lối sống
Có 23 điển cố được sử dụng để thể hiện quan niệm và lối sống của tác giả, chiếm 26,4%.
Hầu hết các nhân vật trong các điển cố thuộc loại này đều gắn với một quan niệm và một lối sống. Phần lớn đó là lối sống của một ẩn sĩ, tránh xa cõi đời phàm tục:
Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô
(Ngôn chí 19)
Lão Bô tức Lâm Bô là một ẩn sĩ đời Tống, chuyên trồng mai và nuôi hạc. Ông coi mai là vợ, hạc là con. Điển về Lâm Bô còn xuất hiện trong bài
Tự thán 11:
Trúc Tưởng Hủ, nên thêm tiết cứng Mai Lâm Bô, đâm được câu thần
ở đây còn nhắc tới Tưởng Hủ, một ẩn sĩ đời Hán, nổi tiếng liêm khiết, trung thực, lấy trúc và mai làm bạn.
Cả hai nhân vật trên đều là những người nổi danh bởi lối sống thanh bạch nơi thôn dã. Họ yêu quý trúc, mai, hạc vì sự bình dị và thanh cao của
chúng. Họ tránh xa trường đào mận (chốn quan trường), tránh xa cuộc sống bon chen lầm bụi để tìm đến với cuộc sống vô trùng giữa thiên nhiên thanh khiết. Tên tuổi của Tưởng Hủ gắn với cây trúc, tên tuổi của Lâm Bô gắn với cây mai, đó là những loại cây mà người ẩn sĩ ngày xưa coi như tri kỉ. Nhắc tới trúc Tưởng Hủ và mai Lâm Bô người ta sẽ nghĩ ngay đến lối sống ẩn dật nơi điền viên sơn dã:
Rủ viên hạc xin phương giải tục Quyến trúc mai bạn với tri âm
(Tự thuật 8)
Cùng với trúc Tưởng Hủ và mai Lâm Bô là lan Khuất Nguyên và cúc Đào Tiềm :
Lan còn chín khúc, cúc ba đường Quê cũ chăng về nỡ để hoang
(Tự thuật 6)
Khuất Nguyên ưa trồng lan, tác giả của Li tao coi lan là tri âm; còn Đào Tiềm thích trồng cúc, xung quanh chỗ ở của ông trồng rất nhiều cúc. Nhắc tới cúc Đào Tiềm và lan Khuất Nguyên là nhắc tới việc đi ở ẩn, nhắc tới sự trở về vườn cũ để sống thanh thản cùng thiên nhiên, vạn vật.
Nguyễn Trãi nhắc tới những điển cố trên cũng là để nói rõ lòng mình. Ông đã từng dự định rời bỏ chốn kinh kỳ trở về với núi rừng Côn Sơn sống cuộc đời bình thản của một ẩn sĩ:
Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đường vướng bụi trần hoàn làm chi (Côn sơn ca)
Ông từng hăng hái khi quyết định trở về với rừng thông, ngọn núi đã và đang chờ đợi ông:
Giơ tay áo, đến tùng lâm
(Ngôn chí 4) Vậy mà có lúc Nguyễn Trãi lại phân vân:
Hẹn này nỡ phụ ba đường cúc Tiếc ấy vì hay một chữ đinh
(Tự thán 37) Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh
(Mạn thuật 9)
Có sự phân vân ấy là do ông còn nặng lòng với việc nước chứ không phải vì ông ham tiếc vinh hoa. Ông mong muốn một cuộc sống bình yên và ghê sợ sự đua chen của chốn quan trường:
Những màng lẩn quất vườn lan cúc ắt ngại lanh chanh áng mận đào
(Thuật hứng 7)
Vườn lan cúc chỉ cuộc sống ẩn dật, áng mận đào chỉ chốn quan trường. Đây là hai điển Nguyễn Trãi dùng lại nhiều lần trong tập thơ này.
Hướng về lối sống thanh nhàn hoà mình vào tạo vật giống như một ẩn sĩ là biểu hiện của triết học Lão – Trang trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Trần Ngọc Vương đã gọi Nguyễn Trãi là : Nhà tư tưởng của triết học Lão – Trang và người nghệ sĩ ca tụng thú thanh nhàn, hoà mình vào tạo vật
[10;746].
Trong số các điển cố về nhân vật thể hiện cho lối sống của con người có những điển cố nói về cuộc đời phiêu lưu :
Đài Tử Lăng cao thu mát
Bè Trương Khiên nhẹ khách sang (Ngôn chí 8)
Trương Khiên là một nhà thám hiểm nổi tiếng đời Hán Vũ Đế, từng chu du qua nhiều nước ở Trung á. Nói bè Trương Khiên là nói về cuộc đời phiêu bạt của con người ưa phiêu lưu này. Đã có lúc lối sống phiêu du trở thành sở thích của rất nhiều người. Có người du ngoạn để tìm niềm vui, để được hoà mình vào vũ trụ bất tận, cũng có người:
Giương buồm giong gió chơi vơi Lướt bể chơi trăng mải miết
(Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu) Để tìm cho mình không gian an bình, để trở lại với sự chất phác năm xưa của mình như cuộc giong thuyền của Phạm Lãi :
Đồ thư … bốn vách nhà làm cửa
Phong nguyệt năm hồ khách nổi thuyền (Bảo kính cảnh giới 36)
Phong nguyệt năm hồ là điển cố nói về nhân vật Phạm Lãi thời Xuân Thu đã có công rất lớn giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh thắng nước Ngô. Ông phải hi sinh tình yêu của mình với nàng Tây Thi để đưa người yêu sang nước Ngô thực hiện kế mỹ nhân. Khi Câu Tiễn chiến thắng, gặp lại nàng Tây Thi nhưng trái tim người đẹp đã thuộc về Ngô Phù Sai, Phạm Lãi đau buồn. Ông từ chối quan tước, bỏ đi chơi thuyền để được sống những ngày thanh thản cuối đời.
Mục đích của những cuộc du ngoạn có thể khác nhau nhưng đều điểm chung là lánh xa vòng danh lợi. Không gian khoáng đạt, rộng lớn sẽ giúp cho tâm hồn con người trong trẻo hơn. Được hoà mình vào thiên nhiên là khát vọng nhân bản của con người mọi thời.
Cuộc đời phiêu du thực chất cũng là một dạng của lối sống ẩn dật. Nó chỉ khác ở hình thức, còn bản chất thì giống nhau, nó đều là lựa chọn
của những con người đã nhận ra và chán ghét sự đua chen của cuộc đời ô trọc.
Sự dụng điển cố về nhân vật mang nội dung này, Nguyễn Trãi thể hiện mâu thuẫn giữa xuất và xử trong con người ông nhưng trên hết là mong muốn được trở về núi cũ, nơi có rừng thông gió lộng, được sống như một vị tiên ông trong núi, gác lại mọi kèn cựa đời thường. Sự thực cuộc đời ông cho thấy điều đó. Quãng thời gian sống ở Côn Sơn là quãng thời gian ông tìm thấy niềm vui và hài lòng với cuộc sống:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như có tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm … (Côn Sơn ca)