Cái nhìn của Nguyễn Trãi đối với các hiện tượng tự nhiên phần lớn
mang tính chất thần thoại. Thuộc loại này có 13 điển cố, chủ yếu xuất hiện trong các bài thơ thuộc Thời lệnh môn và Hoa mộc môn.
Các hiện tượng tự nhiên ở đây hầu hết đều được nhân hoá, thần hoá
và cụ thể hoá.
Trong bài Trừ tịch (Đêm 30) Nguyễn Trãi có viết :
Hắc Đế, Huyền Minh đà đổi ấn Sóc phong, bạch tuyết hãy đeo đai
Theo thuyết ngũ hành, phương bắc có màu đen, thuộc mùa đông vua đen (Hắc Đế) là vua trên trời cai quản mùa đông.
Còn theo thiên Nguyệt lệnh trong Lễ kí, vị thần dưới nước cai quản mùa đông là Huyền Minh (huyền là màu tím, gần với màu đen của thuyết ngũ hành)
Tác giả đã hữu hình hoá các hiện tượng tự nhiên. Theo qui luật, sau mùa đông là đến mùa xuân. Nhưng ở đây ― Sóc phong‖ (gió bấc) còn đeo đai chưa chịu cởi ra để bàn giao cho các vị cai quản mùa xuân. Nhà thơ
hình dung gió bấc và tuyết của mùa đông còn tham quyền cố vị trong khi các vị thần cai quản mùa đông ― đà đổi ấn‖ để trời đất chuyển từ đông sang xuân.
Cách cảm nhận của Nguyễn Trãi về các hiện tượng của thế giới tự nhiên cũng là cách nhìn, cách nghĩ của người trung đại khi mà họ chưa tiếp cận với những kiến thức khoa học.
Đây là cách nhìn nhận mang tính thần thoại và đầy chất thơ. Vì vậy mà ngày nay, khi những hiểu biết về tự nhiên đủ cho chúng ta giải thích một cách khoa học, chính xác những hiện tượng đó, chúng ta vẫn cảm thấy hết sức thú vị khi tiếp xúc với những quan niệm của người xưa.
Trong bài Tích cảnh 1, để chỉ mặt trăng và mặt trời tác giả dùng 2 điển cố cũng là 2 hình ảnh độc đáo :
Một tiếng chầy đâu đâm cối nguyệt
Khoan khoan những lệ ác tan vừng.
Theo thần thoại phương Đông (ấn Độ, Trung Quốc) ở cung trăng có con thỏ giã thuốc trường sinh, do đó hình tượng con thỏ và cái chày giã thuốc thường dùng để chỉ mặt trăng.
Cùng với hình ảnh ―đâm cối nguyệt‖, hình tượng ―ác‖ (con chim ác) dùng để chỉ mặt trời. ác tan vừng là thời khắc cuối ngày, trăng mọc, ngày tàn, đêm tới cũng giống như hạ qua thì thu đến. Với con người cũng vậy, thiếu niên, trung niên qua thì tuổi già nua tới. Tác giả sợ “ác tan vừng” là sợ sự trôi chảy của thời gian, sợ lão bệnh đang đến theo qui luật ― Xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàn”.
Những điển cố này giúp cho câu thơ sinh động và hấp dẫn hơn.
Trí tưởng tượng của người xưa thật phong phú, kì diệu. Trong quan niệm của họ, trên trời mỗi phương có một vị vua cai quản một mùa. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm do Đông quân quản lí và cai trị. Thơ Nôm
Nguyễn Trãi nhắc tới Đông quân với tư cách vị chúa mùa xuân trong khá nhiều bài thơ :
Mới trách thanh đồng tin diễn đến Bởi chưng hệ chúa Đông quân
(Tích cảnh 12) Đâu đâu cũng chịu lệnh Đông quân
Nào chốn nào, chẳng gió xuân (Tích cảnh 13)
Theo thuyết Ngũ hành, mùa xuân thuộc phương đông nên Đông quân là vua mùa xuân và đông phong là gió xuân. Cùng với Đông quân, đông phong cũng được nhắc tới khá nhiều :
Đông phong từ hẹn tin xuân đến Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi
(Xuân hoa tuyệt cú) Dễ bảo đông phong hời hợt ít
Thế tình chớ tiếc, dửng dưng thay (Tích cảnh 11)
Đông phong ắt có tình hay nữa Kín tiễn mùi hương dễ động người
(Đào hoa 1)
Sự ưu ái vị thần mùa xuân cho thấy nét đẹp rất đáng trân trọng trong con người Nguyễn Trãi. Ông luôn hướng về sự sống về những gì tốt đẹp nhất. Những vần thơ thuộc phần Thời lệnh môn thể hiện rõ phần nhạy cảm trong tâm hồn tác gia này. Các điển cố về thế giới tự nhiên giúp cho việc bộc lộ cảm xúc của ông trở nên kín đáo và tinh tế.