Sử dụng hiệu quả điển cố thuộc các đề tài khác

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 72 - 82)

Số lượng đề tài của điển cố trong Quốc âm thi tập rất đa dạng, phong phú, song do khuôn khổ của khoá luận, chúng tôi không thể phân tích một cách cụ thể từng đề tài mà chỉ có thể tập trung làm rõ hiệu quả sử dụng của điển cố ở một số đề tài. Tuy nhiên, các điển cố ở những đề tài khác cũng được tác giả sử dụng rất thành công.

Số điển cố thuộc các đề tài còn lại là 86 điển cố chiếm 35,5 %.

Trong đó các điển cố về đề tài địa danh, nơi chốn, công trình kiến trúc là 35 điển cố, đề tài đạo Nho là 6 điển cố. Chúng tôi thấy đây là hai đề tài lớn trong số các đề tài còn lại.

Về đề tài địa danh, có những điển cố như: Thương Lang, Tào Khê, Phú Xuân, Vị Thuỷ, Thiếu Thất, Liêm Khê… Có những địa danh gắn với các nhân vật nổi tiếng như: Phú Xuân, Vị Thuỷ, có những địa danh mang dáng dấp của Phật giáo như: Thiếu Thất, Liêm Khê, có địa danh lại gắn với tên một khúc nhạc như : Thương Lang…

Trong bài Thuật hứng 20 có hai điển cố: Phú Xuân Vị Thanh

Non Phú Xuân cao, nước Vị Thanh Mây quyến nguyệt, khách vô tình

Núi Phú Xuân gắn với tên tuổi Nghiêm Quang đời Hán. Ông vốn là bạn học của Lưu Tú (Hán Quang Vũ) khi biết Lưu Tú lên làm vua, Nghiêm Quang đổi họ, đổi tên đi ẩn, câu cá ở núi Phú Xuân trên một mỏm đá. Nơi đó đời sau gọi là đài Tử Lăng (Tử Lăng là một tên khác của Nghiêm Quang). Trong bài Ngôn chí 8, Nguyễn Trãi cũng đã nhắc tới điển này:

Đài Tử Lăng cao thu mát

Bè Trương Khiên nhẹ khách sang

Vị Thanh còn gọi là Vị Thuỷ - con sông gắn với tên tuổi của Lã Vọng đời Chu. Đây là con sông chảy vào thượng lưu Hoàng Hà, vùng Thiểm Tây, Cam Túc nơi mà Lã Vọng gặp Chu Văn Vương, được Văn Vương mời về giúp nhà Chu. Ông là người có công rất lớn đối với cơ nghiệp tám trăm năm của nhà Chu. Điển này còn được nhắc tới trong bài

Thuật hứng 9 :

Thiên Thai hái thuốc duyên gặp Vị Thuỷ gieo câu tuổi già

Non Thiếu Thất nước Liêm Khê trong hai câu thơ : Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực

Dòng nước Liêm Khê lục nữa lam (Tự thán 27) gắn với các tên tuổi của cửa Thiền.

Thiếu Thất là tên một ngọn núi ở Hà Nam (Trung Quốc) có một ngôi chùa nơi Bồ Đề Lạt Ma tu hành, truyền bá đạo Thiền. Đầu núi thường có mây đen bao phủ.

Liêm Khê là một cái ngòi ở Hồ Nam (Trung Quốc), nơi Đôn Di đời Tống ở ẩn, lấy hiệu là Liêm Khê. Đôn Di học với Thọ Nam thiền sư ở vùng chùa đó.

Nguyễn Trãi dùng hai điển này để mô tả nơi ông ở, có thể chính là cảnh núi rừng Côn Sơn. Ông ca ngợi chốn nước non nơi mình sống cũng đẹp, nên thơ và từ bi như cõi Phật vậy.

Địa danh Thương Lang được nhắc tới gắn với một khúc nhạc gọi là

Thương Lang là tên con sông Hán hoặc một chi lưu của sông Hán vùng nước Sở, quê hương của Khuất Nguyên; cũng có thể là biệt danh của một con sông ở Sơn Đông, nơi Khổng Tử hay tắm giặt.

