Sự kết hợp, dung hoà của những sắc thái ngôn ngữ và phương diện tư tưởng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 39 - 45)

phương diện tư tưởng

Về mặt sắc thái ngôn ngữ, tác phẩm có sự dung hoà của sắc thái Hán Việt và thuần Việt.

Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm. Tất cả các bài thơ trong đó đều được viết bằng chữ Nôm. Những yếu tố thuần Việt là dễ nhận thấy và không phải bàn cãi. Mặt khác, tập thơ này sử dụng nhiều điển cố mà hầu hết là các điển cố Hán học. Đây chính là sự hiện diện của yếu tố Hán Việt trong tác phẩm thơ Nôm này. Thành công rất lớn của Nguyễn Trãi là ông

đã dung hoà được sắc thái thuần Việt và Hán Việt trong mỗi bài thơ, câu thơ. Có những bài thơ sử dụng nhiều điển cố nhưng không hề có sự khập khiễng, chắp ghép. Trái lại, sự liên kết giữa các yếu tố này được tạo ra từ sự gắn bó nội tại. Bởi vậy nó không chỉ chặt chẽ mà còn rất tự nhiên.

Trong bài Thuật hứng 3 Nguyễn Trãi dùng hai điển cố:

Bá Di người dặng thanh là thú

Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề

Bá Di là con vua Cô Trúc đời nhà Thương (Trung Quốc) cùng em là Thúc Tề không theo nhà Chu, đi ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn chứ không chịu ăn thóc nhà Chu. Cả hai đều chết đói trên núi Thú Dương. Bá

Di là biểu tượng cho người ẩn sĩ khí tiết thanh cao từng được Mạnh Tử khen là bậc thánh của sự thanh khiết (Thánh chí thanh).

Nhan Tử tức Nhan Uyên là học trò của Khổng Tử, nhà nghèo học giỏi, thường mang giỏ cơm, bầu nước lã theo học, được Khổng Tử yêu mến.

Đây là hai nhân vật của lịch sử Trung Quốc, là những biểu tượng được Nho học tôn sùng. Bản thân điển cố này đã là cả một sự giáo huấn. Vậy mà khi đặt vào toàn bộ bài thơ, sắc thái trang trọng, nặng nề dường như đã bị tước bỏ thay vào đó là những nét dung dị, gần gũi. Sắc thái gần gũi đó được tạo ra một phần bởi sự kết hợp điển cố với các từ thuần Việt: dặng ngặt, thú, lề. Nguyễn Trãi rất tài tình khi đặt các chi tiết mang sắc thái Hán Việt bên cạnh các chi tiết mang sắc thái thuần Việt mà không tạo cảm giác khiên cưỡng.

Cùng với hệ thống điển cố có nguồn gốc từ sách vở Trung Quốc, Nguyễn Trãi còn khai thác những kiến thức từ kho tàng văn học dân gian. Theo chúng tôi, đó chưa phải là những điển cố văn học nhưng nó đã thể hiện sự học hỏi và trân trọng những giá trị văn học dân tộc do quần chúng lao động làm nên. Nguyễn Trãi nâng niu kho tàng văn học ấy đồng thời nỗ lực duy trì và phát triển nó. Đọc Quốc âm thi tập có thể thấy “yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài của ức Trai tiên sinh”

[10;807]. Điều này hết sức có ý nghĩa khi ―tiếng nói của tổ tiên ta được truyền lại gần như nguyên vẹn trong tục ngữ ca dao qua bao thế hệ” mà ―cho đến nay chúng ta khó biết đích xác được xuất xứ nhiều câu ca dao cổ truyền” [10;807] nên có thể khẳng định ―chính nhờ Nguyễn Trãi ghi lại một số câu tục ngữ ca dao trong thơ Quốc âm mà chúng ta có được cái mốc lịch sử chắc chắn để tìm hiểu một số dạng về tục ngữ, ca dao với ý nghĩa lịch đại của nó” [10;807]

Khi xét toàn bộ 1908 câu thơ trong Quốc âm thi tập chúng tôi nhận thấy có khoảng 70 câu thơ mang âm hưởng ca dao, tục ngữ. Tác giả đã khai thác khéo léo những tri thức từ kho tàng văn học dân gian để viết nên những câu thơ vừa mang phong vị triết học vừa mang tính chất trữ tình đằm thắm.

