6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
2.1. Các dạng thái biểu hiện và đặc điểm của hình tượng con người trung nghĩa
trung nghĩa trong văn học nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX
2.1.1. Con người trung nghĩa qua hình tượng chủ thể trữ tình (hay cái tôi tác giả) trong sáng tác của các nhà nho Cần vương
Từ xưa đến nay, văn chương đều lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh. Con người trong văn chương thể hiện ý thức về con người và cuộc đời của nhà văn. Đây là một yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc sáng tạo các hình tượng nghệ thật trong tác phẩm. Bởi vậy, cái nhìn về con người hay quan niệm về con người được coi là phạm trù quan trọng, thậm chí là quan trọng vào bậc nhất trong sáng tác văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa, lý giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm, đem đến những đóng góp có ý nghĩa của chính tác giả văn học, rộng hơn nữa là của một khuynh hướng, một giai đoạn văn học cho sự tiến triển của văn học dân tộc. Quan niệm về con người trong văn chương có sự thay đổi qua các thời kì, giai đoạn phát triển của lịch sử văn học, mỗi mẫu hình nhân vật lí tưởng, trung tâm của văn học mỗi giai đoạn đều có một giá trị riêng, sức hấp dẫn riêng.
Nếu như văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nhìn về con người theo hướng con người tồn tại với mọi khả năng và
nhu cầu trần thế, con người thị tài (với sự xuất hiện của hàng loạt tác giả như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…) thì văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX lại nhìn con người theo một hướng khác.
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, lịch sử đất nước bắt đầu bằng sự kiện thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhân dân cả nước kiên cường, bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm và kết thúc bằng sự kiện cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân ta tạm thời bị thất bại, đất nước dần rơi vào tay giặc. Những sự kiện đó đã chuyển hướng cái nhìn trong văn học, văn học giai đoạn này chủ yếu tập trung vào một đề tài mới: đề tài yêu nước chống Pháp. Mở đầu là Nguyễn Đình Chiểu và sau đó là những người yêu nước hưởng ứng chiếu Cần vương, dấy nghĩa, vừa đánh giặc, vừa làm thơ như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng. Đặc biệt, các nhà nho Cần vương đã giương cao lá cờ trung hiếu cương thường, vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa bảo vệ Nho giáo, họ đã làm nên một tư trào Cần vương bi tráng trong lịch sử văn học cuối thế kỷ XIX. Hình tượng con người tuyệt đẹp được văn học giai đoạn này tập trung khắc họa chính là hình tượng con người trung nghĩa.
Trung nghĩa ở đây được hiểu là sự gắn kết mật thiết giữa tư tưởng
“trung quân ái quốc” - vốn là “kim chỉ nam” cho hành xử của giới văn nho, của kẻ sỹ, với tấm lòng “đại nghĩa” - nghĩa với nước, với dân. Bởi vậy, vẻ đẹp trung nghĩa của hình tượng trong văn học giai đoạn này được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau, đó là con người trong mối quan hệ với vua, con người trong mối quan hệ với nước, với dân, và con người trong nhiều mối quan hệ khác: với đồng chí, đồng bào, với thiên nhiên, đất nước, với kẻ thù xâm lược... Bất chấp sự câu thúc bởi tính quy phạm ngặt nghèo của thi pháp văn học trung đại, các nhà nho Cần vương đã thể hiện thật sinh động vẻ đẹp tuyệt vời của con người trung nghĩa thời đại mình. Con người ấy, trước hết không phải ai xa lạ mà chính là hiện thân của mỗi tác giả, là sự phản ánh cái tôi của các bậc văn nho trong nghệ thuật.
Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng cũng như nhiều văn nho xuất thân từ giai cấp phong kiến, được đào luyện trong trường Nho giáo, ý thức phong kiến, tư tưởng Nho gia đã ăn sâu vào tâm trí của họ, họ hiểu hơn ai hết về sứ mệnh “trung” - “nghĩa” của kẻ bề tôi. Nho giáo đã đặt “nghĩa” trước hết trong quan hệ vua tôi mà xuất phát điểm của nó là quan niệm “mệnh trời” về ngôi vua: Trời giao nước và dân cho vua, dân là thần tử của vua, giữ lòng trung với vua, phụng sự vua chính là yêu nước. Là thần tử thì phải giữ đạo “quân thần”, phải báo đáp “quân ân”, là nam tử hán phải nuôi chí lớn, hành sự giúp dân, giúp đời, phải trả “nợ công danh”.