Khúc Thương Lang là bài hất mà trẻ con hay hát, có câu: Nước Thương Lang sạch thì ta giặt dải mũ, còn bẩn thì ta rửa chân. Nguyễn Trãi nhắc tới điển này trong bài Ngôn chí 8:

Ngâm sách thằng chài trong thưở ấy Tiếng trào dậy khắp Thương Lang

Tự thán 26:

Cưu lòng nhũ tử làm thơ dại

Ca khúc Thương Lang biết trọc thanh

ý nói thà làm đứa trẻ ca bài đồng giao khúc Thương Lang là đủ biết sự trọc, thanh của cuộc đời.

Trong thơ, Nguyễn Trãi nhắc tới nhiều tên công trình kiến trúc. Các công trình hoặc gắn với nhân vật nào đó, hoặc gắn với một câu chuyện thú vị.

Cội cây, la - đá lấy làm nhà Lân Các ai hầu mạc đến ta

(Ngôn chí 9)

Lân Các là gác Kì Lân do Tiêu Hà đời Lưu Bang (Hán Cao Tổ) dựng lên để làm thư viện và tiếp bạn văn chương. Về sau Hán Tuyên Đế cho vẽ 11 công thần đời Hán đặt ở đấy. Nguyễn Trãi đã có sự liên hệ tới bản thân mình khi dùng điển này.

Lan đình, tiệc họp mây huyễn Kim cốc, vườn hoang dế cày

Lan đình là cái đình mà Vương Hi Chi đời Tấn thường ngồi tập viết chữ ở Thiệu Hưng (Triết Giang), đất này về sau có tên Lan Chử để kỉ niệm người có chữ tốt.

Lan đình gắn với con người có phẩm chất kiên trì, bền bỉ quyết tâm rèn luyện cho đến lúc thành tài.

Kim Cốc là tên cái vườn nhà Thạch Sùng giàu có nổi tiếng ở đất Lạc Dương. Cái vườn này nhắc người đọc nhớ tới câu chuyện bi thảm của triệu phú Thạch Sùng chỉ vì thói huyênh hoang, tự phụ mà cuối cùng thành tay trắng.

Những điển cố về các địa danh trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ có tác dụng kể mà còn có tác dụng gợi. Nó làm cho câu thơ hàm súc hơn nhưng vẫn giữ được sự mượt mà của nhịp thơ, sự trong sáng của từ ngữ.

Điều đó thể hiện thành công của Nguyễn Trãi trong việc dùng điển vào sáng tác thơ ca.

Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng. ở ông có sự dung hợp của cả đạo Nho - đạo Lão - đạo Phật. Nhưng Nguyễn Trãi là một nhà Nho hơn là một đạo sĩ, một thiền sư [10;960]. ảnh hưởng của Nho giáo đến ông mạnh mẽ hơn hai luồng tư tưởng kia. Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi đã thể hiện điều đó. Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã đem triết lí Nho giáo vào văn chương một cách đậm đà … Với “Quốc âm thi tập”, ta thấy rõ Nguyễn Trãi đã chịu sâu xa tư tưởng Nho giáo, còn tư tưởng Phật, Lão là phần phụ thuộc

[10;960]. Trong “Quốc âm thi tập” có đến hàng trăm lần Nguyễn Trãi nhắc đi nhắc lại rằng mình là nhà nho, đề cập đến trách nhiệm của “ kẻ tư văn”, “người quân tử” … [10;737].

Tuy số lượng điển cố nói về đạo Nho không nhiều nhưng giá trị của nó lại không hề nhỏ

Nguyễn Trãi thường dẫn điển về các học trò của Khổng, sân Trình. Đây là lối thể hiện gián tiếp quan điểm đề cao Nho giáo. Cũng có khi tác giả phát ngôn trực tiếp :

Đời dùng, người có tài Y, Phó Nhà ngặt, ta bền đạo Khổng, Nhan

(Bảo kính cảnh giới 33)

Khổng, Nhan (Khổng Tử và Nhan Uyên) là hai thầy trò. Khổng Tử là người sáng lập học thuyết Nho giáo, Nhan Uyên là người kế tục xuất sắc học thuyết này. Đạo Khổng, Nhan chính là đạo Nho.

