Cái đẹp và sức sống của mẫu hình con người trung nghĩa

Một phần của tài liệu Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần Vương cuối thế kỷ XIX (Trang 97 - 106)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.3.2. Cái đẹp và sức sống của mẫu hình con người trung nghĩa

Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước vinh quang của dân tộc. Những phong trào kháng Pháp rầm rộ từ Nam chí Bắc với bao ác liệt, gian khổ, hy sinh thực sự đã tạo nên nguồn cảm kích phong phú cho đội ngũ sáng tác đương thời, là nguồn chất liệu sống cho sự phồn thịnh của dòng văn học yêu nước. Dòng văn học yêu nước chảy từ buổi đầu của lịch sử vốn có vị trí đặc biệt trong nền

văn học Việt Nam, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, nó lại tiếp tục theo sát đời sống nhân dân, theo sát lịch sử dân tộc. Văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đã làm cho dòng chảy ấy vốn đã dạt dào, mạnh mẽ, giờ lại càng cuồn cuộn hơn. Dường như, lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn trước đó chưa bao giờ có một phong trào văn học nào mà lực lượng sáng tác lại có tính quần chúng rộng rãi và bao hàm được nhiều con người ưu tú đến vậy. Bước lên vũ đài văn học là một lực lượng đông đảo những con người đứng ở hàng đầu cuộc chiến đấu của dân tộc, họ là những lãnh tụ và quần chúng nghĩa quân trong phong trào kháng Pháp, họ cầm vũ khí đánh giặc cứu nước và sáng tác cũng là để góp phần đánh giặc cứu nước. Họ đã dựng lên thật sinh động trong văn học cuốn phim về lịch sử và con người Việt Nam của một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt, bi thương nhưng rất đỗi anh hùng.

Hình tượng con người trung nghĩa làm nên một nét đẹp riêng cho dòng văn học yêu nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Hình tượng đó được khắc họa tập trung nhất trong các sáng tác của các nhà nho Cần vương và được coi như một “sản vật” của lịch sử văn học dân tộc trong chặng đường cuối cùng của thời trung đại. Con người trung nghĩa ở đây là sự kết hợp giữa trung thần và nghĩa sĩ, giữa phẩm tiết cao quý của nhà nho và tấm lòng yêu nước ngời sáng, sự thể hiện của họ trong văn học Cần vương dường như là sự kết tinh toàn bộ những giá trị có từ trước đó về vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng.

Có thể nói, quan niệm về con người là sản phẩm, tư tưởng của nhà văn. Người sáng tác thuộc vào hệ ý thức tư tưởng nào sẽ chịu sự chi phối của hệ ý thức ấy. Các tác giả của tư trào văn học Cần vương vốn dĩ đều là những kẻ sỹ thời phong kiến, ý thức phong kiến, tư tưởng Nho gia dường như đã ăn sâu vào tâm trí họ. “Nợ quân thân”, “chí nam nhi” là những điều cốt tử trong lí tưởng sống của họ. Điều đó dễ hiểu tại sao mẫu hình về con người mà họ hướng tới trong sáng tác của mình chính là hình tượng con người trung nghĩa

tuyệt vời, con người được “hun đúc bởi núi sông linh tú và truyền thống tích lũy bốn ngàn năm” [15; 5].

Con người trung nghĩa có thể được coi là hình ảnh tiêu biểu trong văn học trung đại, tuy nhiên, tùy theo bối cảnh thời đại mà có những sắc thái biểu hiện khác nhau. Trong văn học Lý - Trần, con người chưa chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi Nho giáo, biểu hiện của chữ “trung” chủ yếu thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ tướng với tỳ tướng, giữa “ta”“các ngươi” như là các cá nhân dòng họ trong cộng đồng quốc gia về mặt quyền lợi, danh dự, vinh nhục. Đến thế kỷ XV, khi Nho giáo trở thành một ý thức hệ vững vàng trong đời sống tinh thần của nhân dân nước Việt thì tư tưởng “trung quân ái quốc”