Ta bắt gặp trong sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn là hình ảnh người thanh niên họ Nguyễn mang trong mình hoài bão lớn lao, ý thức sâu sắc về tài đức của mình và thiết tha mong muốn đem tài đức đó để phò vua, giúp dân, giúp nước:
Thân danh quân tử riêng cây bút, Phận sự nam nhi một cánh cung. Tuổi dẫu còn thơ hăng hái sẵn, Giàu sang khôn đắm dạ anh hùng. (Cảm hứng bột phát)
Ngay cả khi người thanh niên đầy hoài bão ngày nào bây giờ đã bước vào tuổi tráng niên mà giấc mộng công danh vẫn còn dang dở thì tấm lòng kiên trung ấy vẫn vẹn nguyên, vững vàng như cây tùng, cây bách:
Lòng ta mong sánh bách tùng,
Phong trần vẹn chữ kiên trung chẳng sờn. (Nửa đêm nảy ra ý nghĩ)
Con người ấy đã hân hoan, vui mừng biết bao nhiêu khi cơ hội mang tài đức của mình ra phò vua, giúp nước cũng đã đến:
Từ đây có chốn vươn đôi cánh, Cưỡi gió tung bay đạp sóng trào
Thân là nam nhi, là kẻ sỹ đứng giữa đất trời, ông hiểu hơn ai hết cái sứ mệnh mình phải hoàn thành, cái món nợ ba sinh mình phải trả:“Quân ân dĩ giác tam sinh hậu/ Thế sự nan tương bách tử thù” (Đã biết ba sinh được ơn vua hậu đãi/ Nợ đời dù trăm lần chết cũng khó mà đền bồi). Nhưng ông cũng nhận thấy sự bất lực của chính mình:“Nhãn tiền thế sự trù mưu thiển/ Đầu thượng quân ân báo bổ trì” (Việc đời trước mắt lo toan không sâu/ Ơn vua trên đầu báo đền còn chậm), nhận thấy cả căn nguyên của sự suy vi về thời thế:
Dựng nước từ xưa bậc chú hiền, Vững bền cốt ở việc dân yên. Dòm biên giặc dữ bao giờ thiếu, Giữ nước tôi hiền có mới nên. Rồng nọ vẽ tường dù tuyệt khéo, Hùm kia sa cạm đợi ai lên?
Ngây thơ tưởng được người Tây dạy, Đâu biết người Tây dạ bạc đen. (Thuật ý nghĩ của mình, IV)
Nỗi hy vọng “sẽ có thể thi thố được chí tang bồng” càng lớn thì nỗi niềm ai oán trước thế cục đất nước càng nhiều. Nỗi day dứt của một tráng niên vẫn mãi đeo đẳng một món nợ công danh, nỗi nhục của một kẻ sỹ bất lực trước những điều bạo ngược luôn giằng xé ông trong nhiều đêm thao thức. Con người trung nghĩa ấy dường như đã bắt gặp chính mình trong dáng hình đầy bi phẫn của người xưa: “Dạ lai ức khởi văn kê sự/ Tần bả can tương hướng nguyệt ma” (Đêm đến nhớ tới việc người xưa nghe gà gáy dậy múa gươm/ Luôn luôn đem gươm báu mài dưới bóng trăng). Nhưng chỉ mình ông làm sao thay đổi được vận mệnh nước nhà, khi mà: “Triều đình trù toán phân hòa cục/ Biên khổn quy khôi lộng hý trường” (Triều đình hòa hảo thêm bày
chuyện/ Biên quận lo toan khéo vẽ tuồng), khi mà vua quan của đất nước vẫn mải miết trong những tháng ngày dong chơi, săn bắn:
Hồ thỉ, làm trai chí bốn phương, Ngày ngày săn bắn chốn non hoang. Buồm ngà, neo gấm nương bờ suối, Kiệu ngọc, xe vàng cắm dọc đường.