Chớ còn chủng chẳng, chớ cồn cồn Lòng hãy cho bền đạo Khổng Môn

(Tự thán 41) Nguyễn Trãi nêu lên trách nhiệm của kẻ tư văn :

Mấy kẻ tư văn sinh đất Việt Đạo này nối nắm để cho dài

(Tự thán 22)

Tư văn là chữ lấy từ câu : Văn Vương ký một, văn bất tại tư hồ ? Thiên chi tương táng văn dã, hậu tử giả bất đắc dữ ư tư văn dã (vua Văn Vương đã mất, văn không ở đây sao ? Trời mà muốn làm cho mất văn ấy thì kẻ hậu sinh này đã không được tiếp thu văn ấy) trong sách Luận ngữ.

Khổng Tử cho mình là người đã tiếp thu được văn hoá nhà Chu. Vì vậy, văn dùng để chỉ đạo Nho, chỉ những người theo đạo Nho.

Những điển cố này giúp cho tác giả thể hiện tư tưởng của mình được tự nhiên hơn, uyển chuyển hơn, không bị xơ cứng trong mớ giáo lý học thuyết.

Ngoài ra, các điển cố trong Quốc âm thi tập còn chứa đựng nhiều nội dung phong phú khác

Khi nói về nỗi nhớ quê nhà, nhớ cảnh điền viên, Nguyễn Trãi dùng điển thuần lô :

Mừng cùng viên hạc quen lòng thắm Kẻo đã thuần lô bảo hẹn về

(Tự thán 39)

Thuần là rau thuần, là cá vược. Sách Tấn thư chép rằng: Trương Hàn làm quan ở Lạc Dương, khi gió thu đến nhớ vị canh rau thuần và chả cá vược ở quê mình, bèn từ quan về nhà.

Khi nói về sự may mắn, ngẫu nhiên, ông dùng điển hột cải, mũi kim : Rừng nho rộng, nán ngàn im

Hột cải tình cờ được mũi kim

(Bảo kính cảnh giới 23)

Hột cải mà dính với mũi kim là do tình cờ vì hột cải do hổ phách hút còn kim do đá nam châm hút. ném hạt cải trúng đầu mũi kim là điều không tưởng. Nói phận cải duyên kim là nói số phận xui khiến. Dùng điển kim - cải để chỉ sự may rủi ngẫu nhiên khiến cho câu thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh.

Khi nói cảnh nghèo khó Nguyễn Trãi dùng điển cố ngặt đến xương

dịch từ chữ cùng đáo cốt trong thơ của Đỗ Phủ:

Càng một ngày càng ngặt đến xương

ắt vì số mệnh, ắt văn chương (Tự thán 1)

Ngặt đến xương là nghèo khó thấu tận xương tuỷ. Điển cố này vừa có khả năng miêu tả cụ thể vừa có khả năng gợi liên tưởng sâu xa.

Tóm lại, nội dung có thể khác nhau, mục đích sử dụng có thể không giống nhau nhưng các điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đều có điểm chung là đạt tới tính nghệ thuật. Chúng thực sự trở thành những thành tố

nghệ thuật đặc sắc, mang đến cho mỗi bài thơ Nôm một màu sắc mới. Thế giới nghệ thuật trong Quốc âm thi có sự góp phần của thế giới nghệ thuật trong các điển cố. Tài năng của Nguyễn Trãi là đã biến những cái cũ thành những cái mới, giống như Tô Thức đời Tống đã nói: Dùng điển nên lấy cũ làm mới, dùng tục làm nhã.

Quốc âm thi tập được xem là thước đo để ta đo sự tiến hoá của văn hoá Việt Nam về mặt tâm lý dân tộc, tư tưởng quốc gia, tâm tình con người, về mặt ngôn mgữ của một thời xa xưa cách đây 5 thế kỉ, về mặt nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ [17]. Có thể thấy Nguyễn Trãi đã sử dụng triệt để và tối đa chất liệu ngôn ngữ của Việt Nam để viết nên những bài thơ mang đậm tâm hồn Việt Nam. Ngược lại, là con đẻ của một thời kỳ văn học, nó mang trong mình dấu ấn của một thời đại. Theo chúng tôi, một trong những biểu hiện rõ nhất của đặc thù văn chương trung đại trong tác phẩm của Nguyễn Trãi chính là hệ thống điển cố được sử dụng trong tập thơ.

Kết luận

Điển cố là báu vật của ngôn ngữ, là sự kết tinh từ trí tuệ, văn hoá của loài người. Nó là một hiện tượng mang tính thời đại. Văn chương ngày nay ít hoặc không dùng điển cố. So với văn học trung đại, đó không hẳn là sự tiến bộ hoàn toàn. Điển cố cũng có những mặt mạnh của nó. Sự thay đổi trong thi pháp là hệ quả của sự thay đổi trong tư duy thẩm mĩ của cả người sáng tác và người tiếp nhận.

Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học trung đại, yêu cầu bắt buộc đối với người tiếp nhận là phải nắm được đặc trưng thi pháp của nó, trong đó có điển cố và việc vận dụng điển cố vào sáng tác.

Là một tác phẩm thơ Nôm nhưng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài quy luật sáng tạo văn chương của thời trung đại. 243 điển cố được dùng là minh chứng cho dấu ấn của thời đại trên tác phẩm.

Nghiên cứu nghệ thuật sử dụng điển cố trong Quốc âm thi tập, chúng tôi không nhằm chỉ ra ảnh hưởng của văn liệu Hán trong thơ Nguyễn Trãi mà nhằm làm rõ hơn tài năng văn chương và con người của tác gia này. Sử dụng điển cố với mật độ tương đối lớn mà không làm mất đi tính dân tộc, tính nhân dân trong mỗi bài thơ, đó là thành công rất lớn của tác giả.

Sử dụng thành công nguồn thi liệu Hán học vào một tác phẩm viết bằng tiếng nói của dân tộc, Nguyễn Trãi đã thể hiện tình yêu với tiếng mẹ đẻ, thể hiện ý thức tự chủ và một tâm hồn phóng khoáng, sẵn sàng đón nhận những giá trị văn hoá bên ngoài để làm giàu cho những giá trị văn hoá của cộng đồng.

Điển cố chỉ là một phần trong nghệ thuật của Quốc âm thi tập. Quốc âm thi tập chỉ là một phần trong di sản văn học của Nguyễn Trãi. Văn học cũng chỉ là một phần trong sự nghiệp của ông. Nghiên cứu một mảng nhỏ trong sự nghiệp văn chương của ức Trai, người viết muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát triển những giá trị trong di sản văn học của ông.

Trong bài ―Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc‖, cố thủ tướng Phạm Văn Đống có viết : Nguyễn Trãi không sợ thời gian, Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của ngời Việt Nam ta. Và chúng ta còn phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta.

Chúng ta nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài mục đích mà thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ ra.

Viết về Nguyễn Trãi, Xuân Diệu có những lời cảm thông sâu sắc :

Các bạn ơi! hơn năm mươi thế kỉ rồi thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ… Trong thơ Việt Nam, vời vợi cái lo âu điển hình của Nguyễn Trãi … Tóc bạc trên đầu, hoà lẫn với đêm khuya không ngủ, thơ Nguyễn Trãi thao thức nỗi niềm gì … Người thi sĩ trước năm trăm năm đốt tâm hồn cháy vòi vọi ở giữa đất trời … Khắc khoải như con cuốc suốt đời, cho dẫu chết rồi, lòng ưu ái của ông vẫn cứ còn cháy ran trên trang thơ, trong lịch sử.

Chúng ta học về Nguyễn Trãi để thấu hiểu, cảm thông và càng ngưỡng mộ hơn con người vĩ đại ấy.

Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, do người viết còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Các số liệu thống kê và phân loại điển cố mới chỉ là kết quả bước đầu. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để đề tài này được

hoàn thiện và phát huy được tính thiết thực của nó trong nghiên cứu và giảng dạy văn học.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)