được coi là nền tảng tư tưởng, là thước đo cho đạo lý làm người. Bước sang giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, trong tình trạng rối ren của xã hội, triều đình bạc nhược, hèn hạ từng bước đầu hàng, dâng đất nước cho giặc thì đạo thánh hiền bị lung lay, chữ “trung” không thể đóng đinh trong những quan niệm của giai đoạn trước. Tuy nhiên, phẩm chất trung nghĩa không thể bị phủ nhận trong ý thức của những bậc chân nho thời đại này, dường như họ vẫn hoài mong ngóng một ông vua hiền minh, một ông vua yêu nước, biết vì nước, vì dân. Bởi vậy, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương cứu nước, lớp nho sỹ ấy hưởng ứng hết sức nhiệt tình. Họ đã tìm thấy nơi trú ngụ cho lý tưởng trung quân, họ lấy ngọn cờ Cần vương làm điểm tựa cho ý chí và hành động. Lý tưởng trung quân với lớp nho sỹ Cần vương đã chuyển hóa thành lòng trung với lý tưởng giữ gìn độc lập, bảo vệ giang sơn tổ quốc trước sự xâm lăng của kẻ thù thực dân.

Cái đẹp của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học Cần vương trước hết được phản ánh qua hình tượng cái tôi tác giả. Cái đẹp đó được hiện lên dưới nhiều góc độ, có khi đó là con người danh phận với ý thức rõ ràng về nghĩa “quân thân”: “Trên đầu quân thân có quỷ thần chứng giám” (Nguyễn

Quang Bích), ý thức về “đạo trời”, về “cương thường đạo lí”, về “tôn ti trật tự” để sống đúng bổn phận. Cái đẹp đó có khi lại thể hiện ở tinh thần tự nhiệm trước lịch sử, nghĩa là con người danh phận phải gắn liền với con người hành động, con người đó phải “ghé vai vào” để gánh vác trọng trách giang sơn, đất nước, phải thể hiện được tinh thần công dân đối với quê hương đất nước, nhất là khi đất nước đang trong cảnh “quốc phá gia vong”.

Những con người trung nghĩa thời Cần vương là một mẫu hình đẹp bởi họ đã sống xứng đáng với mẫu hình lí tưởng của con người trong xã hội phong kiến, xứng đáng với tư cách là những bậc chân nho, được hấp thụ chính khí và nền tảng đạo đức của lớp người được đào tạo bài bản ở chốn cửa Khổng, sân Trình. Họ đã kiên trì học tập, theo đuổi để trở thành người trí thức, người hành đạo, để được làm quan, thi hành đạo lý của Nho gia. Với tư cách là bề tôi triều đình, họ đã thể hiện hoàn hảo vai trò của những ông quan tận trung với công việc, hết mình với công việc. Nguyễn Xuân Ôn đã gửi hàng loạt bài tấu sớ gửi lên vua với những lời đề nghị thiết thực về cách dùng người, về cách cai trị, về những việc nên làm những mong củng cố đất nước. Nguyễn Quang Bích suốt thời gian làm quan luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân, được nhân dân gọi là “hoạt Phật” (Phật sống) với tất cả lòng ái mộ chân thành của họ. Phan Đình Phùng nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực. Và biết bao nhà nho khác nữa cũng đều ôm ấp lí tưởng “trí quân trạch dân”, sống trọn vẹn cho đạo nghĩa vua - tôi. Với tư cách kẻ làm trai, lại sống trong bối cảnh đất nước lâm vào “dầu sôi lửa bỏng”, những con người ấy đã đi đến tận cùng quyết tâm, quyết chí trừ giặc, bảo vệ non sông đất nước mình. Đối với họ, con đường giết giặc cứu nước là con đường duy nhất phải đi, không có cách nào khác, đó cũng là con đường chính nghĩa của nhân dân. Họ đã đưa cái “hành đạo” bị triều chế cưỡng ép phục vụ quyền lợi triều đại về với hành đạo của bổn phận con người công dân, gắn chặt với quyền lợi của

nhân dân, đất nước. Vẻ đẹp của hình tượng con người trung nghĩa thời Cần vương đã được thể hiện rõ nét trong việc giải quyết mối quan hệ giữa “trung”

“nghĩa”. Các bậc chân nho đã quyện chặt hai phẩm chất “trung - nghĩa”

trong lối hành xử sáng suốt của người quân tử. Chữ “trung” là nền tảng đạo lí cho chữ “nghĩa” tỏa sáng, chữ “nghĩa” như một trái núi đỡ tượng đài người anh hùng thời đại Cần vương lên cao vút, làm đẹp thêm cho con người, cho đất nước, cho dân tộc trong một thời kỳ lịch sử khổ nhục mà vĩ đại.