(Cảm tác, II)
Con người ưu thời mẫn thế, gắn bó với thời cuộc như Nguyễn Xuân Ôn không thể không đau xót trước cảnh vận mệnh nước nhà ngày càng nguy ngập. Ngòi bút của ông là “lời lời trung nghĩa, hàng hàng nghĩa khí” bóc trần, mổ xẻ, lôi ra ánh sáng những âm mưu xảo trá của kẻ thù và chân tướng xấu xa của bọn quan lại đầu hàng, xu nịnh, sự bạc nhược, hèn đớn của triều đình nhà Nguyễn:
Những phường trở đậu ngồi trơ mắt, Mấy lũ can thành đứng chắp tay. (Cảm tác, I) Nghe nói êm tai, thì nó cũng… Thấy ăn cúi mặt, biết ai là… (Cảm tác, II)
Không thể chấp nhận một con người khảng khái, yêu nước, dám nói lên sự thật như Nguyễn Xuân Ôn, triều đình phong kiến đớn hèn ấy đã cách chức, đuổi ông về quê, tưởng rằng sẽ làm ông nản lòng, thối chí và cam phận thủ thường. Nhưng trái với ý muốn của chúng, Nguyễn Xuân Ôn đã giương cao cờ nghĩa ngay trên mảnh đất quê hương mình, ông nhận thức rõ tính chất chính nghĩa trong công việc mình làm và lấy đó để đập vào mặt bè lũ phong kiến đầu hàng đang cố tình đánh lộn sòng mọi giá trị tinh thần cố hữu của dân tộc: “Không có nghĩa công thì không phải tôi trung, không có tình riêng thì
không phải là con hiếu. Hai cái đó không thể thiếu một bên nào”(Thư viết sau khi bị bắt giải về giam giữ ở Huế). Quan niệm của ông về chữ “trung”
không mơ hồ, không mù quáng, “trung” không có nghĩa là chỉ biết đến vua, không thể cứ mãi phò tá một ông vua vốn đã trở thành một tội nhân bán nước. Ông khẳng định: chữ “trung” phải gắn liền với chữ “nghĩa”, mà đó phải là “nghĩa công” tức là phải làm tròn bổn phận với dân, với nước, phải biết cứu khốn, phò nguy, đỡ hèn, giúp yếu thế mới là tôi trung. Một khi bọn vua quan cầm quyền đã quay ra làm tay sai cho giặc thì ông cương quyết chống lại, tuyệt đối không bị những “tam cương”, “ngũ thường” của phong kiến làm cho mù quáng. Mặc dù thế, ông vẫn không hề có ý định đánh đổ chế độ phong kiến, tất nhiên phải là một chế độ phong kiến độc lập. Đối với ông, nhà vua nếu là một ông vua kháng chiến thì vẫn là một thần tượng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. “Nghĩa quân thần”, “quân ân” vẫn là những quy định cần được tuân thủ:
Ngữ cừ năng thủ quân thần nghĩa, Ta ngã hoàn khuy phụ tử tình. (Quần phong ngẫu đối)
(Giữ nghĩa quân thần khen chúng thế, Thiếu tình phụ tử cực ta thay.)
(Trông bầy ong cảm hứng)
Chính sự phát triển biện chứng trong tư tưởng đó đã dẫn tới hành động quyết liệt, cao quý của ông: hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, kịp thời phất cờ khởi nghĩa. Vị văn thân này đã sáng suốt đặt “ái quốc” lên trên “trung quân”, và trung quân với ông bây giờ là một lòng đứng về kháng chiến, hướng về “ngọn cờ của nền độc lập quốc gia” mà vị vua trẻ tuổi Hàm Nghi chính là linh hồn của ngọn cờ ấy. Ý thức rõ “Cần vương” cũng chính là chiến đấu vì sự nghiệp cứu nước, vì nghĩa lớn, nhà văn thân lỗi lạc đất Hồng
Lam đã có đủ dũng khí vượt qua hạn chế nghiệt ngã của giai cấp xuất thân để cùng nhân dân, cùng đồng chí gánh vác công việc đánh giặc, cứu nước. Nguyễn Xuân Ôn nhận thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của những việc bản thân đang làm, ông tự hào về tấm lòng trung nghĩa đang tỏa rạng cùng trời đất:
Một mảnh lòng trung trời đất tỏ, Đôi vừng chính khí núi sông bao
(Cảm khái mà thuật ra, IV)
Nguyễn Xuân Ôn đã dựng chân dung chính mình trong rất nhiều bài thơ giàu màu sắc độc thoại trữ tình: Bột hứng, Thuật hoài, Cảm tác, Cảm thuật… Mỗi lời thơ chất chứa trong đó bao nỗi niềm của trai anh hùng thời loạn. Cuộc chiến đấu kéo dài, khó khăn chồng chất, tuổi già sức yếu, rồi sa cơ lỡ vận bị quân giặc bắt khiến cho cái tôi trữ tình của tác giả trong thơ không khỏi có lúc hoài nghi kém tin tưởng, không khỏi có lúc thấy chán nản, cô đơn, thổn thức… nhưng hơn trên hết vẫn là một tấm lòng trung trinh nguyện sống chết vì vua, vì nước, vì dân, hơn trên hết vẫn là lời đanh thép, khảng khái, hào hùng khẳng định tấm lòng son giết giặc:
Vinh nhục thân này chi sá kể,
Lòng son giết giặc chết không phai. (Thuật nỗi lòng)
Cái tôi trữ tình của Nguyễn Xuân Ôn trong thơ lấp lánh vẻ đẹp của người anh hùng triệt để chống xâm lược, vẻ đẹp của một khí phách cương trực lớn lao, vẻ đẹp đạo đức của một nhà nho chân chính.
