Sử dụng linh hoạt lượng điển cố

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 31 - 32)

Nếu thành công đầu tiên của Nguyễn Trãi trong việc dùng điển ở tác phẩm Quốc âm thi tập là sử dụng được nhiều và đa dạng lượng điển cố thì thành công tiếp theo phải nói đến là ông đã sử dụng hết sức linh hoạt các điển cố đó.

Nguyễn Trãi là một là tư tưởng lớn của Việt Nam thời trung cổ. Ông không chỉ vĩ đại vì sự trung kiên, chính trực, sự vững vàng trong lập trường lý tưởng mà ông còn đi trước thời đại mình nhiều thế kỉ bởi sự linh động, mềm dẻo trong cách hành xử. Riêng trong văn chương nghệ thuật, sự linh hoạt khi sáng tác là nguyên nhân quan trọng làm cho những tác phẩm của ông có tính nghệ thuật cao, đưa ông từ vai trò người sáng tác lên thành nghệ sĩ.

Có nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng từ

Trãi trong tên Nguyễn Trãi có hai nghĩa: một là tên loại động vật trên rừng nổi tiếng với phẩm chất kiên dũng, can đảm, được coi là biểu tượng của lòng chính trực, ngay thẳng; hai là chỉ một loại động vật dưới biển có thể co duỗi nhịp nhàng theo sóng nước, là biểu tượng của sự mềm dẻo, linh hoạt. Và Nguyễn Trãi chính là sự kết hợp hoàn hảo của hai phẩm chất cao quý đó. Con người ấy chí vững như núi mà cách hành xử mềm dẻo như nước. Ông là sự kết tinh những gì tốt đẹp nhất của bậc quân tử và người trí giả. Chính vì vậy Nguyễn Trãi không chỉ là con người của thế kỉ XIV - XV mà ông còn là con người của mọi thế kỉ. Văn chương Nguyễn Trãi không chỉ mang đặc trưng của một giai đoạn đã xa mà còn mang những yếu tố của văn chương hiện đại.

Khi tìm hiểu nghệ thuật dùng điển cố của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy sự linh hoạt của ông trên những phương

diện chính sau:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)