Cái đẹp của con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương còn thể hiện ở ý thức cao độ của họ về chủ quyền dân tộc, về những truyền thống đẹp đẽ, những chiến công oanh liệt của nhân dân ta: Việt Nam là đất đế vương, Trời đã phân định/ Sử sách trước đây còn rực rỡ những võ công oanh liệt (Thơ họa Ngư Phong (1) - Nguyễn Quang Bích). Chính bởi ý thức được điều đó mà con người thời đại Cần vương chưa bao giờ nguôi chí lớn, đặc biệt khi sống trong cảnh đất nước gặp ngộ biến: Quốc thù do tại/ chế vị hôi (Thù nước còn đó/ Chí lớn chưa nguôi) (Văn tế ông hiệp đốc quân vụ họ Nguyễn - Nguyễn Quang Bích)

Rõ ràng, thế nước khó khăn nhưng lòng người không nao núng, người quân tử luôn tự xác định cho mình mục tiêu, lý tưởng. Họ vẫn quyết chí một dạ sắt son, kiên trinh với con đường mình đã chọn, quả cảm chiến đấu vì nghĩa lớn, vì nợ non sông: “Gian khổ ai là không sợ hãi/ Chỉ vì lương tâm không thể trái” (Khí số lớn của trời đất - Nguyễn Quang Bích); “Múa giáo xoay trời chí khí cao/ Ba năm trăm trận chẳng hề sao(Cảm thuật, IV -

Nguyễn Xuân Ôn).

Khi cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn, nhiều người anh hùng sa cơ lỡ vận, đôi lúc không tránh khỏi những buồn lo, u sầu nhưng hơn trên hết vẫn là ý chí diệt thù của người chiến sỹ vốn đã thấm sâu vào tâm thức“Vận trời thay đổi lúc cùng thông/ Thề giết quân thù tóc thẳng chong” (Tiễn ông Tán

tương họ Nguyễn tỉnh Ninh Bình về nam - Nguyễn Quang Bích). Con người trung nghĩa luôn ý thức rõ và tự hào về tấm lòng trung trinh của mình, đó là

“Một mảnh lòng trung trời đất tỏ” của Nguyễn Xuân Ôn, là “Trung hiếu trên đầu trời chiếu dọi” của Nguyễn Quang Bích, là “Xưa nay trung hiếu khó hòa phai” của Phan Đình Phùng… Sự tự bộc bạch ấy của những con người trung nghĩa cũng chính là sự khẳng định vẻ đẹp của đạo nghĩa vua tôi, nghĩa với nhân dân đất nước, vẻ đẹp của cương thường đạo lý ở đời.

Ý thức rõ ràng về nghĩa vụ của mình, về giá trị cao quý của những hành vi cao cả, giết giặc cứu nước, những con người trung nghĩa thời Cần vương còn chứng tỏ được vẻ của mình qua tư tưởng sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Những người nghĩa sĩ đã “cùng nhau gọn gàng giáp trụ, chí Cần vương còn mạnh chưa quên”, họ đã thể hiện thái độ dứt khoát trước cái sống và cái chết. Những lời tuyên bố: “Lòng thề một chết chẳng hàng Tây”, “Sống mà đắm chìm trong vòng dê chó/ Thà chết đi cùng trời đất đi về”, “Thà làm ma có hồn trung vía nghĩa/ Không làm người đeo mặt ngựa đầu trâu”, “Làm người sao khỏi thác/ Thác trung thần, thác cũng thơm danh”, “Nếu mà thắng mà sống là nghĩa sỹ của triều đình, nhưng chẳng may mà thua mà chết thì cũng là quỷ thiêng giết giặc… Chúng tôi cam lòng chịu chết vì nghĩa vua tôi”… như là sự đúc kết những chân lý sống của con người anh hùng trong một thời đại bi hùng. Ý thức mạnh mẽ đó, thái độ dứt khoát đó là những biểu hiện cao quý nhất, rực rỡ nhất của tấm lòng yêu nước sâu sắc và nó gắn bó chặt chẽ với các nghĩa sỹ trong suốt cuộc đời chiến đấu cho đến tận hơi thở cuối cùng.

Sáng tác của các nhà nho Cần vương một mặt đề cao tư tưởng sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn của những con người trung nghĩa, một mặt hướng đến một tư tưởng phổ biến “chớ đem thành bại luận anh hùng”. Tư tưởng này có thể có mặt hạn chế của nó nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước giai đoạn này thì lại khẳng định một quyết tâm đánh địch đến cùng. Các bậc chân

nho ấy đã coi việc nghĩa như đánh giặc cứu nước là việc phải làm, dù biết trước rằng có thể thất bại, sẽ thất bại đi nữa vẫn không vì thế mà co đầu rụt cổ. Họ cùng chung nhau ở một cách nghĩ, cùng chung một quyết tâm “Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam/ Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại” [15; 61]. Những tư tưởng của con người thời đại này đã chứa đựng những triết lý nhân sinh cao cả vì “nó đặt nghĩa lớn đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, lên trên cả tính mạng của mình; nó đặt vinh dự dân tộc và vinh dự làm người lên trên sự an nhàn ích kỷ, lên trên sự suy tính tầm thường” [15; 25]. Không chỉ nói triết lý ấy, những con người trung nghĩa thời Cần vương đã sống cái triết lý ấy, họ hăm hở, kiên trì, chiến đấu hết mình cho dù cán cân lực lượng địch - ta vô cùng chênh lệch về phía địch. Họ đã vượt lên sự suy tính được, thua tầm thường để chứng tỏ được vẻ đẹp của tiêu chuẩn “vì nghĩa” đối với con người thời loạn. Những con người đã hy sinh vì nghĩa như Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng… đều được các thế hệ đồng ý khen là: “tùng mai khí tiết/ tinh thần một thác đẩu ngư cao” [15; 570].

Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương giai đoạn cuối thế kỷ XIX chủ yếu là các nhà nho, vốn dĩ họ cũng không quen với gươm súng và trận mạc. Nhưng khi đất nước có giặc, họ sẵn sàng quẳng bút lông, cầm giáo sắt xông ra trận tiền, hình ảnh ấy đã được ghi lại thật đẹp trong văn học: “Người lính giáp trụ chính là kẻ mặc áo thư sinh/ Khách chương phùng nay đội mũ tướng võ” [34; 122].

Có thể thấy, mặc dù xuất thân từ một giai cấp suy tàn nhưng các nhà nho thời Cần vương vẫn khẳng định được vẻ đẹp của mình khi họ trở thành những lãnh tụ nghĩa quân, “tiếp thu được truyền thống yêu nước của dân tộc, không chùn bước trước gian khổ, không tính toán trước hy sinh. Giống như người nông dân, họ chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh rất dũng cảm” [39; 624]. Họ được khắc tạc trong văn chương có khi qua những vần thơ bộc bạch đầy khí

khái, có khi qua những câu văn khóc bạn, có khi là những lời lẽ hào hùng, đĩnh đạc trong các bức thư đáp lại kẻ thù… nhưng ta đều thấy toát lên trong đó vẻ đẹp của những con người chân chính, sống oanh liệt, chết vẻ vang. Họ không chỉ đẹp ở hoài bão, lý tưởng, đẹp ở hành động, ở triết lý sống mà còn đẹp cả ở nỗi đau, nỗi thẹn của người anh hùng khi lý tưởng không thành. Họ điển hình cho hình tượng người anh hùng chiến bại, thất thế mà vẫn hiên ngang. Họ đã để lại “danh với núi sông” từ việc chiến đấu, hy sinh những mong tạo dựng cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vẻ đẹp toát lên từ phẩm chất trung nghĩa của những bậc chân nho ấy khiến thế hệ mai sau còn mãi nghiêng mình kính trọng, nể phục.

Hình tượng con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương mang hơi thở thời đại và khuynh hướng sử thi khá rõ nét, đó là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với vận mệnh của đất nước và mang những phẩm chất cao đẹp đại diện cho giai cấp mình, thời đại mình. Họ trở thành những anh hùng kháng chiến, vừa trực tiếp cầm gươm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh oanh liệt vì độc lập của dân tộc, vừa tỏ rõ tấm lòng son sắt với những giá trị đạo đức chính thống vốn là gốc rễ, là nền tảng tư tưởng của những nhà nho chân chính trong xã hội phong kiến.

Rõ ràng một chế độ xã hội chết đi sẽ kéo theo cả nền tảng tinh thần, trật tự, đạo đức quy định cho chế độ xã hội đó. Với xã hội phong kiến Việt Nam, sự kết thúc vai trò lịch sử của chế độ xã hội này tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một hệ tư tưởng, một hệ vũ trụ quan, nhân sinh quan và ứng xử văn hóa

Một phần của tài liệu Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần Vương cuối thế kỷ XIX (Trang 97 - 106)