Thái độ ca ngợi và niềm khát vọng về một xã hội lý tưởng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 58 - 61)

Nguyễn Trãi gửi gắm tâm tư này thông qua việc nhắc tới điển cố về triều đại Nghiêu Thuấn với số lượng gần bằng 1/2 tổng số các lượt sử dụng điển cố về các triều đại lịch sử.

Triều Nghiêu (Khoảng từ năm 2357 đến năm 2256 trước CN), Thuấn (Khoảng từ năm 2255 đến năm 2206 trước CN) là hai triều đại lý tưởng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nó trở thành mô hình hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân trong suốt thời trung đại. Đó là một thời vua sáng, tôi hiền, nhân dân no đủ, sung túc. Sự giàu có về vật chất là niềm ao ước của tất cả các quốc gia trong mọi thời. Thời Nghiêu Thuấn, người ta đã đạt đến đỉnh cao của sự giàu có, ấm no. Theo như truyền tụng, đây là thời

mà người ta ra khỏi nhà không phải khoá cửa bởi không có ai dòm ngó, tắt mắt của ai thứ gì, cái kim sợi chỉ rơi ngoài đường không ai thèm nhặt. Con người hoàn toàn dửng dưng trước vật chất. Xã hội Nghiêu Thuấn là xã hội không còn tệ nạn, không có thói hư tật xấu, chỉ có niềm vui và hạnh phúc. Vua Nghiêu là biểu tượng cho bậc minh quân biết chăm no cho dân, cho nước, luôn luôn lo lắng kiếm tìm người hiền tài thay mình nối nghiệp. Đó là ông vua mà tất cả những ―tôi hiền‖ như Nguyễn Trãi mong muốn được phò tá, phụng thờ.

Cho dù phải chịu nhiều thiệt thòi, bức bách từ phía triều đình nhưng Nguyễn Trãi vẫn một lòng trung thành với vua. Ông hướng về thiên tử với tấm lòng trung trinh kiên định. Nguyễn Trãi luôn mơ ước xã hội mình đang sống là xã hội Đường Ngu, vua Lê là vua Nghiêu, vua Thuấn. Ông bền bỉ với niềm tin tốt đẹp ấy và luôn luôn tâm niệm:

Cơm áo khôn đền Nghiêu, Thuấn trị Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh

(Thuật hứng 20) Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc

Gian lều cỏ đội đức Đường Ngu (Ngôn chí 14) Ngẫm ngột sơn lâm lẫn thị triều Nào đâu là chẳng đất Đường Nghiêu

(Mạn thuật 2)

Nguyễn Trãi công khai bày tỏ nguyện vọng thiết tha của mình: Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền (Tụ thán 4)

Vua Nghiêu Thuấn là ông vua một lòng vì dân, vì nước, biết phân biệt trắng đen, sai trái để tận nơi thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu (Nguyễn Trãi). Dân Nghiêu Thuấn là dân được sống trong bình an, ấm no, hạnh phúc. Đây là mục đích phấn đấu của cả đời Nguyễn Trãi. Mấy chục năm đấu tranh không mệt mỏi của người anh hùng dân tộc này cũng chỉ để mang lại quyền lợi cho nhân dân cho xã tắc. Ước mơ của ông thật vĩ đại. Nó càng vĩ đại hơn khi được đặt trong bối cảnh ông đang sống. Đó là quãng thời gian mà vua Lê đã không còn sáng suốt phân biệt người trung thần với kẻ gian thần, là lúc trong triều đang kéo vây cánh, ai ai cũng chỉ chăm chăm vinh thân phì gia. Nguyễn Trãi không chỉ đi trước thời đại mình mà ông còn vượt trên thời đại ấy.

Ông coi đời Thuấn Nghiêu là mục tiêu, là chuẩn mực cao nhất mà có khi không dễ nhận ra:

Nuôi con mới biết lòng cha mẹ Thấy loạn thì hay đời Thuấn Nghiêu

(Bảo kính cảnh giới 8) Trong loạn lạc mới thấy hết giá trị của thái bình!

Khi trở về với cuộc sống điền viên, Nguyễn Trãi vẫn không quên hướng về lý tưởng của đời mình:

Chúc thánh cho tày Nghiêu, Thuấn nữa Được về ở thú điền viên

(Bảo kính cảnh giới 16) Cày ruộng, cuốc vườn giàu hết khoẻ

Tôi Đường Ngu ở đất Đường Ngu (Trần tình 9)

Cố nhiên ước mơ của Nguyễn Trãi vẫn chỉ là mơ ước. Xã hội thời Lê khi đó không phải là xã hội Nghiêu Thuấn. Những câu thơ của Nguyễn Trãi

như lời nhắc nhở triều đình từ nhà vua đến các đại thần hãy nỗ lực để xây dựng một xã hôị vua sáng tôi hiền, nhân dân sung sướng. Cốt lõi của sự phát triển đất nước là ở nhân dân. Phải chăm lo cho nhân dân thì ngôi báu mới vững bền. Mọi sự kèn cựa sát phạt nhau trong triều chỉ làm khổ nhân dân, làm tổn hại đến quốc gia. Đã có lúc ông ông bức xúc trước việc:

Song nhật có nhiều dân có khó

(Bảo kính cảnh giới 16)

Nhiều ông quan khi ra về còn tổ chức những cuộc hội hè đình đám nhân dịp thoái trào. Sự bày vẽ chỉ khiến nhân dân thêm vất vả. Nguyễn Trãi cực lực phản đối điều đó.

Tất cả những gì Nguyễn Trãi làm đều vì lợi ích của nhân dân. Ông không nghĩ đến bản thân mình, không nghĩ đến những phiền hà mình phải gánh chịu. Bi kịch lớn của đời ông cũng bắt nguồn từ những dự định và tâm nguyện đấu tranh cho nhân dân. Tiếc là tâm nguyện cao cả này lại đi ngược với xu hướng của chốn quan trường lúc đó.

Ca ngợi xã hội Nghiêu Thuấn, bày tỏ khát vọng xây dựng một xã hội như vậy trong thời đại mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện lý tưởng nhân nghĩa, vì nước vì dân của mình một cách sinh động và sâu sắc.

Không chỉ có ca ngợi, trong các điển cố nói về triều đại lịch sử Nguyễn Trãi còn bày tỏ thái độ phê phán và những nỗi trăn trở lớn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)