Từ câu tục ngữ Miệng ăn núi lở Nguyễn Trãi đã viết câu thơ Làm biếng ngồi ăn lở núi non (Bảo kính cảnh giới số 22). Câu thơ của Nguyễn Trãi có giọng điệu giống như một câu tục ngữ, một lời răn dạy lại giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, hóm hỉnh dễ đi vào lòng người.

ức Trai đã thể hiện trong thơ mình niềm trăn trở không nguôi về sự hiểm hóc của thế sự và nhân tâm. Bắt gặp sự đúc kết của nhân dân trong các câu ca dao, tục ngữ :

-Khẩu Phật tâm xà

-Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm -Sông sâu còn có kẻ dò

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng

Nguyễn Trãi đã nối tiếp, bổ sung vào quan niệm ấy bằng những câu thơ nói về sự nham hiểm của lòng người dưới chế độ phong kiến mà bất cứ lòng sông, lòng biển nào cũng không thể so sánh được:

Biển hiểm nhân gian ai kẻ biết Ghê thay thế nước vị qua mềm

(Tự thuật 4) Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay

(Mạn thuật 4) Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh tựa nước non quanh

(Bảo kính cảnh giới 9)

Nhận xét về cách vận dụng những thành tựu fonclo vào sáng tác của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên phát biểu : ―Cách khai thác vốn cổ trong tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi cũng linh hoạt, sáng tạo, có chỗ như lẩy, có chỗ như tập, có chỗ như phỏng, có chỗ lấy toàn bộ cả ý cả từ, có chỗ lấy ý mà từ có bổ sung, có chỗ lấy từ mà ý có bổ sung” [10;812]. Có khi Nguyễn Trãi lấy trọn ven cả từ lẫn ý, chỉ có sửa dổi một chút cho phù hợp với giọng điệu câu thơ của mình.

Câu tục ngữ: Giàu người họp, khó người tan được tác giả dùng làm câu mở đầu cho bài Bảo kính cảnh giới số 12:

Giàu người họp, khó người tan Hai ấy hằng lề sự thế gian

Hay câu tục ngữ: Con sâu làm rầu nồi canh được ông vi thành một câu thơ lục ngôn: Nếu có sâu thì bỏ canh (Bảo kính cảnh giới 9) hoặc như câu tục ngữ ngắn Thuốc đắng dã tật được chuyển thành câu thơ thất ngôn Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay (Tự thuật 1).

Việc chỉnh lí về số từ và vần điệu ở đây nhằm tạo ra sự phù hợp với khuôn khổ câu thơ.

Cũng có khi Nguyễn Trãi chỉ sử dụng ý hoặc mượn một số chữ từ các câu tục ngữ, ca dao dài và biên tập chúng để đưa vào thơ mình, biến chúng trở thành vật liệu nghệ thuật để ông xây dựng những công trình thơ.

Câu thơ Nuôi con mới biết lòng cha mẹ (Bảo kính cảnh giới 8) có nội dung giống như câu ca dao : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy Nhưng dung lượng chỉ bằng nửa hai câu ca dao.

Độc đáo hơn, từ câu tục ngữ xẩy đàn tan nghé và câu ca dao: Đất bụt mà ném chim trời. Chim bay đi hết đất rơi xuống chùa, Nguyễn Trãi đã kết hợp, sáng tạo để làm nên một cặp câu thực bằng thơ thất ngôn:

Chúa đàn nẻo khỏi tan con nghé Hòn đất hầu làm mất cái chim

Tuy nhiên, khi xem xét hiện tượng này lại nảy sinh một vấn đề khác. Theo giới nghiên cứu, đến thế kỷ XVI - XVII, thơ lục bát mới xuất hiện trong khi đó thơ Nguyễn Trãi ra đời từ thế kỷ XV. ở đây có sự tiếp thu, học hỏi những tri thức văn học dân gian để sáng tạo văn học viết hay ngược lại, thơ Nguyễn Trãi đã được nhân dân vận dụng, mượn ý để làm nên những câu ca dao đằm thắm mượt mà? Nếu điều đó xảy ra thì chứng tỏ thơ Nguyễn Trãi đã có sức sống trong nhân dân ngay từ buổi đầu. Nhân dân có yêu mến thơ ông thì mới cảm nhận được cái hay cái thần của câu thơ để rồi từ đó làm nên những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc khác.

