Quan niệm về cuộc đời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 67 - 70)

Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi nhiều lần bộc lộ những quan niệm của ông trước cuộc đời, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp. Việc bộc lộ gián tiếp quan niệm ấy thường được thực hiện thông qua các điển cố.

Điển giấc Nam Kha thể hiện rất rõ quan niệm vinh hoa phú quý, danh lợi chỉ là phù vân.

Phú quý bao nhiêu người thế gian Mơ mơ một thuở giấc Hoè An

(Thuật hứng 18)

Nguyễn Trãi nhiều lần dùng điển này chứng tỏ đã có sự gặp gỡ về quan niệm giữa ông và tiền nhân.

Nếu là một người ham chuộng của cải vinh hoa thì Nguyễn Trãi có cơ hội hơn ai hết để thực hiện lý tưởng vinh thân phì gia. Nhưng ông chỉ coi nó như ―sương treo ngọn cỏ”. Cả đời ông phấn đấu cho mục tiêu cao cả hơn nhiều. Sau những năm làm quan to, khi trở về sống cuộc đời ẩn dật ông hoàn toàn thảnh thơi nhẹ gánh. Ông giống như một vị tiên sống trong núi rừng Côn Sơn vứt bỏ lại đằng sau chức tước, lợi lộc.

Quan niệm về cuộc đời Nguyễn Trãi chủ yếu thể hiện qua quan niệm sống.

ở phần trên, khi phân tích hiệu quả sử dụng các điển cố về nhân vật, chúng tôi đã chỉ ra có một bộ phận điển cố có nội dung biểu hiện quan niệm sống. Ngoài những điển cố đó, Nguyễn Trãi còn dùng một hệ thống điển cố thể hiện trực tiếp quan niệm trước cuộc đời.

Coi sự đời chỉ như một giấc chiêm bao, thực và mộng đan vào nhau nhiều khi không phân định, Nguyễn Trãi chọn cho mình cách sống không cầu danh, không cầu lợi chỉ cầu sự thanh thản trong lương tâm.

Cho về, cho ở đền ơn chúa

(Thuật hứng 8)

Chồn chân là ý mượn từ câu nói của Đào Tiềm: Ta không thể vì lương năm đấu gạo mà khom lưng, uốn gối, luồn cúi kẻ tiểu nhân, ngụ ý chỉ sự chầu chực, qụy lụy.

Nguyễn Trãi rất hay nói đến ý này trong thơ mình : Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn Cửa quyền hiểm hóc ngại chồn chân

(Mạn thuật 5) Mắt hoà xanh, đầu dễ bạc

Lưng khôn uốn, lộc nên từ

(Mạn thuật 14)

Nguyễn Trãi không hề luyến tiếc cảnh phồn hoa, ông đón nhận cuộc sống thanh bạch chốn nông thôn không do dự:

Chốn ở, trải gian lều lá Mùa qua, chằm bức áo sen

(Tức sự 2)

Trong bài Li tao của Khuất Nguyên có câu: Chế kĩ hà dĩ vi y (dùng lá súng, lá sen để làm áo). áo sen là hình ảnh của người ẩn sĩ, nó chỉ cảnh ẩn dật, giữ khí tiết thanh cao.

Tuy nhiên, với tấm lòng luôn nặng trĩu ưu tư, một lòng lo lắng cho dân cho nước, Nguyễn Trãi rơi vào cảnh dùng dằng đi chẳng nỡ, ở không xong. Quá nửa số bài trong Quốc âm thi tập nói về sự lưỡng lự này.

Nguyễn Trãi tự thấy mình mang nỗi ưu phiền của Văn Chính : Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa

Vui xưa chẳng quản đeo âu

Nỗi lo của Nguyễn Trãi là nỗi lo vĩ đại khiến cho ngàn đời sau còn trầm trồ, ngưỡng mộ.

Một phương diện nữa trong quan niệm sống của tác giả là tình yêu với cuộc đời, có yêu có tiếc cuộc sống thì mới có cảnh: Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân. ý nghĩa và xuất xứ của điển cố này đã nói ở trên.

Sử dụng các điển cố nói về quan niệm sống để bộc lộ lòng mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện một tâm hồn đa dạng, phong phú, đôi khi phức tạp nhưng không khó hiểu. Nó bắt nguồn từ tấm lòng của ông với giang sơn đất nước, với nhân dân và với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 67 - 70)