Cũng như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích cũng phải chịu sự câu thúc ngặt nghèo của giai cấp và thời đại. Ông vốn xuất thân trong một gia đình khoa hoạn, ngay từ nhỏ ông đã được học chữ thánh hiền, như một nhà nho kiểu mẫu, nghĩa “quân thân” luôn được nhà thơ ý thức một cách rõ ràng.
Con người sinh ra đã phải học thuận theo đạo trời, hành động trong vòng lễ giáo của cương thường đạo lý, của tôn ti trật tự. Ở vai trò nào con người cũng phải tuân theo bổn phận, trách nhiệm của mình. Đã phàm là người quân tử thì phải luôn xác định: “Nặng nề hai chữ quân thân/ Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ” (Nguyễn Công Trứ). Ý thức kẻ sĩ, lý tưởng nam nhi luôn thường trực, canh cánh trong lòng Nguyễn Quang Bích:
Thể chế bất kham trừ trưởng xứ Cù lao kim nhật ký bồng tang.
(Điều khiến cho ta ngậm ngùi nhất trong cảnh nương náu này là Nhớ ra hôm nay chính là ngày mẹ cha treo cung dâu tên cỏ cho ta).
(Thiếu lương quân)
Ngày trước, cha mẹ sinh được con trai thì treo cung tên trước nhà mong cho con về sau trở thành người anh hùng ngang dọc bốn phương, cũng là đặt lên vai con gánh nặng cuộc đời, nợ trần thế mà trang nam nhi nào cũng phải trả. Một nam nhi đại trượng phu như Nguyễn Quang Bích ý thức điều đó rõ ràng hơn ai hết. Là một bề tôi của triều đình, ông luôn giữ trọn đạo nghĩa vua tôi “Trên đầu quân thân, có quỷ thần chứng giám”, làm một ông quan tận trung, hết mình với công việc. Nhưng trước thực tại ngày càng đen tối, quốc phá gia vong, ông không thể đứng nhìn nhân dân mình sống khốn khổ điêu linh, không thể để đất nước bị chà đạp, lễ giáo phong kiến bị lung lay đến tận gốc rễ như vậy. Nguyễn Quang Bích không phải là một trung thần hủ lậu, chỉ bo bo vì quan niệm “thần vị quân tử” để rồi phải chết một cách dại dột cho bọn hôn quân, ám chúa. Với tư cách là kẻ làm trai, con người ấy khẳng định “tính trung ngãi”, nêu cao chữ “cương thường” bằng việc quyết tâm, quyết chí trừ giặc để bảo vệ non sông đất nước mình, cứu khổ cho nhân dân, bất chấp mọi khó khăn gian khổ:
Gian khổ ai là không sợ hãi? Chỉ vì lương tâm không thể trái.
Sĩ phu ở đời trọng cương thường, Trời đã cho ta tính trung ngãi (Khí số lớn của trời đất)
Chính vì có một ý thức rõ ràng về bổn phận, nghĩa vụ của mình, sáng suốt trong nhận thức thời cuộc nên khi vua Hàm Nghi phát chiếu Cần vương, Nguyễn Quang Bích đã không ngần ngại, phò vua cùng toàn dân đánh giặc. Ông trung với vua bởi vì nhà vua đã rời cung cấm để chống giặc cứu nước khi non sông bị giặc giày xéo. Còn đối với lũ vua quan bán nước như Đồng Khánh và bè lũ thì ông lại tỏ một thái độ phản kháng kịch liệt, khinh miệt đến cao độ. “Ân sâu như biển, nghĩa dày như non”, chính điều này đã thôi thúc Nguyễn Quang Bích phất cao ngọn cờ nghĩa Cần vương chống Pháp, làm tròn nghĩa vua tôi. Địa phận vùng núi Tây Bắc là nơi ông cùng nghĩa quân mình sinh sống, đánh giặc, cũng là nơi gợi lên nhiều cảm hứng cho hồn thơ ông cất cánh. Tấm lòng trung hiếu chính là nguồn sáng kỳ diệu chiếu dọi, đem đến