Sử dụng linh hoạt tần suất điển cố

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 32 - 35)

Với 243 lần dẫn điển, có những điển cố được tác giả nhắc đến nhiều lần nhưng cũng có những điển cố xuất hiện ít, thậm chí một lần. Sự khác nhau của tần số xuất hiện các điển cố nhằm mục đích nghệ thuật và phục vụ cho việc thể hiện tư tưởng của nhà thơ.

Trong các điển cố về triều đại lịch sử, điển Đường Ngu xuất hiện 10 lần trên tổng số 19 lần dẫn điển thuộc đề tài này. Trong khi đó điển về triều Thương- Chu được nhắc tới 2 lần, điển về triều Hán- Sở 1 lần. Sự chênh lệch này có ý nghĩa gì? Chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau.

Đề tài về các nhân vật là đề tài lớn tập trung nhiều điển cố. Thuộc hệ thống các điến cố về đề tài này, điển về Nhan Uyên, Đỗ Phủ, Bá Di… chiếm tỉ lệ khá lớn. Điển Nhan Uyên được nhắc tới 6 lần (trên tổng số 88 lần dẫn điển về các nhân vật). Bên cạnh đó, điển về Đỗ Phủ, Bá Di, Thúc Tề, Đào Uyên Minh, Nghiêm Quang… đều được sử dụng từ 2 lần trở lên. Tuy vậy, cũng có những điển chỉ xuất hiện một lần, như điển về Văn Chính trong bài Ngôn chí 18 :

Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa Vui xưa chẳng quản đeo âu

Mặc dù xuất hiện một lần trong tập thơ nhưng tư tưởng Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu; Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) của Văn Chính được Nguyễn Trãi rất ủng hộ. Đó cũng được xem là tư tưởng thường trực của Nguyễn Trãi. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông đã thể hiện tư tưởng này, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp.

Điển về Sử Ngư cũng chỉ được dẫn ra một lần trong bài Mạn thuật 14.

Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chăng còn có Sử Ngư?

nhưng sự trăn trở, băn khoăn của Nguyễn Trãi thì thấm đượm trong toàn bài thơ, toàn tập thơ và toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Nguyễn Trãi tự hỏi nước Việt còn có được ai trung thực thăng thắn như sử gia nước Vệ thời Xuân Thu ấy không? Hay giờ đây trong nước chỉ còn những bọn xu nịnh, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút, đổi trắng thay đen làm loạn chính sử, chuyên dối trá lừa bịp. Chỉ qua một điển cố mà tác giả đã bày tỏ được thái độ và quan điểm của mình. Sức nặng và hiệu quả tác động của những điển cố loại này rất lớn.

Sự linh hoạt trong tần suất dẫn điển thể hiện khả năng khai thác và vận dụng những kiến thứ nền cực kì điêu luyện của Nguyễn Trãi.

Trong phạm vi bài thơ cũng vậy, không phải bài nào cũng chứa số lượng điển cố giống nhau. Ngược lại, có những bài thơ sử dụng điển cố dày đặc nhưng cũng có những bài thơ sử dụng ít thậm chí không dùng điển cố. Hiện tượng này góp phần làm sáng tỏ cho nghệ thuật dùng điển của Nguyễn Trãi. Điều quan trọng nhất của người dùng điển không phải là dùng được mà phải dùng cho phù hợp. Chính yêu cầu dùng điển sao cho phù hợp đã dẫn tới sự phân bố không đều nhau giữa các bài thơ.

Chùm các bài thơ Ngôn chí gồm 21 bài thì có 10 bài sử dụng điển cố, là các bài: 1,2,6,8,11,12,14,15,18,19. Có 4 bài chứa 3 điển là các bài 6,8,18; đặc biệt có bài sử dụng tới 4 điển như bài 11:

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân Trúc rợp hiên mai quét tục trần Nghiệp cũ thi thư hằng một choc

Duyên xưa hương hoả tượng ba thân Nhan Uyênnước chứa bầu còn nguyệt

Đỗ Phủ thơ nên bút có thần

Nợ quân thân chưa báo được Hài hoà còn bện dặm thanh vân.

Điển cố giúp tác giả nói chí của mình một cách kín đáo và sâu sắc. Tuy nhiên, nếu không cần dùng điển mà vẫn nói được lòng mình thì nhà thơ không hề gượng ép. Điển cố phải được dùng tự nhiên mới thể đạt được hiệu quả nghệ thuật. Mọi sự gượng ép sẽ làm xơ cứng câu thơ, đó là điều tối kị của văn chương nghệ thuật.

Chùm thơ Mạn thuật gồm 14 bài, trong đó có 8 bài sử dụng điển cố, 6 bài không. Các bài thơ có dùng điển là bài 1,2,5,9,10,12,13,14. Có 3 bài dùng 1 điển cố, 3 bài dùng 2, 1 bài dùng 3 (bài 13) và 1 bài dùng 4 điển là bài14:

án tuyết mười thu uổng độc thư Kẻo con biện biện chữ Tương Như

Nước non kể khắp quê ― Hà hữu‖ Sự nghiệp nhàn khoe phú ― Tử hư‖… Mắt hoà xanh, đầu dễ bạc

Lưng khôn uốn, lộc nên từ

Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chăng còn có Sử Ngư?

ở những chùm thơ khác cũng vậy. Tuy nhiên, tỉ lệ các bài thơ sử dụng điển cố có sự thay đổi tùy theo nội dung và chủ đề của chùm thơ đó.

Trong 9 bài thơ Trần tình có 6 bài chứa điển cố, chiếm 66,7 %. Tỷ lệ này tương đương với chùm thơ Thuật hứng: 17/25 bài thơ có dùng điển chiếm 68% và cao hơn so với chùm thơ Tự thán với 19/41 bài chiếm 46%.

ở chùm các bài thơ Tự thuật nó chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối 10/11 bài thơ, đạt 91%. Đối với chùm thơ Tức sự, tỉ lệ đó là 50% ( 2/4 ) và ở chùm thơ ―đông đúc nhất‖: Bảo kính cảnh giới tỉ lệ các bài thơ dùng điển là 41% với 25/61 bài thơ.

Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở các bài thơ phân chia theo phạm trù sự vật (Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn). Có bài dùng điển, có bài không, có bài dùng nhiều, có bài dùng ít. Theo chúng tôi, đây cũng là yếu tố làm nên những nét đặc sắc cho tập thơ.

Như vậy, với 132/ 254 bài thơ là những bài có điển cố, cụ thể hơn: 59 bài có 1 điển cố, 44 bài có 2 điển cố, 20 bài có 3 điển và 9 bài có 4 điển, có thể coi Quốc âm thi tập là tập thơ có sự kết hợp của nhiều yếu tố, tiêu biểu là yếu tố Hán Việt và yếu tố thuần Việt mà dưới đây chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 32 - 35)