Cách dẫn điển

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 36 - 39)

ở trên, chúng tôi đã đề cập đến hiện tượng có những điển cố xuất hiện với tần số cao. Hiện tượng này sẽ dẫn tới những hệ quả có tính chất nghịch dụng: nó sẽ có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu những gì Nguyễn Trãi muốn gửi gắm; mặt khác, nó sẽ khiến cho bài thơ, ý thơ trở nên nặng nề, chồng chéo, trùng lặp, dễ gây cảm giác nhàm chán. Bằng sự mẫn tiệp nghệ thuật, Nguyễn Trãi đã khắc phục hạn chế đó bằng cách dẫn điển hết sức linh hoạt, đặc biệt trong cách gọi tên và trích dẫn.

Khi gọi tên điển cố, Nguyễn Trãi đã có sự thay đổi cho phù hợp với nhịp điệu thơ đồng thời tạo ra cái mới từ chính những cái cũ.

Điển Giấc Nam Kha là điển cố Nguyễn Trãi rất ưa dùng. Trong Quốc âm thi tập, ức Trai đã 5 lần dùng điển này. Mỗi lần dùng ông gọi bằng một tên:

Trong Thuật hứng 18 ông gọi là giấc Hoè An: Phú quý bao nhiêu người thế gian Mơ mơ một thưở giấc Hoè An Trong Tự thán 9 ông gọi là giấc Hoè :

Ngày nhàn, gió khoan khoan đến Thơn thớt cài song giấc Hoè

Trong Tự thán 3Tự thán 14, điển cố trên được gọi là kiến cành Hoè:

Công danh gửi kiến cành Hoè

( Tự thán 3) Chẳng thấy phồn hoa trong thuở nọ ít nhiều gửi kiến cành Hoè

( Tự thán 14) Trong tự thuật 1, nó mang tên nước kiến :

Nước kiến phong quang hầu mấy kiếp Rừng nho nấn ná miễn qua ngày

Những tên gọi này dùng chỉ chung một câu chuyện. Sự đa dạng về mặt định danh không chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt âm mà còn còn có giá trị về mặt nghĩa. Nói khác đi, ngoài sự phù hợp về gịong điệu, nó còn tạo ra những sắc thái ý nghĩa phong phú.

Cách gọi giấc Hoè An với kết thúc là vần An hiệp với từ gian ở câu trên tạo ra cảm giác mơ màng, bay bổng, kết hợp với hai từ mơ mơ ở đầu câu gợi liên tưởng tới những điều không thực tế, đến những giấc mộng.

Giấc Hoè Angiấc Hoè có sắc thái mộng ảo rõ ràng. Phú quý công danh ở đời chỉ là ảo ảnh. Nó có đấy mà cũng có thể tan biến bất cứ lúc nào. Đáng thương cho những kẻ cả đời theo đuổi vinh hoa, phú quý! Có khác nào dấn thân vào cõi ảo vọng, hư vô?

Kết hợp từ kiến cành Hoè trong hai câu lục ngôn tạo ra sự đối xứng cả âm lẫn ý giữa hai câu thơ. Đem kiến cành Hoè đối với sương ngọn cỏ

không chỉ chỉnh về thanh điệu mà còn tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa. Nó gợi ra một cái gì đó nhỏ bé, vụn vặt. Kiến đã nhỏ, kiến cành Hoè lại càng nhỏ hơn. Tưởng như đó là sự nhỏ bé đến tột cùng. Điều đó mang đến cho câu thơ ý vị chua chát. ý nghĩa này cũng tương tự ở cặp câu dưới.

Còn từ nước kiến lại mang đến cảm giác về sự ngắn ngủi. Thực chất nó cũng chỉ xuất hiện trong giấc mơ của Thuần Vu Phần. Nó chỉ tồn tại

bằng thời gian của một giấc mơ. Khi Thuần tỉnh dậy, mọi thứ đều tan biến. Với hai thanh trắc từ nước kiến góp phần tạo nên giọng thơ vút lên như sự lao đi trong khoảnh khắc. Nó khác với nhịp thơ trầm, chậm ở câu dưới.

Chính nhờ cách gọi tên phong phú này mà điển giấc Nam kha được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. ý nghĩa triết lí của nó vì vậy càng trở nên sâu sắc.

Cùng với việc gọi tên, cách dẫn điển của Nguyễn Trãi cũng hết sức linh hoạt. Khi thì ông trích dẫn nguyên điển như trong bài Thuật hứng 10:

Thiên thơ, án sách qua ngày tháng

Một khắc cầm nên mấy lạng vàng

Một khắc cầm nên mấy lạng vàng là điển được dịch từ câu thơ cổ :

Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim (đêm xuân một khắc đáng giá nghìn vàng)

Khi thì nhắc lại ý:

Chớ cười hiền trước rằng dại

Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân (Tích cảnh 6)

Cầm đuốc chơi đêm là ý thơ đã được Lý Bạch nói đến trong câu: Cổ nhân bỉnh chúc dạ du (bài Xuân dạ yến đào lý viên tự)

Cũng có khi ông chỉ nhắc tới một phần của ý thơ, câu thơ: Bảy tám mươi bằng một bát tay

Người sinh ở thế mỗ nhàn thay (Trần tình 9)

Bảy tám mươi là phần của ý thơ trong câu: Nhân sinh thất thập cổ lai hi (Đỗ Phủ). ở đây, Nguyễn Trãi chỉ nhắc lại ý chứ không dùng nguyên điển. Từ phần ý thơ đó, ông đã bổ sung để có được câu thơ của mình:

Cách so sánh và liên tưởng này thể hiện tư duy của người Việt Nam thời trung đại. Đã có sự gặp gỡ giữa Nguyễn Trãi và cổ nhân nhưng Nguyễn Trãi vẫn là Nguyễn Trãi.

Đó là một biểu hiện cho thấy sự chủ động và tinh tế của Nguyễn Trãi trong việc dùng điển.

Khi xem xét các khía cạnh tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo của Quốc âm thi tậpkhông thể không nói tới sự kết hợp, dung hoà của nhiều phương diện, sắc thái trong tập thơ này.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)