sinh học là Khoa học về sự sống mà vẫn còn nặng về “vạn vật học”, so với SGK các nước thì mức độ hiện đại và cập nhật chưa thật tốt. Tính phù hợp với thực tế Việt Nam ở mức chưa cao, yếu kém hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới.
- Việc sắp xếp nội dung chưa thật hợp lý như thể hiện tính đồng tâm và đường thẳng chưa rõ ràng. Phân phối thời lượng cho các phần không hợp lý như phần “di truyền học” dạy ở cả hai cấp đều nhiều thời gian, phần tiến hóa cấp THPT chiếm nhiều thời gian quá mức cần thiết không cấn đối với phần sinh thái học.
- SGK môn Sinh học hiện hành là tốt, phản ánh tốt CT, các hạn chế đối với bộ môn Sinh học hiện nay không phải do SGK mà do CT. Tuy nhiên, SGK còn viết dài, chưa gọn, ít hình và hình không hay nên chưa hấp dẫn HS.
Hội thảo đi đến kết luận:
Phải chuẩn bị để viết lại CT và SGK môn Sinh học theo hướng thể hiện yêu cầu đối với Khoa học về sự sống, nên tham khảo tài liệu giảng dạy về môn này của các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ...
Nên tổ chức dịch một số bộ SGK của các nước có nền giáo dục tiên tiến để GV tham khảo và phía Bộ GD & ĐT cần sửa chữa các lỗi chính ở SGK đối với mỗi lần tái bản.
Kết luận chương 1
Kết quả nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về phát triển CT và SGK làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu hệ thống CT giáo dục, CT Sinh học trong môn Khoa học, CT và SGK môn Sinh học cấp THPT của IBO và nghiên cứu đánh giá CT và SGK môn Sinh học phổ thông hiện hành của Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị cho việc xây dựng CT và SGK môn Sinh học trong CT và SGK phổ thông mới của Việt Nam.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều một triết lý giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của đất nước đóvà đều có quan điểm riêng về CT và SGK. Tham khảo và vận dụng kinh nghiệm giáo dục của các quốc gia khác cần phải có những nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệtkhi vận dụng phải chú ý đến điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam.
CT và SGK môn Sinh học của Việt Nam bộc lộ rõ những điểm hạn chế so với CT và SGK môn Sinh học của nhiều quốc gia trên thế giới. Để viết lại CT và SGK môn Sinh học thể hiện yêu cầu là Khoa học về sự sống, cần tham khảo CT và SGK môn Sinh học của các nước có nền giáo dục tiên tiến.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN SINHHỌC CẤP THPT CỦA TỔ CHỨC TÚ TÀI QUỐC TẾ (IBO) HỌC CẤP THPT CỦA TỔ CHỨC TÚ TÀI QUỐC TẾ (IBO) 2.1. Tổng quan CT giáo dục của IBO
IBO được thành lập năm 1968, là một tổ chức phi lợi nhuận, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Tổ chức này chuyên cung cấp các CT giáo dục có tính thử thách và có chất lượng cao cho cộng đồng các trường học. Các CT giáo dục của IBO đã đạt được danh tiếng về những tiêu chuẩn học thuật cao và chặt chẽ, nhằm chuẩn bị cho HS lối sống toàn cầu trong thế kỉ XXI. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3568 trường thuộc 145 quốc gia giảng dạy CT của IBO cho gần 1.098.000 HS[13].
2.1.1. Tuyên ngôn sứ mệnhcủa IBO
Tuyên ngôn sứ mệnh của IBO là: “Học tập suốt đời”. IBO phấn đấu đào tạo ra những người trẻ ham học hỏi, có kiến thức và biết quan tâm, những người sẽ góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp và hòa bình hơn bằng sự hiểu biết và tôn trọng đa văn hóa. Để đạt được mục đích này, IBO phối hợp với các nhà trường, chính phủ và các tổ chức quốc tế xây dựng các CT giáo dục quốc tế có nội dung hấp dẫn và cách đánh giá nghiêm túc. CT giáo dục của IBO khuyến khích HS trên khắp thế giới trở thành những người học tập tích cực và đam mê suốt đời [14].
2.1.2. Mục đích giáo dục của IBO
Mục đích giáo dục của IBO là thúc đẩy việc giáo dục toàn bộ con người, nhấn mạnh vào yếu tố trí tuệ, cá nhân, phát triển tình cảm và xã hội thông qua tất cả các lĩnh vực của tri thức bằng cách tập trung vào sự kết hợp năng động của kiến thức, kỹ năng, suy nghĩ phê phán, sáng tạo độc lập và “nhận thức tư tưởng quốc tế”. CT giáo dục của IBO theo nguyên tắc giáo dục tổng thể con người sống một cách năng động và là một công dân có trách nhiệm [14].
2.1.3. Hồ sơ phẩm chất HS của IBO
CT giáo dục của IBO phấn đấu đào tạo ra những con người quốc tế, những người nhận thức được tính nhân văn phổ biến và trách nhiệm bảo vệ chung của mình đối với hành tinh nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn và hòa bình hơn [14]:
HS của IBO phấn đấu trở thành: