Sinh học của Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng khung CT môn Sinh học tiếp cận “Sinh học hệ thống” theo các cấp độ tổ chức sống, và quán triệt đồng thời hai quan điểm “Sinh thái – Tiến hóa sinh giới” vào nội dung CT môn Sinh học cấp THPT.
3.1.2.1. Quan điểm phát triển CT môn Sinh học cấp THPT
1) Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, kĩ thuật tổnghợp và hướng nghiệp hợp và hướng nghiệp
CT phải quán triệt được tư tưởng tiếp cận Sinh học hệ thống để cấu trúc hóa nội dung những tri thức cơ bản, hiện đại trong các lĩnh vực của khoa học Sinh học theo các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao, đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu có giá trị thiết thực cho bản thân HS và cộng đồng, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
CT phản ánh được những thành tựu mới của Sinh học, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học đang có tầm quan trọng trong thế kỉ XXI và vấn đề môi trường có tính toàn cầu.
CT phải quán triệt quan điểm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp HS thích ứng với những ngành nghề liên quan đến Sinh học và tìm hiểu những ứng dụng kiến thức Sinh học trong sản xuất và đời sống.
2) Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa
Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng tiếp cận Sinh học hệ thống, CT cần quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa. Các hệ thống sống được nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ sống và môi trường, từ đó tìm ra đặc trưng sống để khoa học Sinh học thực sự là khoa học về sự sống.
3) Phản ánh phương pháp đặc thù của môn học
CT phản ánh sắc thái của Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống. Do đó, cần tăng cường các phương pháp thực nghiệm, quan sát, thí nghiệm, thực hành theo hướng nghiên cứu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV. Mặt khác, CT cần dành thời lượng thích đáng cho hoạt động ngoại khóa như: tham quan cơ sở nghiên cứu, sản xuất, tìm hiểu thiên nhiên…
4) Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và quan hệ liênmôn môn
CT phải thể hiện được mối quan hệ liên môn về kiến thức giữa các môn học khác ở trường phổ thông, đặc biệt là các môn như: Địa lý, Hóa học, Công nghệ, Toán học… Mặt khác, cần tích hợp các mặt giáo dục như: giáo dục môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu, giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, giáo dục dân số, phòng chống HIV/AIDS, ma túy… mà xã hội đòi hỏi đang ngày càng gia tăng.
3.1.2.2. Định hướng nội dung CT môn Sinh học cấp THPT
Các kiến thức Sinh học trong CT giáo dục cấp THPT nên được trình bày theo các chủ đề cấp độ tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể – loài, quần xã – hệ sinh thái, sinh thái quyển, trong đó mỗi cấp độ tổ chức sống cần chỉ rõ đặc trưng sống cơ bản về: hình thái, cấu trúc, chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, tự điều hòa/cảm ứng và tiến hóa, thích nghi. Các đặc trưng sống được định nghĩa như sau:
- Hình thái: Là những dấu hiệu bên ngoài có thể quan sát được (đặc điểm, hình dạng, kích thước…) giúp phân biệt hệ thống sống này với hệ thống sống khác.
- Cấu trúc: Là tổ hợp các yếu tố cấu thành của hệ thống và các mối quan hệ bền vững giữa các yếu tố đó quy định đặc điểm của các hệ thống sống như một chỉnh thể toàn vẹn.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Là quá trình thu nhận, tổng hợp, phân giải và thải các chất rắn gắn liền với sự chuyển hóa năng lượng của các hệ thống sống.
- Sinh trưởng và phát triển: Là quá trình tăng lên của các chỉ tiêu hình thái (kích thước, thể tích, khối lượng) dẫn đến sự phân hóa về cấu trúc và hoàn thiện về chức năng của các hệ thống sống.
- Sinh sản: Là quá trình tái sản sinh ra các hệ thống sống mới có cấu trúc cơ bản giống như cấu trúc của hệ thống sống sinh ra nó.
- Cảm ứng/Tự điều chỉnh: Là phản ứng của các hệ thống sống đối với tác động của môi trường, giúp duy trì trạng thái cân bằng động đặc trưng của hệ thống sống.
- Tiến hóa, thích nghi: Là phản ứng của các hệ thống sống trước những thay đổi của môi trường đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và tiến hóa, thích nghi của hệ thống sống.
Trong CT môn Sinh học cấp THPT của IBO có thêm các chủ đề tự chọn, nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho HS. Vì vậy, trong quá trình xây dựng CT môn Sinh học của nước ta cũng nên định hướng xây dựng các chủ đề tự chọn để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho HS.
Định hướng nội dung CT môn Sinh học cấp THPT được thể hiện qua bảng:
Bảng 3.1: Nội dung chương trình môn Sinh học cấp THPT NỘI DUNG CT MÔN SINH HỌC
Phần kiến thức nền
tảng
Chủ đề 1 Phương pháp nghiên cứu bộ môn Sinh học Chủ đề 2 Giới thiệu chung về thế giới sống
Chủ đề 3 Sinh học phân tử
Chủ đề 4 Sinh học tế bào/Cơ thể đơn bào Chủ đề 5 Sinh học cơ thể - Thực vật
- Động vật, người Chủ đề 6 Sinh học các hệ lớn - Quần thể/Loài
- Quần xã/Hệ sinh thái
- Sinh thái quyển
Phần tự chọn
Chủ đề A Dinh dưỡng và sức khỏe con người Chủ đề B Sinh lý học thể dục
Chủ đề C Sinh lý học thần kinh và hành vi Chủ đề D Vi sinh vật và công nghệ sinh học Chủ đề E Hệ sinh thái và bảo tồn
Chủ đề F Sinh lý con người nâng cao Nội dung CT môn Sinh học đề cập đến: