Phân tích kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập phân hóa trong dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 48)

- Qua nhiều bước trung gian Tổng quát hĩa

2.2.4Phân tích kết quả khảo sát

Qua trao đổi với GV và kết quả khảo sát được tác giả nhận thấy thực tế hoạt động dạy học Tốn hiện nay ở nhiều trườngTHPT:

Dạy học phần lý thuyết: GV dạy từng chủ đề theo các bước, đặt vấn đề, giảng giải để dẫn HS tới kiến thức, kết hợp với đàm thoại nhằm uốn nắn những lệch lạc nếu cĩ, củng cố kiến thức bằng ví dụ, hướng dẫn cơng việc học tập ở nhà.

Dạy phần bài tập: HS chuẩn bị ở nhà hoặc ít phút ở lớp, GV gọi một vài HS lên bảng trình bày lời giải, những HS khác nhận xét lời giải, GV sửa và đưa

ra lời giải mẫu và qua đĩ củng cố kiến thức cho HS. Một số bài tốn sẽ được phát triển theo hướng đặc biệt hĩa, khái quát hĩa, tương tự hĩa cho đối tượng HS khá giỏi.

Dạy phần ơn tập: Ơn lý thuyết, GV đặt câu hỏi cụ thể vấn đề nào đĩ nằm trong chương cần ơn tập, cho HS trả lời và GV trình bày lên bảng theo tuần tự theo các câu hỏi mình đặt ra và theo thứ tự được sắp xếp trong SGK. Củng cố kiến thức thơng qua bài tập, sau khi hỏi kiểm tra trí nhớ về lý thuyết tiếp tục ra bài tập cho HS chuẩn bị ít phút, gọi lên bảng trình bày hoặc đứng tại chỗ trả lời.

Từ thực tế của việc dạy học trên đã cho thấy những tồn tại như sau:

- Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho HS, HS chủ yếu tiếp nhận kiến thức cịn bị động. Phần lớn GV nĩi nhiều, viết nhiều, trình bày bảng theo thứ tự từ mục 1 đến mục cuối cùng của bài, ghi lại nội dung kiến thức trong SGK như các định nghĩa, định lí và chứng minh, các cơng thức lên bảng cho vài ví dụ chung chung ít cho HS hoạt động thảo luận (chỉ cĩ làm hình thức trong vài tiết thao giảng).

- Hiện tượng dạy học đồng loạt, bình quân khá phổ biến. Rất nhiều GV yêu cầu HS cùng thực hiện những câu hỏi, bài tập như nhau. Chưa tạo ra mơi trường học tập khác nhau phù hợp cho từng đối tượng HS. Phần lớn GV khi soạn giáo án chỉ mới chú ý đến phần kiến thức chung mà chưa cĩ phần dành riêng cho HS yếu kém và HS giỏi. Chưa dự kiến tình huống phát sinh và thơng tin phản hồi từ phía HS.

- Việc chuẩn bị bài của GV chưa thật kĩ càng, chưa soạn được hệ thống CH,BTPH. Nếu cĩ thì chưa cẩn thận hoặc số lượng câu hỏi, bài tập cho việc trên lớp và ở nhà cịn nghèo nàn. Những kĩ năng cần thiết của việc tự học chưa được rèn đúng mức.

- Việc kiểm tra đánh giá HS chưa thực sự sát với từng đối tượng HS. Vì vậy thơng tin phản hồi mà GV cần biết về khả năng, mức độ nhận thức của HS qua kiểm tra đánh giá chưa thật sự chính xác.

CH,BTPH khi dạy học cho thấy:

- Ưu điểm: Phù hợp với năng lực nhận thức, phát huy tối đa khả năng của từng người học. Gây hứng thú được cho mọi đối tượng HS. Giúp đỡ được cho HS yếu kém, bồi dưỡng được cho HS giỏi và xĩa dần khoảng cách giữa các đối tượng này. GV cĩ cơ hội "đi sâu, đi sát" với từng đối tượng HS hơn để đề ra biện pháp uốn nắn kịp thời và cĩ đánh giá một cách khách quan, khoa học. Dễ thực hiện, khơng địi hỏi phải cĩ trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thực trạng điều kiện thiếu thốn của nước ta hiện nay.

- Khuyết điểm: GV trước khi lên lớp phải đầu tư soạn hệ thống bài tập cơng phu tốn nhiều thời gian và cơng sức. Sỉ số HS đơng và lệch nhau về trình độ.(Cĩ thể khắc phục được bằng cách rèn luyện cho lớp cĩ nề nếp học tập tốt, các nhĩm đối tượng HS được phân chia hợp lí).

Qua trao đổi với HS và kết quả khảo sát được tác giả nhận thấy thực tế hoạt động học Tốn hiện nay ở nhiều trườngTHPT:

- HS ghi chép theo GV, GV đọc gì, viết gì là HS ghi nấy mà khơng biết chọn lọc những vấn đề cần ghi chép, khơng cĩ cách ghi chép để tiết kiệm thời gian mà lại dễ học, dễ nhớ, dễ tái hiện, kết nối lại các kiến thức khi về nhà học lại.

- HS cịn lười suy nghĩ, chưa tích cực tư duy hoạt động trí não tìm tịi phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên dễ quên, khơng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải tốn. HS chưa cĩ thĩi quen tư duy tìm tịi, sáng tạo, khai thác các vấn đề mới từ những cái đã biết, đã học.

- Số HS học tập thụ động khá nhiều, dạy gì học nấy, việc tham gia các hoạt động xây dựng bài cịn hạn chế. Về nhà làm bài tập theo kiểu đối phĩ, chỉ vài HS là cĩ khả năng tự học.

Một số khĩ khăn, trở ngại trong khi dạy và học các kiến thức về Phương pháp tọa độ trong khơng gian:

- Cơng thức nhiều, khơng biết cách vận dụng cơng thức. Khĩ khăn bộc lộ trong việc định hướng tìm thuật giải, cách giải đối với các bài tốn tọa độ khơng gian.

- Năng lực liên tưởng hình học của HS cịn yếu, ngộ nhận giữa đối tượng trong hình học phẳng với đối tượng trong khơng gian. Khi chứng minh một bài tốn hình học hoặc giải các dạng tốn khác nhau, trong giả thiết là tổ hợp nhiều điều kiện khác nhau, đặc trưng cho các đối tượng hình học khác nhau; chúng ta vẽ một hình nào đĩ ứng với một trường hợp trong nhiều trường hợp xảy ra để làm điểm tựa trực quan cho chứng minh, cho giải tốn nhiều khi hình vẽ đĩ khơng bao quát cho nhiều trường hợp xảy ra dẫn tới trong lập luận chứng minh bỏ sĩt các trường hợp khác.

- Một điều quan trọng nữa là GV chưa tạo được mắt xích kiến thức để xây dựng chuỗi các bài tốn nhằm củng cố, khắc sâu các khái niệm, định lí. Do thời lượng phân phối chương trình cĩ hạn nên khi học trên lớp HS chưa được vận dụng, rèn luyện kĩ năng nhiều, chưa được mở rộng khai thác ứng dụng của các khái niệm, định lí. Do đĩ HS vận dụng tri thức đã học vào việc giải bài tốn cịn lúng túng. Với những kiến thức đĩ thì chưa đủ để HS giải các bài tốn nâng cao, bài tốn khĩ.

Từ những khĩ khăn trở ngại đĩ ta sẽ thấy được thực trạng về việc cần phải xây dựng bộ CH,BTPH chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian.

Qua kết quả bài tập khảo sát: Về đối tượng: tác giả chọn 3 lớp cĩ kết quả học tập ngang với mặt bằng chung của trường, và ngẫu nhiên chia mỗi lớp thành 3 nhĩm. Về bài tập khảo sát: cùng với thời lượng, tác giả chọn một bài tập dành cho HS giỏi. Rồi phân hĩa thành:

- Bài tập 2 (với 2 câu: một câu dành cho HS Khá và câu này hướng HS giải quyết câu sau là một câu dành cho HS Giỏi).

- Bài tập 3 (với 3 câu: một câu dành cho HS Trung bình, câu này hướng HS giải quyết câu 2 dành cho HS Khá và câu này hướng HS giải quyết 3 dành cho HS Giỏi).

Về kết quả thu được: dễ dàng nhận thấy khi bài tập cĩ sự phân hĩa HS dễ tiếp cận đến các bài tập khĩ nên số lượng HS giải trọn vẹn bài tốn ở nhĩm 1 là 4 HS, nhĩm 2 là 10 HS, nhĩm 3 là 23 HS.

Nhận xét chung:

- Đổi mới phương pháp dạy là một vấn đề đã được quan tâm từ nhiều thập kỷ qua. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã được định hướng theo tư tưởng tích cực hĩa hoạt động người học dưới sự điều khiển của GV. HS tự giác tích cực, chủ động tìm tịi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhận thức và cĩ ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu được. Nhưng những định hướng này mới chỉ đến được người GV qua tài liệu mang tính lí thuyết hơn là hướng dẫn thực hành, do vậy người GV đã cĩ thực hiện, nhưng chưa vận dụng trên cơ sở khoa học.

- Hiện tượng GV đổi mới phương pháp dạy học chỉ để đáp ứng nhu cầu đặt ra trước mắt, hình thức dạy học phân hố chưa phong phú và sự chuẩn bị bài giảng của GV trước khi lên lớp cũng sơ sài nên hiệu quả đạt được là chưa cao.

- Việc bồi dưỡng HS giỏi là vấn đề rất cần thiết, cần thực hiện ngay trong những tiết học đồng loạt nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng tốn học cho đất nước. Từ trước đến nay hầu hết GV chỉ dừng lại trang bị kiến thức cơ bản cho HS loại trung bình trong lớp nắm được bài mà chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng đến đối tượng HS khá giỏi, bởi tư tưởng lười đổi mới, sợ kiến thức nặng, ngại đầu tư thời gian nghiên cứu sẽ rất thiệt thịi cho các em cĩ năng khiếu tốn chưa phát huy hết khả năng của mình. Chính vì vậy, trong soạn giảng GV nên đưa ra các câu hỏi phân hĩa phù hợp với HS.

2.3 Kết luận chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở chương 2, luận văn đã khái quát nội dung chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian ở trường THPT. Cụ thể: nêu mục tiêu dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian, chuẩn kiến thức, kĩ năng chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian ở trường THPT, một số lưu ý trong dạy học chủ đề Phương

pháp tọa độ trong khơng gian cho HS.

Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy: việc xây dựng và sử dụng bộ CH,BTPH trong dạy học mơn Tốn ở trường THPT hiện nay cịn chưa thật sự được chú trọng. Và rõ ràng việc xây dựng và sử dụng bộ CH,BTPH trong dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian sẽ mang lại nhiều hiệu quả học tập cho HS. Cơ sở thực tiễn ở chương này là những tiền đề quan trọng để gĩp phần xây dựng và sử dụng bộ CH,BTPH trong dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong khơng gian một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập phân hóa trong dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 48)