Sự vận dụng vốn văn học dân gian vào sáng tác Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi không chỉ duy trì những giá trị văn học truyền miệng của dân tộc mà còn bổ sung, phát triển và hoàn thiện những giá trị ấy. Công lao của Nguyễn Trãi với văn học Việt cần phải được xem xét ở nhiều góc độ, trong đó có mặt tiếp nối và phát huy những thành tựu văn học dân gian.

Ngoài sự dung hoà các yếu tố Hán Việt và thuần Việt, Quốc âm thi tập còn có sự dung hoà về phương diện tư tưởng. Đó là sự giao hoà về nhân

sinh quan, thế giới quan và lí tưởng sống của Nguyễn Trãi với một số nhân vật sống trước ông. Nói khác đi, tác phẩm có sự gặp gỡ về tư tưởng và quan niệm sống của Nguyễn Trãi và tiền nhân.

Vậy sự dung hoà về tư tưởng và quan niệm sống của tác giả và tiền nhân có mối liên hệ gì với nghệ thuật dùng điển cố của Nguyễn Trãi trong tập thơ?

Chúng tôi nhận thấy trong Quốc âm thi tập có một số bài thơ tác giả sử dụng những chi tiết thuộc về văn chương và tư tưởng của quá khứ. Nó mang dáng dấp của điển cố nhưng không hẳn là điển cố, như trong câu thơ:

Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn ấp ủ cùng ta làm cái con

Câu thơ này nhắc tới điển Lâm Bô, một ẩn sĩ đời Tống trồng mai và nuôi hạc làm bạn hay có sự tương đồng trong quan niệm coi rùa và hạc là con của Nguyễn Trãi với quan niệm coi mai là vợ, hạc là con của Lâm Bô? Theo chúng tôi, trường hợp này nên coi là ranh giới giữa hai khả năng trên. ở đây có sự ảnh hưởng của yếu tố quá khứ nhưng quan trọng hơn vẫn là nét đặc sắc của chính bản thân tác giả.

Một trường hợp nữa trong hai câu thơ:

Cảnh thanh nhường ấy chăng về nghỉ?

Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?

Chăng về nghỉ là ý thơ của Nguyễn Trãi hay của Đào Tiềm? Đó là điển cố được rút từ Quy khứ lai từ của Đào Tiềm hay là sự giống nhau trong nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của Nguyễn Trãi và Đào Uyên Minh. Chúng tôi cho rằng trong câu thơ trên đã có sự gặp gỡ về mặt tư tưởng giữa ức Trai tiên sinh và Đào Nguyên Lượng. Nhưng phải thừa nhận rằng khi nhắc tới ý này, người đọc sẽ nghĩ ngay đến ý thơ trong Quy khứ lai từ của Đào Bành Trạch. Tuy vậy, nếu không xét đến phần kiến thức nền đó người đọc vẫn hiểu được tâm sự của Nguyễn Trãi, ý thơ vẫn rõ ràng, không hề tối nghĩa hay yêu cầu một sự lí giải nào.

Như vậy, có thể coi hiện tượng ranh giới đó là biểu hiện cho tính linh hoạt trong việc dùng điển vào sáng tác Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Với tư duy nghệ thuật hết sức linh hoạt, Nguyễn Trãi sử dụng điển cố trong thơ mình như một vị tướng tài điều khiển quân, vừa chắc chắn vừa

biến hoá đa dạng để tạo ra những cái mới từ những cái đã quen thuộc. Làm được điều đó, Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện sự hiểu biết phong phú, sâu sắc mà còn cho thấy bản lĩnh nghệ thuật của ông.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 39 - 45)