và trải nghiệm của mình. HS có khả năng đánh giá và hiểu những điểm mạnh cũng như hạn chế của mình nhằm hỗ trợ việc học tập và phát triển cá nhân của mình.
2.1.4. Hệ thống CTgiáo dụccủa IBO
Hệ thống CT giáo dục của IBO gồm có [14]:
- CT giáo dục cấp tiểu học: Dành cho HS từ 3 – 11 tuổi. - CTgiáo dục cấp THCS: Dành cho HS từ 11 – 16 tuổi.
- CT giáo dục cấp THPT/Dự bị đại học: Dành cho HS từ 16 – 19 tuổi.
2.1.4.1. CTgiáo dục cấp tiểu học của IBO
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà kiến thức không ngừng phát triển, do đó HS luôn phải học tập không ngừng. CT giáo dục của IBO bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, chuẩn bị cho thế hệ tương lai trở thành những con người năng động trong suốt hành trình của mình.
CT giáo dục cấp tiểu học của IBO tập trung vào sự phát triển toàn diện của HS. CT này tạo cho HS một thế cân bằng giữa kiến thức trong và ngoài phạm vi của môn học. Điểm quan trọng và đặc biệt nhất của CT này là 6 lĩnh vực giáo dục liên ngành xoay quanh những vấn đề rất có ý nghĩa và quan trọng với con người, đó là:
chúng ta là ai; chúng ta đang ở đâu, tại thời điểm nào; chúng ta thể hiện mình như thế nào; thế giới hoạt động như thế nào; chúng ta tổ chức mình như thế nào; chúng ta chia sẻ thế giới như thế nào [14].
Sáu lĩnh vực giáo dục liên ngành sẽ được cụ thể hóa thành sáu môn học tập liên ngành: 1) Ngôn ngữ; 2) Nghiên cứu xã hội; 3) Toán; 4) Khoa học; 5) Nghệ
thuật; 6) Giáo dục cá nhân, giáo dục xã hội và giáo dục thể chất. Theo đó, HS sẽ
phát triển theo 5 yếu tố cơ bản: khái niệm, kiến thức, kỹ năng, quan điểm, hành động. Mô hình CT giáo dục cấp tiểu học của IBO được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình chương trình giáo dục cấp tiểu học của IBO (Nguồn: www.ishcmc.com)
Áp dụng vào thực tế giảng dạy, dựa vào 6 lĩnh vực này, các GV sẽ thiết kế các đơn vị bài học sao cho vừa phù hợp với ranh giới quy ước của môn học, vừa phải có những kiến thức sâu hơn. Trong quá trình học tập, HS luôn được theo sát và đánh giá theo một tiêu chuẩn chặt chẽ. Do đó, việc học tập của HS luôn được thúc đẩy. GV định hướng phương pháp học tập, khuyến khích HS thành thạo, khéo léo hơn trong thực hành.
2.1.4.2. CTgiáo dục cấp THCS của IBO
CTgiáo dục cấp THCS của IBO cung cấp một khuôn khổ học tập gồm cả những thử thách về học thuật và các kỹ năng sống cho HS trong độ tuổi 11 – 16. CT giáo dục cấp THCS của IBO phấn đấu phát triển HS [15]:
- Có thiên hướng và khả năng trở thành những người học tập suốt đời.
- Có khả năng thích ứng với thực tế thay đổi nhanh chóng.
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề và hình thành tư duy chính xác.
- Có năng lực và sự tự tin để hành động độc lập và theo tập thể.
- Hiểu biết các vấn đề toàn cầu và sẵn sàng hành động ứng phó.
- Có khả năng tham gia vào hoạt động giao tiếp hiệu quả xuyên biên giới.
- Tôn trọng người khác và có khả năng đánh giá những điểm tương đồng và sự khác biệt.
CTgiáo dục cấp THCS của IBO có 8 lĩnh vực học: 1) Ngôn ngữ và văn học;
2) Ngôn ngữ thứ 2; 3) Giáo dục thể chất; 4) Khoa học; 5) Nghệ thuật; 6) Cá nhân và xã hội; 7) Công nghệ; 8) Toán. Mô hìnhCT giáo dục cấp THCS của IBO nhấn
mạnh vào sự chặt chẽ của từng lĩnh vực học tập, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ giữa các lĩnh vực đó.
CTgiáo dục cấp THCS của IBO được được đặt nền móng trên ba khái niệm nền tảng: