Sử dụng điển cố làm giảm cá tính sáng tạo và phong cách riêng của tác giả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 26 - 29)

riêng của tác giả

Bị chi phối bởi quan niệm sùng cổ, các tác giả trung đại khi sáng tạo văn chương thường noi theo những khuôn mẫu đã có sẵn. Thành công lớn nhất của người làm thơ thời ấy là đưa được vào những tác phẩm của mình những gì mà quá khứ đã thừa nhận. Họ sợ sự sáng tạo, sợ bị xem là tà giáo. Tư tưởng thẩm mĩ này đã sản sinh ra các nhà thơ tự nguyện đưa mình vào một phong cách chung với những nhà thơ khác cùng thời đại mà không nghĩ tới việc xác lập phong cách riêng. Biểu hiện trên những tác phẩm văn học họ sáng tạo nên chính là những hình ảnh ước lệ và hệ thống điển cố dày đặc.

Làm cùng một thể thơ với cùng một thi pháp, sự khác nhau giữa các bài thơ và các nhà thơ trung đại chủ yếu ở nội dung tư tưởng. Nhiệm vụ tải đạonói chí của văn học thời ấy đòi hỏi nội dung sâu sắc hơn là hình thức độc đáo. Điển cố phù hợp để thể hiện tính chung hơn là tính riêng.

Văn thơ sử dụng nhiều điển cố sẽ rất ít hoặc không tạo ra được sắc thái riêng biệt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng điển cố là ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà ―tư tưởng Nho gia nghèo nàn, vụn vặt, ràng buộc không làm phát triển văn học nghệ thuật” [3;156]. Sử dụng điển cố khi sáng tác văn chương, các nhà thơ quan niệm mình đang học tập cổ nhân, nghĩa là làm đúng. Họ ngưỡng mộ kho tàng văn học cổ Trung Hoa. Quá trình học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội rồi làm theo nền văn học ấy đã dẫn tới sự vay mượn cảm giác. Hệ quả của sự vay mượn cảm giác trong văn chương nước ngoài “đã làm cho sự tưởng tượng của thi sĩ dường như bị quánh lại trên những điển cố văn chương Trung Hoa rồi không thể nào cất cánh bay bổng tuyệt vời” [7;397]. Khi muốn diễn tả trạng thái tình cảm của con người- lĩnh vực vô cùng tinh tế, các nhà văn, nhà thơ cũng dùng điển cố. Nếu dùng phù hợp câu văn sẽ có được sắc thái vi diệu như tính chất nội dung mà nó biểu đạt nhưng phần lớn sẽ làm câu thơ trở nên nặng nề, tình cảm dễ bị đóng khuôn, thậm chí sáo mòn và xơ cứng.

Nếu văn chương hiện đại xem cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định vị trí của nhà thơ, nhà văn đó thì văn học trung đại không xét đến tiêu chí này. Trong văn học viết trung đại chỉ có thể nói tới phong cách thể loại, rất ít những biểu hiện của phong cách tác giả. Cá tính nhà thơ bị gò bó bởi hệ thống có sẵn những hình ảnh khuôn sáo, nhiều khi sự hồn nhiên bị mất mát đi do bút pháp giả tạo, điệu bộ ước lệ ham chuộng chơi chữ [13;53].

Những hạn chế này của điển cố là đặc điểm mang tính thời đại. Nó cũng góp phần xác lập tính chất và đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Nó là mặt trái và cũng là hệ quả của những tính chất mà điển cố có

được. Những hạn chế của nó cũng là những hạn chế của nền văn học Việt Nam thời trung đại.

Có thể khẳng định điển cố đã đảm nhận một cách xuất sắc những chức năng nghệ thuật mà thời đại yêu cầu. Nó tồn tại như một đòi hỏi tất yếu trong tư duy nghệ thuật cũng như trong nhu cầu thưởng thức của cổ nhân, chứng tỏ ham muốn thẩm mĩ tự nhiên của con người một thời. Mặc dù có những điểm yếu song giá trị của điển cố là không thể phủ nhận. Nó sẽ càng giá trị hơn khi người sử dụng biết vận dụng một cách điêu luyện và sáng tạo. Nhà phê bình Viên Mai (Trung Quốc) đã nói: dùng điển như hoà muối vào trong nước làm sao chỉ thấy vị muối mà không thấy chất muối.

Để thấy nghệ thuật dùng điển có vai trò như thế nào đối với sự thành công của văn chương, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu ở một tác gia cụ thể. Đó là tác gia Nguyễn Trãi với tác phẩm Quốc âm thi tập.

Chương hai

Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn

trãi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)