Quan niệm tôn giá o: Đề tài Phật giáo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 70 - 72)

Cùng với Nho giáo, Đạo giáo, Nguyễn Trãi cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Trong Quốc âm thi tập, tác giả sử dụng 11 lượt điển cố về đề tài Phật giáo.

Nguyễn Trãi thấm nhuần những giáo lý của đạo Phật. Ông bộc lộ sự tin tưởng vào những yếu tố tích cực của tôn giáo này.

Ông tin vào kiếp luân hồi :

Kẻ thì nên bụt, kẻ nên tiên

Tượng thấy ba thân đã có duyên (Tự thán 33)

Ba thân là chữ của kinh Phật. Người ta có ba hiện tượng: Sắc thân

(là thân cụ thể), ứng thân (hiện ra) rồi lại thành hoá thân (biến mất)… Nói một cách khái quát, đó là ba kiếp làm người (quá khứ, hiện tại, tương lai). Các nhân duyên ở quá khứ sinh ra kết quả ở hiện tại, các nhân duyên ở hiện tại sinh ra kết quả ở tương lai.

Nguyễn Trãi cho rằng sự hợp tan của con người là do duyên kiếp: Nghiệp cũ thi thư hằng một chức

(Ngôn chí 11)

Điển hương hoả được dẫn theo sách Bắc sử: Lục Pháp Hoa và Lương Nguyên Đế kiếp trước vốn là đệ tử nhà Phật, sớm khuya chuyên tâm đèn hương thờ Phật, giữa hai người có mối duyên hương hoả cho nên kiếp này được gặp gỡ nhau.

Kể cả đường công danh của con người cũng là do tiền định : Thân xưa hương hoả chăng còn ước

Chí cũ công danh đã phải nguyền cho nên :

Cho về, cho ở đều ơn chúa

Lọ phải chồn chân đến cửa quyền (Thuật hứng 8) Nhưng ông lại cho rằng:

Ba thân hương hoả nhờ ơn chúa Một cửa thi thư dõi nghiệp nhà

(Bảo kính cảnh giới 41) Tư tưởng Phật giáo và Nho giáo đã có sự giao hoà gặp gỡ.

Trong thơ Nguyễn Trãi có nhiều thuật ngữ của nhà Phật : Người ảo hoá khoe thân ảo hoá

Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao (Thuật hứng 2) Tưởng thân hư ảo nổi bằng bèo Chí cũ công danh vuỗn lỡ keo

(Mạn thuật 10)

Những điển cố của nhà Phật được Nguyễn Trãi sử dụng hết sức khéo léo để bộc lộ tâm tư của mình. Nó là dẫn chứng cho thấy sự hoà hợp của ba dòng tư tưởng: Nho – Phật - Đạo trong Nguyễn Trãi. Mặc dù không ở vị trí

độc tôn nhưng Phật giáo vẫn có ảnh hưởng quan trọng trong tư tưởng của nhà thơ. Ông thấm nhuần những giáo lý của nhà Phật và đưa chúng vào văn chương một cách tự nhiên, biến chúng trở thành những yếu tố có giá trị nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 70 - 72)